23/05/2018, 15:24

Phòng bệnh cho lươn và trị bệnh cho lươn

Như bài trước chúng tôi đã trình bày, các loài lươn, ếch do mới được nuôi trong thời gian chưa lâu, nên chúng ta chưa biết nhiều về tập tính sống của chúng, nhất là những chứng bệnh mà chúng gặp phải. Vì vậy, nuôi lươn, cách phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Phòng bệnh cho lươn thì chúng ta có ...

Như bài trước chúng tôi đã trình bày, các loài lươn, ếch do mới được nuôi trong thời gian chưa lâu, nên chúng ta chưa biết nhiều về tập tính sống của chúng, nhất là những chứng bệnh mà chúng gặp phải. Vì vậy, nuôi lươn, cách phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh.

Phòng bệnh cho lươn thì chúng ta có nhiều cách để ngừa, nhưng trị được bệnh thì quả là điều khó khăn, vì lẽ chúng ta không làm sao tiếp cận được với chúng khi chúng hễ thấy bóng người là đã lẩn tránh dưới bùn lầy. Do đó, khi phát hiện được con bệnh thì hầu hết bệnh đã quá nặng! Tai hại hơn, bệnh đã lây lan sang những con khỏe mạnh khác trong ao nuôi. Phòng và trị bệnh cho lươnPhòng và trị bệnh cho lươn

Mặt khác, hiện nay, cũng chưa có thuốc đặc trị cho một số bệnh của lươn, cho nên việc chữa lành bệnh cho chưng, thường là “phước chủ may thầy”. Nhiều người phải nảy ra “sáng kiến” dừng thuốc chữa trị cho cá để chữa bệnh cho lươn. May một điều là có một số ít bệnh của lươn cũng giống như bệnh của cá như một sổ bệnh nấm chẳng hạn.

Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin phép được nhắc lại, với lươn, chúng ta phòng bệnh cho chúng hơn là chờ vướng bệnh mới chữa.

Phòng bệnh cho lươn

Phòng bệnh cho lươn, trước hết phải phòng từ con giống, sau đó là môi trường sống và thức ăn của chúng.

Phòng bệnh từ con giống: Phải chọn lươn giống đạt những tiêu chuẩn sau đây: khỏe mạnh, không bị thương tật. Chỉ nuôi chung cỡ lươn có cùng kích thước với nhau.

Phòng bệnh từ môi trường sống: Ao hồ nuôi lươn phải hội đủ những điều kiện của môi trường sống tự nhiên bên ngoài của chúng như được che mát bên trên, có cây cỏ thủy sinh trên mặt ao để làm nơi trú ẩn kín đáo cho lươn. Đáy ao hồ có lớp sình đủ dày để lươn lưu trú. Nước trong ao nuôi phải sạch sẽ, không ô nhiễm, không tù đọng lâu ngày đến nỗi bốc mùi xú uế, thối tha. Và, không nuôi lươn với mật độ quá dày, tạo cơ hội cho chúng cắn mổ nhau, con mạnh hiếp con yếu (loài vật ăn thịt ít có con nào hiền, lươn cũng vậy).

Phòng bệnh từ thức ăn: Chúng ta chỉ biết thức ăn chủ yếu của lươn là động vật, và liệu chế độ ăn uống mà chúng ta đang áp dụng hiện nay để nuôi lươn đã đúng với tập tính của chúng chưa? Hay còn thiếu những chất cần thiết gì mà chúng ta chưa biết tới? Bài học về khẩu phần ăn dành cho , hiện nay còn làm cho những nhà nghiên cứu về giống chim này đang ngày đêm cố công tìm hiểu tiếp mặc dầu loài người đã thuần dưỡng chúng gần một thế kỷ rưỡi nay! Nhiều người thắc mắc không biết có phải do thức ăn không hợp với đà điểu nên chúng mới sinh sản kém? Bằng chứng cho thấy đà điểu hoang dã bên ngoài có tuổi dộng dục đến sớm hơn đà điểu nuôi chuồng. Rồi thay vì cứ ba ngày đẻ một trứng thì có con phải năm ngày mới chịu vô ổ một lần. Và tại sao đà điểu con trong ba tháng tuổi lại vướng nhiều bệnh tật, và tỷ lệ hao hớt quá lớn? Vậy, có phải chăng do thức ăn được cung cấp hàng ngày chưa phù hợp nên lươn mới vướng nhiều bệnh?

Rồi, đến vấn đề chăm sóc cho lươn nuôi, liệu lo như vậy đã hợp lý hay chưa?

Những thắc mắc vừa nêu hiện chưa có câu trả lời thỏa đáng, nhưng hi vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ biết rõ phương pháp phòng và trị bệnh cho lươn đầy đủ hơn.

Chữa bệnh cho lươn

Sau đây là một sổ ít bệnh thường gặp ở lươn:

Bệnh đóng dấu: Bệnh này chỉ xảy ra với lươn bị xây xát ngoài da hay bị thương tích trên mình do nhiều nguyên nhân như bị săn đuổi, cắn nhau, hay vận chuyển… Vi trùng sẽ theo các vết trầy xước đó xâm nhập vào để tác hại khiến các vết loét càng ngày càng to ra, sâu thêm. Khi bệnh trở nặng có con bị rụng đuôi.

Với lươn bị bệnh nhẹ, ta có thể dùng 1gr thuốc Chloramphenicol trộn vào 50kg thức ăn cho lươn ăn vài ngày, hi vọng bệnh sẽ bớt dần. Riêng những con bệnh nặng, thường bơi lội lờ đờ và ngóc đầu lên mặt nước thì chỉ còn cách vớt ra khỏi ao, đưa xa khỏi khu vực nuôi đào hố chôn bỏ.

Bệnh nấm thủy mi: Còn gọi là bệnh nấm nước. Bệnh này nhiều loài cá đồng cũng thường mắc phải. Bệnh do nấm kí sinh trên mình lươn con, lươn trưởng thành và cả trứng lươn nữa.

Về bệnh tích, ta thấy trên da lươn bệnh có những đốm trắng như bông, trong đó là những sợi nấm tua tủa bám chặt vào da lươn khiến lươn bị mất máu và suy kiệt sức lực dần rồi chết.

Khi phát giác những con bị bệnh nhẹ thì trị bằng cách ngâm nó vào nước có nồng độ muối 5 phần trăm trong 5 phút, hi vọng sẽ bớt.

0