23/05/2018, 15:24

Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho lợn

Bình thường lợn nái đẻ dễ, do xương chậu rộng so với thai. Song, trường hợp đặc biệt phải phẫu thuật để cứu lợn mẹ, lợn con do đẻ khó. Trình tự các bước phẫu thuật: – Cố định lợn nái : Giữ lợn nằm về phía bên trái, tay trái người giữ lợn cầm chặt chân trái trước của lợn, tay phải cầm chặt ...

Bình thường lợn nái đẻ dễ, do xương chậu rộng so với thai. Song, trường hợp đặc biệt phải phẫu thuật để cứu lợn mẹ, lợn con do đẻ khó.

Trình tự các bước phẫu thuật:

Cố định lợn nái: Giữ lợn nằm về phía bên trái, tay trái người giữ lợn cầm chặt chân trái trước của lợn, tay phải cầm chặt chân trái sau, đầu gối tỳ mạnh lên sau tai lợn.

Chuẩn bị vùng mổ: cắt sạch lông và sát trùng kỹ vùng mô bằng còn iode 5%.

– Xác định vị trí mổ: thường mổ bên phải, vị trí được xác định theo 2 đường thẳng sau;

+ Một đường từ mõm hông kéo thẳng xuống.

+ Một đường nằm ngang song song với xương sống giữa mõm hông và khớp đùi chày.

+ Vết mổ cách giao điểm giữa hai đường thẳng trên từ 2 – 3cm về phía trước.

Gây tê: Dùng novocain 1% tiêm vào dưới da và cơ vách bụng từ 50 – 100ml.

lon nai kho de

Mổ: tại vị trí xác định trên, mổ một đường thẳng dài từ 15 – 20cm từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Tách các lớp cơ thành bụng, cắt đứt phúc mạc. Cho tay vào xoang bụng lôi sừng tử cung ra gần miệng vết mổ. Chọn nơi có ít mạch máu nhất trên sừng tử cung ta mổ một đường dài 10 – 15cm dọc theo sừng tử cung. Qua vết mổ sừng tử cung cho tay vào xé rách nhau thai để lấy con ra. Sau khi lấy hết con thì nhau thai sẽ được tống ra hết, hoặc có thể vừa lấy con ra vừa bóc nhau ra. Nếu không nuôi lợn mẹ để sinh sản tiếp thì cắt 2 buồng trứng để nuôi vỗ béo. Cho kháng sinh vào xoang tử cung rồi khâu lại. Dùng thuốc sát trùng rửa sạch xoang bụng. Cho thuốc kháng sinh vào xoang bụng, khâu phúc mạc lại, cho bôi Sulfamid, Furazolidon vào vết mổ, khâu da lại.

– Hộ lý chăm sóc:

+ Tiêm kháng sinh trong 3 – 5 ngày sau khi mổ.

+ Tiêm từ 5 – 10 đơn vị oxytoxin để tử cung chóng hồi phục.

0