09/06/2018, 22:29

Tại sao khi phóng ra, tia sét lại có hình cành cây ngược? - Câu hỏi hay

Trong các cơn dông, từ những đám mây đen lớn nằm gần đường chân trời, ta thường thấy các tia chớp vạch thành đường ngoằn ngoèo, có nhánh trông giống cành cây dốc ngược và phóng xuống mặt đất. Tại sao sét lại có hình dáng ngược như thế? ...

Trong các cơn dông, từ những đám mây đen lớn nằm gần đường chân trời, ta thường thấy các tia chớp vạch thành đường ngoằn ngoèo, có nhánh trông giống cành cây dốc ngược và phóng xuống mặt đất. Tại sao sét lại có hình dáng ngược như thế?

theo mình thình theo dạng rễ cây sẽ đúng hơn.
tia sét thường phóng đến những điểm có điện tích âm cao như khóm cây, quặng sắt, đỉnh thu lôi thậm chí là dây chuyền, lưỡi liềm, dụng cụ lao động bằng sắt, ... mà những điểm này phân bố không đồng đều chút nào. Giả dụ tia sét phóng đến 1 điểm có tích điện âm nào đó nhưng trên đường đi của nó lại phát hiện ra những điểm lân cận cũng có mật độ điện tích âm cao nên sẽ có 1 dòng tách biệt ra để đến đó, cứ thế (theo kiểu đệ quy) thì có hình dáng mà theo tôi nghỉ là giống rễ cây hơn là "cành cây ngược", vì nó cũng giống như cơ chế rễ cây tìm nguồn nước vậy :)
Đây không phải chuyên ngành của tôi nên có một vài thuật ngữ sẽ không đúng, nhưng ý đại khái là như vậy, bạn thông cảm :) - (Phan Dinh)

Chắc Thiên Lôi nghĩ : Phóng cây rễ chùm dễ trúng hơn. - (ta)

Gửi bạn Xuan Dung Le:
Theo mình hiểu thì thực chất sét là do điện tích âm từ dưới đất truyền vào không trung đến đám mây mang điện tích dương. Điện tích âm có ở mọi nơi dưới mặt đất, trải rộng ra , đám mây mang điện tích dương chỉ là một điểm tương đối so với mặt đất. Do đó điện tích âm hội tụ lại tại đám mây đó, tạo nên hình cành cây ngược. Không biết mình hiểu vậy có đúng không, mong các bạn cho ý kiến thêm. Thân chào. - (Ted Minh)

Khi tích điện do ma sát giữa các đám mây đủ lớn để phóng ra tia sét, thì sét sẽ phóng thẳng giữa hai điểm gần nhau nhất tích điện trái dấu mạnh nhất. Theo lý thuyết thì sẽ là một đường thẳng nhỏ nhất. Nhưng trên thực tế, trong cơn giông thì độ ẩm không khí rất khác nhau, xáo trộn mạnh, trên đường đi giữa hai đám mây này còn có các đám mây tích điện nhỏ hơn nữa. Do vậy tia sét không chỉ làm ion hóa theo chiều thẳng giữa hai đám mây mà còn hình thành các luồng ion xung quanh nó, những điểm xung quanh nó gặp các đám mây tích điện nhỏ nhưng đủ ngưỡng hình thành sét sẽ tách ra các "rễ" phụ, trên các "rễ phụ" này ngày càng yếu do mất điện thế do mất năng lượng sẽ hoặc tạo ra "rế con" hoặc bị tắt. Khi điểm phóng sét là vật nhọn điện tích sẽ tập trung mạnh nhất, do vậy cột thu lôi là điểm phóng sét chủ động nên sẽ hình thành theo cơ chế trên nhưng là hình cây ngược, gốc ở cột thu lội. Còn phóng vào một khu vực nào đó cũng theo hình cây như giữa các đám mây. - (Anh Tuấn)

Đây là một vấn đề thuộc về chuyên ngành nên khá là khó hiểu. Nhân đây tôi giải thích để nhiều bạn rõ hơn. Thực ra đa số các bạn đều nhầm, sự phóng điện của sét đầu tiên là do điện tích âm của đám mây phóng xuống mặt đấtt có điện tích dương chứ không phải ngược lại như đa số các bạn nghĩ. Sau đó quá trình phóng điện sẽ xảy ra liên tục giữa đám mây với mặt đất và giữa các đám mây với nhau. Chính vì vậy ta thấy tia sét có hình dạng phân nhánh giống như cái cây (hay cái rễ gì đó) như ta thấy. - (nna)

