23/05/2018, 15:24

Tạo nguồn thức ăn nuôi lươn

Thức ăn nuôi lươn chủ yếu là đạm động vật, nhưng nhờ chúng ăn tạp nên nguồn thức ăn đó vừa dễ kiếm lại vừa rẻ tiền. Tuy vậy, điều này chỉ đúng tại một số vùng được thiên nhiên ưu đãi, như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sống Cửu Long chẳng hạn. Nơi đây được mệnh danh là vựa cá tôm thiên nhiên dồi ...

Thức ăn nuôi lươn chủ yếu là đạm động vật, nhưng nhờ chúng ăn tạp nên nguồn thức ăn đó vừa dễ kiếm lại vừa rẻ tiền.

Tuy vậy, điều này chỉ đúng tại một số vùng được thiên nhiên ưu đãi, như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sống Cửu Long chẳng hạn. Nơi đây được mệnh danh là vựa cá tôm thiên nhiên dồi dào nên thức ăn nuôi lươn lúc nào cũng sẵn lại rẻ. Còn nhiều vùng khác muôn có nguồn thức ăn dồi dào để nuôi lươn cần phải tạo ra dưới nhiều hình thức mới có được. Chẳng hạn, tự khai thác nguồn thức ăn có sẵn ngoài thiên nhiên như vớt lăng quăng, các loại côn trùng, như tận dụng thu mua cá tạp, nhộng tằm, phế phẩm các lò mổ, phế phẩm từ các xí nghiệp chế biến hải sản, cám tấm gạo, bắp, khoai, đậu, như nuôi trùn, nuôi giòi, cá rô phi…

Thức ăn nuôi lươn

Càng chủ động được nguồn thức ăn dồi dào thì việc nuôi lươn càng mang lại kết quả tốt đẹp.

Khai thác nguồn thức ăn có sẵn ngoài thiên nhiên

Nguồn thức ăn có sẵn ngoài thiên nhiên để nuôi lươn chắc chắn vùng nào cũng có, có điều số lượng ít hay nhiều mà thôi. Cũng có loại vùng này thừa mứa nhưng vùng khác lại quá ít hoặc không có. Có điều may, lươn là giống ăn tạp, vì vậy ta nên tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để nuôi chúng, vừa sẵn vừa rẻ thật tiện lợi mọi bề:

Vớt lăng quăng: Còn gọi là cung quăng, hay bọ gậy, là ấu trùng của nhiều loài muỗi, trong đó có hai loài thường gặp nhất là Aedes và Culex sống tập trung nơi dân cư dông đúc để hút máu người và động vật để sống. Chúng sống nhiều và đẻ trứng trong lu vại chứa nước ngọt, hoặc ở những ao hồ mương rãnh có nước tù đọng, có nhiều chất hữu cơ…

Lăng quăng nổi trên mặt nước thành từng về lớn hàng trăm, hàng ngàn con, khi bị động chúng nhất loạt lặn sâu xuống đáy, vì vậy, phải dùng vợt chao ngang một cái mới vớt được số nhiều. Sau đó, chờ chúng nổi lên lại vớt tiếp. Đây là thức ăn dùng nuôi lươn con, gần như có sẵn quanh năm, có điều mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.

Vớt bo bo: Bo bo còn gọi là “con đỏ” sinh sống rất nhiều tại khắp ao hồ, mương rãnh, thường nổi lên thành về dày đặc màu đỏ hay xanh vào mỗi sáng sớm. Con vật này có kích thước rất nhỏ, mắt thường có thể không trông thấy chúng, vì 100 ngàn con mới cân nặng được 100gr.

Bo bo là thức ăn bổ dưỡng của lươn con, lươn bột, nó sinh sản quanh năm. Vào mùa nắng bo bo sinh sản hữu tính, đực cái giao phối với nhau, và trong mùa mưa, lại sinh sản vô tính, con cái tự chửa và đẻ không cần có sự phối giống của con đực. Giống này sinh sản cực nhanh.

Ta có thể nuôi bo bo để làm thức ăn nuôi lươn con bằng cách vớt một ít con giống về nuôi trong lu vại, thức ăn có thể là chuôi chín hoặc tròng đỏ trứng gà, nhưng chỉ cần một mẩu nhỏ bằng lóng tay út là đủ nuôi chúng được vài tuần. Hễ thấy chúng sinh sản với bầy đàn đông đảo thì hàng ngày vớt dần ra cho lươn ăn.

