Phòng chữa bệnh cho chim cảnh
Công việc phòng chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở nước ta, vẫn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản. Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên ...
Công việc phòng chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở nước ta, vẫn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản.
Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì hạn chế thông tin.
Ngay cả ra cửa hàng thuốc thú y, hoặc các cơ sỏ thú y cũng chỉ có thể tìm được một số loại thuốc thông dụng dạng kháng sinh bao vây nhiều loại bệnh dành cho gia súc, gia cầm, chứ gần như không tìm được những liều thuốc đặc trị cho những bệnh mang tính đặc trưng của một số loài chim cảnh.
Việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc chữa và phòng bệnh cho chim là rất cần thiết. Nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh là: chim cu gáy
Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh.
Bao gồm:
+ Các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một sổ bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim cảnh.
+ Các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như , bạch hầu cũng có thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này.
+ Các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh.
Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được sử dụng.
Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng cụ thú y cần thiết như ông kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thòi, tránh lây lan ra cả đàn chim nuôi.
– Trong quá trình phòng chữa bệnh cho chim cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
+ Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính phòng ngừa, cần xem xét kĩ các tính năng của thuôc để ứng dụng phù hợp, chữa đúng bệnh.
+ Rất cần lưu ý đến thể trọng của chim cảnh để từ đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều chim không những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.
+ Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt.
+ Khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan.
Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uổng cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưỏi ấm riêng cho chim.
Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu vực nuôi chung nhiều chim khác.
+ Các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan.
Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh, ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lây bệnh.
Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng.
+ Hậu quả của thức ăn, nước uông bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa.
Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp
Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa.
Cùng với việc phát hiện và chữa bệnh, cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uông, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử trùng nơi nuôi chim một cách hợp lí
– Dấu hiệu chim bị bệnh:
Các dấu hiệu thay đổi ở vẻ bề ngoài hoặc tư thế:
+ Nằm co lại
+ Đậu thấp trên cành cây
+ Đậu dưới đáy lồng
+ Nằm gục đầu vào một phía của lồng thay vì đậu trên cành
+ Đầu rúc dưới cánh
+ Xù lông (cả trước và sau)
+ Yếu ớt
+ Mất thăng bằng, đứng loạng choạng, hoặc bị ngã khỏi cành cây
+ Bị sưng hoặc có những cục u ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể
+ Bứt lông hoặc làm đau cơ thể của chính nó
+ Run rẩy
+ Không rỉa lông, chải chuốt cho mình
+ Bị những con khác quấy rối
+ Mắt mờ, trũng xuống, hoặc có màu dị thường
+ Đi vòng tròn
+ Chim hoặc phân chim có mùi lạ
+ Cánh rũ xuống hoặc giương cao
Những thay đổi trong hoạt động hoặc dáng điệu:
+ Mất tính linh động
+ Ít kêu, hót hoặc tiếng kêu và tiếng hót thay đổi
+ Cánh rũ xuống
+ Bớt rỉa lông
+ Kéo hoặc mổ vào lông
+ Sữc khỏe suy sụp
+ Lên cơn tai biến
+ Ngủ nhiều hơn hoặc mắt luôn nhắm
+ Phản ứng kém đối với các kích thích
+ Thay đổi về tính khí, chẳng hạn: ngoan ngoãn hơn, hay bướng bỉnh hơn…
+ Biểu hiện những hành vi như chim non: cứ đòi ăn mãi.
Những thay đổi bề ngoài của đầu:
+ Chất dịch tiết ra quanh mắt hoặc lỗ mũi
+ Mắt lác hoặc mắt khép một nửa
+ Mỏ lớn quá khổ hoặc dễ bị bong thành từng mảng.
+ Mỏ đen bóng ở vẹt mào (triệu chứng của bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn psittacine)
+ Bệnh mất cân đối (một bên đầu trông có vẻ bị sưng hoặc nhỏ hơn so với bên kia), mắt hoe đỏ hoặc mất đi phần lông quanh mắt
+ Mỏ đổi màu
+ Đầu hơi co giật
Những thay đổi ở lông:
+ Lông xù hoặc tưa
+ Rụng lông, lông dị dạng, hoặc lông bị gãy
+ Phần lông trên đầu, quanh lỗ hậu môn, hoặc những vùng khác trên cơ thể bị ướt, biến màu, hoặc xù.