Thực chất Sét là dòng điện một chiều có điểm khác biệt là Điện thế rất lớn, Dòng rất cao và xung sét khác xung của điện một chiều (xung sét cao hơn xung của dòng 1 chiều mà ta sử dụng hàng ngày). Theo nguyên lý thì khi phóng sét xuông đất thì các hạt mang điện tích dương chuyển động về phía các hạt mang điện tích âm, chỗ nào có mật độ điện tích âm dầy nhất, bề mặt chứa điện tích âm lớn thì dễ bị sét đánh xuống nhất. Trong quá trình phóng điện tích (sét đánh) sẽ có các dòng nhỏ hơn (mà bạn gọi nôm na là rễ cây hay nhánh cây) phóng ra bên ngoài là do môi trường xung quanh có mật độ các điện tích âm nhỏ hơn nên chúng hút các hạt mang điện tích dương trong dòng sét chính đánh xuống đất.
Nên theo thuật ngữ để nói đầy đủ thì một luồng sét bao gồm dòng sét (dòng sét chính) và tia sét (các nhánh con giống rễ cây).
Dựa vào nguyên lý này để người ta tạo ra các cột thu lôi chống sét cho các toà nhà, công trình...hệ thống chống sét bao gồm một cột thu lôi chính để hút các dòng sét chính và các thu lôi con bố trí xung quanh (khoảng cách từ 5-10m so với cột chính và thấp hơn cột chính) để hấp thu nốt các tia sét (hay còn gọi là các xung lan truyền) dẫn xuống đất (tiếp địa) - (Phuc)

ko phải, chắc là ngài thiên Lôi muốn: "thà giết lầm còn hơn bỏ sót"! - (thuongbui80)

Các tia chớp có dạng "Cây" bởi Cây là một dạng hình rất phổ biến trong tự nhiên và thậm chí cả xã hội. Hình ảnh của những dãy núi, lưu vực của những con sông, các giống, loài động, thực vật, gia phả của dòng họ, tổ chức của một chính phủ, một tập đoàn hay một tổ chức, doanh nghiệp,... đều có dạng Cây như vậy. Trong toán học gọi đó là mô hình Fractal (chiết hình, đệ quy) - hình ảnh của các bộ phận được sao chép theo cấu trúc của toàn thể hoặc bộ phận lớn hơn. Nó giống như một "thuật toán" đệ quy đặc biệt để thể hiện hình ảnh, kích cỡ và tính chất của mọi sự vật, hiện tượng. Hình ảnh tia sét dạng "cành cây ngoằn ngèo" cho chúng ta thấy bầu khí quyển quanh ta không hoàn toàn "đồng nhất", điều đó làm cho tia sét bị cản trở và phân tán trên đường đến mục tiêu muốn "đánh". Những "cành cây" sấm chớp mà bạn nhìn được đều có kích thước khổng lồ, có khi tới hàng trăm nghìn km đó!. Chắc có lẽ thiên nhiên thường sử dụng thuật toán Fractal - đệ quy khi "lập trình" để tạo ra những sự vật, hiện tượng đơn giản mà kỳ thú như vậy xung quanh chúng ta./.
HM - (Huy Minh)

Vì trình độ bắn của ông Thiên Lôi không giỏi nên phải bắn như thế thì cơ hội trúng đích nhiều hơn... - (Tuấn Anh)

vi dien tro cua khong khi phan bo ko deu nen dong dien chay theo nhung cho co dien tro thap ban a - (toan)

Không phải cành cây ngược, mà là rễ cây xuôi. Còn tia sét ngoằn ngoèo như rễ cây vì ngài Thiên Lôi muốn xác suất đánh trúng mục tiêu cao hơn. - (hong nhung)

Do áp suất ở mặt đất lớn hơn, vì càng lên cao áp suất càng giảm ( nghĩa là mật độ vật chất giảm), cho nên càng sát mặt đất môi trường dẫn điện dễ dàng hơn về mọi hướng. ko biết có phải vậy ko, nhờ cao nhân vào giải thích giùm. - (Dung)

đầu tiên tia sét phóng xuống đất là do hiện tượng phóng điện giữa cực dương Đám Mây và cực âm Trái Đất ( chắc bạn nào cũng biết ) - hình cành cây là do sét mọc từ đám mây ,mà các bạn biết đấy cây bao giờ cũng mọc từ gốc đến ngọn , cây sét cũng thế :) - (mm1ty_nguyenhai47)

Bạn thấy ngược vì bạn nhìn từ dưới đất lên, ngược lai bạn sẽ thấy thuận thôi. - (Ngọc Triết)

Khi sét đánh phóng ra tia lửa tại một điểm, hướng tới đầu cực bên kia bởi nhiều điểm vì vậy tia lửa bị phân chia thành nhiều nhánh. Còn tia như rễ cây chùm là do khi phóng vào không trung bị tác động bởi nhiều yếu tố nên đường đi không thẳng và tiếp tục bị phân chia nhánh phụ để tiến tới các nơi có điện cực, vì vậy tại sao các nhà cao tầng lại phải gắn cột thu lôi. Ông trời thật lắm chiêu - (phan ngoc huy)

thật ra là cành cây mọc theo hình tia sét ngược nha bạn - (Guriko)