Cá bảy màu: Cá bảy màu (Poecilia Recticulata) sống rất nhiều ở các sống rạch, ao hồ ở nhiều tỉnh thành phía Nam. Chúng kiếm ăn gần bờ từng đàn lớn hàng trăm hàng ngàn con và rất dạn người. Ta có thể dùng vợt bằng vải mùng vớt được một cách dễ dàng. Đây là thức ăn nuôi lươn rất tốt. Giống cá này sinh sản rất nhanh, thức ăn của nó là các loại động vật phù du và các loại thủy thực vật như các loại rong tảo. Nó cũng ăn trứng cá và các loại cá con, nòng nọc…

Cá bảy màu được tìm thấy từ giữa thế kỷ thứ 19 và du nhập vào nước ta từ năm 1970. Bước đầu, nó được đánh giá là loài cá kiểng nhỏ, nhưng sau vi sinh sản quá nhanh nên được thả ra sống rạch để tiêu diệt lăng quăng giúp bài trừ bệnh sôt rét. Ngày nay, thế giới đã cảnh báo cho đây là loại cá nguy hiểm nhất hành tinh, lý do là chúng đã ăn sạch các loài thủy thực vật và động vật khiến các loài cá đồng khác không đủ thức ăn để sinh sôi nảy nở. Vì vậy, chúng ta nên bỏ thói quen nuôi cá bảy màu như trước đây.

Bắt rẹm: Rẹm thuộc lớp giáp xác (Crustacea) ngành chân khớp (Arthropoda) hình thù giống như con cua đồng, nhưng nhỏ hơn. Chúng ăn động vật như tôm cá và tranh giành cả thức ăn nhân tạo với tôm cá nuôi trong ao hồ. Hiện nay, nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó nặng nhất là Cà Mau, Kiên Giang đang có “dịch” rẹm hoành hành khiến các ao hồ nuôi tôm cá bị thiệt hại nặng.

Rẹm cũng như cua, ốc là nguồn thức ăn dể nuôi gia súc, gia cầm và cả nuôi lươn. Bắt rẹm bằng cách vó, câu, lưới, đặt lờ… và nên tận dụng nguồn thức ăn này để nuôi lươn vì dễ bắt mà mua giá cũng rất rẻ: từ 500 đồng đến 1000 đồng một ký mà thôi.

Bắt ốc bươu vàng: ốc bươu vàng như quí vị đã biết hiện nay cũng là một thứ dịch hại cho cây lúa ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sống Cửu Long. Giống ốc này sinh sản rất nhanh trong các ruộng, ao hồ, kênh rạch… Trước đây, loại ốc này nuôi tại Philippines dùng làm thực phẩm vì ăn ngon, nhưng sau đó do chúng sinh sôi nảy nở quá nhiều lại làm hại lúa nên nước này đã và đang tìm cách tuyệt diệt chúng, ốc bươu vàng được du nhập vào nước ta chỉ mới mấy năm nay thôi, nhưng nay cũng dược coi là loài gây dịch hại cần phải gấp rút bài trừ. Đây là nguồn thức ăn động vật dành nuôi tôm cá nói chung và lươn nói riêng rất rẻ tiền. Nếu địa phương có loại ốc này ta dễ dàng bắt chúng. Cách bắt nhanh nhất và không tốn kém một chút sức lực mà kinh nghiệm của người trồng lúa ở Malaysia và Phi Luật Tân đã áp dụng là ban đêm (loại ốc này chỉ hoạt động về đêm) dùng xơ mít chín đặt vào ruộng hay ao mương có nhiều ốc bươu vàng sinh sống. Mùi thơm của xơ mít sẽ dụ ốc bươu vàng rủ nhau kéo đến bu kín đến hai ba lớp dày đặc.

Như vậy, với một miếng xơ mít to, trong một đêm ta có thể thu được ba bốn ký ốc để nuôi lươn.

Tất nhiên là còn nhiều cách khác để bắt loại ốc này. Chẳng hạn trong mùa không có xơ mít, ta thay thế bằng một bó bã mía, hay tháo cạn nước trong ruộng, trong ao để bắt ốc.

thuc an nuoi luon

Tận dụng thu mua nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương

Để giảm phần lớn chi phí cho thức ăn nuôi lươn không gi tốt hơn là tận dụng thu mua nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương mình. Ví dụ như nhộng tằm, cá tạp, các phế phẩm từ lò mổ heo, bò, gà vịt,… các loại nông sản như tấm cám, bắp, khoai, đậu… vừa sẵn có quanh năm, vừa rẻ tiền lại đỡ tốn công và chi phí chuyên chở.

Nuôi “mồi” làm thức ăn nuôi lươn:

Cũng nhằm mục đích giảm một phần chi phí thức ăn nuôi lươn, ta nên nuôi một số “mồi” để làm thức ăn nuôi lươn, nhờ đó ta mới chủ động được nguồn thức ăn, không phải lệ thuộc hết vào thị trường bên ngoài vốn khi có khi không và giá cả lại lên xuống thất thường.

Ngoài việc nuôi trùn, nuôi giòi, nuôi bo bo, ta nên nuôi nhiều loài

0