23/05/2018, 15:24

Quy trình nuôi dưỡng lợn con cai sữa sớm

Ảnh hưởng của tiểu khí hậu đối với lợn con Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường. Khi sinh ra, 20 phút đầu thân nhiệt lợn con hạ rất nhanh giảm 2 – 3°C. Lợn con có khối lượng dưới 0,500kg không đủ ...

Ảnh hưởng của tiểu khí hậu đối với lợn con

Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường.

Khi sinh ra, 20 phút đầu thân nhiệt lợn con hạ rất nhanh giảm 2 – 3°C. Lợn con có khối lượng dưới 0,500kg không đủ duy trì thân nhiệt bình thường.

Do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, thân nhiệt lợn con hạ từ 38,6°C xuống 37,7°C.

Nếu đẻ từ 5 – 16 giờ không được bú sữa, thân nhiệt hạ xuống 36,9°C lợn con ở trạng thái hôn mê và dễ chết. Sự thay đổi thân nhiệt lợn con với nhiệt độ bên ngoàiSự thay đổi thân nhiệt lợn con với nhiệt độ bên ngoài

Nếu nhiệt độ bên ngoài dưới 12°C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt lợn con chưa nâng được 38°C thì sẽ chết.

Vì vậy, phải có ổ ấm cho lợn sơ sinh, để lợn con nhanh trở lại nhiệt độ cơ thể bình thường. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm tăng bức xạ nhiệt của cơ thể lợn con, toả nhiệt nhiều, tốn năng lượng. Chuồng ấm áp, nhiều rơm độn, đốt sưởi ban đêm là biện pháp cần thiết để nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

Quá trình bú và cho bú

Nuôi lợn nái ngoại, phấn đấu để lợn đẻ sơ sinh bình quân 1 con từ 1,3 – 1,5 kg, thải những lợn con dưới 800g. Lợn nái nội, bình quân cỡ sơ sinh 500 – 600g, loại những con dưới 400g.

Tuần đầu sơ sinh, lợn con bú 20 – 24 lần/ngày. Tuyệt đối không hạn chế số lần cho bú của lợn con. Do xương chậu lợn nái hẹp, sữa dự trữ ít, nên lợn con phải bú nhiều lần để đáp ứng sự tăng trọng trong tuần đầu.

Sau tuần đầu số lần bú 15 – 20 lần/ngày; sau đó ảnh hưởng của thức ăn có chất lượng phù hợp, ngon miệng sẽ giảm dần số lần bú.

Khi cho bú, lợn nái nằm xuống và gọi con lại. Thời gian cho sữa khoảng 40 – 50 giây, mỗi lợn con bú được 30 – 40ml sữa. Với lợn nái đẻ nhiều con, phải nuôi ghép vào nái đẻ ít dưới 1 ngày tuổi. Nếu ghép vào mái đẻ sớm hơn, lợn con sẽ không nhận đủ những khoáng cần thiết từ sữa mẹ.

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con ở các giai đoạn cai sữa sớm

Tuỳ theo thời gian cai sữa sớm mà đầu tư nuôi dưỡng chăm sóc cho đúng mức.

Nhiều nước công nghiệp đã hình thành thời điểm cai sữa và chăm sóc nuôi dưỡng như sau:

Nuôi nhân tạo: Lấy lợn con ra bằng phẫu thuật, 2 – 3 tuần đầu nuôi trong lồng ấp vô trùng cứ 4 – 5 con một lồng. Tuần thứ 3 nuôi trong cũi để ở môi trường vô trùng. Lợn con cho bú bằng thức ăn vô trùng thay sữa mẹ. Khả năng miễn dịch của chúng được hình thành chậm chạp, dễ mắc bệnh. Để ngăn chặn bệnh phải thực hiện rất nghiêm ngặt quy định thú y. Vì vậy, phải tăng chi phí đầu tư và bảo hiểm.