+ Lông có màu xám xịt
+ Có những đốm lông rụng hoặc trụi
+ Màu sắc lông không bình thường
Những thay đổi ở chân:
+ Chân khập khiễng
+ Bàn chân dễ bị tróc da, khô cứng, hoặc bị biến màu
+ Móng chân phát triển không bình thường
+ Chân hoặc khớp sưng
Những thay đổi về hô hấp:
+ Chim khó thở
+ Mỏ chim há ra khi thỏ
+ Đuôi chim lắc lư khi thở
+ Chim hắt hơi
+ Có chất bài tiết chảy hoặc đóng lớp quanh lỗ mũi chim
+ Chim thở khò khè
+ Không chịu nổi các bài tập (thổ nặng nhọc sau mỗi bài tập hoặc không thể tập)
+ Âm thanh giọng hót của chim thay đổi
Thay đổi trong ăn/uống/tiêu hóa:
+ Tăng hoặc giảm sự thèm ăn
+ Tăng hoặc giảm uống
+ Nôn mửa hoặc ợ ra
+ Gắng sức đẩy trứng
+ Tiêu chảy
+ Diều sưng
+ Giảm cân (sử dụng cân để biết trọng lượng của chim giảm)
+ Bài tiết từ miệng
+ Không thể đưa thức ăn lên miệng hoặc làm điều đó một cách vụng về
+ Lỗ hậu môn lồi ra
Bị thương:
+ Bị bỏng
+ Bị thương do bị cắn/mổ
+ Bị thương do bị va đập vào cửa sổ hoặc các vật khác khi đang bay
+ Chảy máu
– Chăm sóc cho chim bị bệnh:
+ Cung Cấp nhiệt
Chim cần được sưởi ấm (khoảng 30 – 35 độ C). Một bình nước nóng hoặc một thanh nhiệt có thể là những dạng cung cấp nhiệt năng tốt nhất cho chim. Không nên sử dụng quạt nhiệt hoặc bóng đèn.
+ Cung cấp các loại hạt đã được tiệt trùng và loại bỏ tất cả các loại thực phẩm khác
Thức ăn kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất ở chim cảnh. Khi phát hiện thấy triệu chứng nhiễm bệnh đầu tiên ở chim, cần loại bỏ tất cả các loại thức ăn khỏi lồng chim, bao gồm các loại hạt, hạt kê, hạt yến mạch hoặc hạt cát, và các loại hoa quả. Hạt yến mạch và các chất khoáng cần được loại bỏ cho tới khi chim hoàn toàn bình phục vì những con chim bị ôm thường sẽ ăn nhiều hạt yến mạch và bị bệnh do vấn đề mắc nghẹn.
+ Rửa sạch lồng và khử trùng bằng dụng cụ rửa lồng. Giữ cho số lượng vi khuẩn trong lồng và trong hộp chứa nước cho chim uống ở mức độ thấp nhất là một công việc quan trọng trong bất cứ thời gian nào và nó đặc biệt quan trọng khi sức khỏe của chim không tốt.
Dụng cụ rửa lồng sẽ giúp rửa sạch lồng cho chim bệnh và bạn cần thực hiện công việc này thường xuyên hàng tuần như là một phần trong chu trình làm vệ sinh cho chim.
+ Cung cấp lượng thuốc phù hợp qua đường miệng
Chim sẻ, , chim và một số loại vẹt có thể uống đủ lượng nước để đảm bảo chúng dùng đủ liều thuốc mỗi ngày, tuy nhiên những loại vẹt nhỏ thường không uống đủ lượng nước có pha thuốc để thuốc có thể phát huy tác dụng. Do đó, tốt nhất ta nên cung cấp thuốc chữa trị cho chim bằng phương pháp tiêm, dùng xilanh bơm thuốc trực tiếp vào diều, nhỏ thuốc vào mũi hoặc dùng ống nhỏ giọt để đưa thuốc qua miệng chim.