Lợn Cai sữa 10 – 14 ngày. Yêu cầu lợn con đạt khối lượng 3kg mới cai sữa. Bí quyết thành công là sử dụng thức ăn dễ tiêu hoá, chất lượng tốt gần tương đương sữa mẹ, đạt 22 – 24% đạm, 10 – 12% mỡ, 2% xơ, khoáng và vitamin vừa đủ. Cho ăn tự do đến khi đạt 7kg.

– Giai đoạn đầu (3 – 7kg) nuôi trong lồng tầng, nước uống 22°C, nhiệt độ chuồng 26 – 27°C, độ ẩm tương đối 50 – 60%.

– Giai đoạn hai (7 – 10kg) nuôi trong chuồng một hoặc hai tầng. Một cũi nuôi 8 – 10 con. Nhiệt độ chuồng 24°c, độ ẩm 60 – 70%, nước uống mát 20°c. Sử dụng thức ăn giàu đạm, vi lượng, sinh tố. Khi thay đổi thức ăn phải tiến hành dần dần.

– Giai đoạn chuyển tiếp 4 – 6 ngày. Khi đưa vào cũi, chọn những con có khối lượng bằng nhau. Giữa lợn con cũng có sự phân chia ngôi thứ, nên chúng cắn xé lẫn nhau, gây thương tích, thường mất 3 ngày, sau đó không đánh nhau nữa.

Vì cai sữa sớm nên lợn con vẫn còn phản xạ bú. Vì vậy lợn con hay bú đuôi, cắn đuôi. Do đó, ở nhiều nước khi chọn lợn con 7 ngày tuổi cùng với việc thiến lợn đực, người ta cắt đuôi luôn.

Cai sữa 21 – 14 ngày: Ở Hungary có một số trại chuyên nuôi lợn cai sữa 3 tuần với khối lượng 5 – 6kg một con. Như trên đã nêu, sau khi đẻ 3 – 4 tuần tuổi, hiện tượng thiếu HCI coi như hiện tượng sinh lý. Cần lưu ý, vi khuẩn lacto trong dạ dày, ruột phải nhiều hơn vi khuẩn Coli.

Cai sữa trước 21 ngày không lợi về trạng thái dạ con, vì 21 ngày mới trở lại bình thường. Động hớn sau khi cai sữa có thể là động hơn giả, thụ tinh sẽ không đậu.

Tập quán cho lợn con ăn từ ngày thứ 7 – 8 bằng thức ăn sau cai sữa để lợn quen dần. Sau cai sữa nuôi lợn con ở chuồng tầng.

cham soc lon con cai sua som

Cai sữa 28 – 35 ngày: Ở hầu hết các nước, các trại áp dụng khi lợn con 8-10 ngày tuổi đã cho lợn ăn sớm bằng thức ăn sau cai sữa, uống nước qua vòi có nhiệt độ 18 – 20°c. Khi cai sữa lưu ý đường ruột vì tác động của môi trường phá vỡ sự cân bằng của khuẩn đường ruột, lợn con dễ bị ốm. Để giữ thế cân bằng, cần thực hiện:

– Đến thời điểm cai sữa lợn con đã tiêu thụ thức ăn thích hợp 120 – 150g/ngày.

– Lợn con tiếp tục ăn thức ăn vài ngày sau cai sữa.

– Nước uống: đủ, sạch, chất lượng tốt. Ở chuồng ấm hoặc được sưởi ấm, tuần trước và sau cai sữa không có gì thay đổi.

Tiêm phòng và thiến hoạn không cản trở sự phát triển của chúng.

Cai sữa 42 – 49 ngày tuổi: Áp dụng ở các trại nuôi kiểu cũ và ở các gia đình. Lợn con nuôi với lợn mẹ đến 42 – 49 ngày. Lợn con tập ăn từ 10 – 12 ngày tuổi. Cai sữa xong ở lại chuồng đến khi đạt 23 – 25 kg thì xuất chuồng.

0