Vì hình cái cây nó thân thương và gần gũi với thiên nhiên hơn nên người xem mới dễ cảm nhận hơn. Còn nó ngược với chúng ta vì từ trên ấy với họ thế là xuôi, cần đề xuất họ đánh ngược lại cho thuận mắt - (Hoàng Sơn)

Sấm sét là hệ quả 2 đám mây mang 2 điện tích trái dấu hoặc giữa đám mây và vùng đồi núi có điện tích trái dấu " Yêu " nhau hệ quả là 2 vùng ấy có hiệu ứng tia lửa lan toả vì bề mặt không gian tiếp xúc không đồng đều đúng không các ban ? - (nam)

Fractal là cách giải thích sát nhất về hình ảnh. - (andy)

Ko phải đâu! Theo em thì tại Thiên Lôi muốn tia sét mang tính nghệ thuật. chùm rễ cây sẽ làm nó đẹp, bắt mắt hơn - (Ku-Tí)

Thiên lôi bắn súng hoa cải:)) - (thang)

Câu hỏi: Quỹ đạo bay của các thiên thạch sau mỗi lần viếng thăm Trái đất có thay đổi dưới tác dụng của lực hấp dẫn? Xác suất đó tăng lên hay giảm đi? - (Tran Xuan Xanh)

Nhiệm vụ của Thiên Lôi là diệt trừ những kẻ mà Ngọc Hoàng Thượng đế cho là ác. Nhưng Thiên Lôi lại ham chơi quên cả nhiệm vụ chính của mình, chỉ khi nào Ngọc Hoàng nhắc nhở bằng cách cho mưa gió nổi lên Thiên Lôi mới nhớ tới nhiệm vụ của mình. Vì vậy mới vội vàng quăng búa xuống rồi hoá phép thành nhiều hướng để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đó mà. - (Dzư)

Tự nhiên nó thế - (Nga)

Theo tôi thì sấm sét là hiện tượng khi có một đám mây mang điện tích dương gặp đám mây mang điện tích âm sẽ tạo ra sấm sét, hình dạng mà chúng ta hay thấy vào mùa mưa đó giống cành cây,hay rể cây đó thực ra là tia lửa điện,hay còn gọi là hồ quang điện. Năng lượng mà sấm sét tạo ra tất lớn,đến hàng triệu,thậm chí hàng tỉ megawat. - (nguyên hung)

Rễ cây thế nào thì sét cũng vậy. Rễ cây đâm xuống đất tìm nx và khoáng chất thì sét cũng lao xuống mặt đất tìm điện tích trái dấu. - (Uy)

Rất đơn giản thôi các bạn, chúng ta phải xét đến hiện tượng vật lý 1 tí.
Tia sét là dòng electron
Ở Điện thế vô cùng lớn: 10tr -100tr V nên chùm e này phải phân tán đến tất cả những nơi mà nó nhô ra (kể cả các cục mây khác nhau, các dám khí dầy dặt ion+, những cục hơi nước...) tất cả các đối tượng nói chung trung hòa về điện hoặc là mang điện tích +
Bạn phải hiểu rằng tia sét ngoài bị đẩy bởi lực điện trường, bản thân các electron tự tìm đến đối tượng gần nhất để làm mục tiêu.
Nói 1 cách khác, chổ nào tiện lợi là tia sét phân tán, tia sét ít hay nhiều phụ thuộc vào khối lượng (hoặc là số mol) mục tiêu và khoảng cách tới mục tiêu - (Peter Tran)

Vì sao sấm sét chỉ sinh ra từ các đám mây khí hơi nước?
Vì sao trên miệng núi lửa đang phun trào khói bụi lại có sét? - (Tran Xuan Xanh)

Theo tôi nghĩ, khi sét đánh xuống mặt đất, các tia sét đó sẽ va chạm cực mạnh vào bầu khí quyển, làm cho các tia sét bị lệch đi, chuyển động theo nhiều hướng xuống mặt đất, tạo ra hình dạng như hình rễ cây mà các bạn đã nói - (hiếu)

Nhu nay goi la luoi troi long long - (jammer)

Thiên Lôi cũng giận cá chém thớt chứ bộ!!! - (Trung Dang Huy)

Do lực cản không khí nên nó bung ra giống rể cây vậy mà. - (thi)

không cho nó thoát - (duong hai)

Tia sét phát xuất từ một điểm, Khi xuống gần mặt đất hơn sẻ bi ground dẩn xuống, Mặt đất (ground) khá rộng nên tia diện chia ra thành 2,4, 8 v.v. nhiếu nhánh nhỏ tạo ra hình thể như rể cây. - (TOM)

Nói chung là điện tích ko bao giờ phân bố theo một dạng hình học nào hết mà phân bố khắp nơi. Do đó nó đi theo những đường khác nhau để giải phóng năng lượng. - (luxubu)

tia sét và cành cây, cái nào có trước? nếu tia sét có trước thì bạn phải hỏi là "tại sao cành cây có hình tia sét ngược?" - (hoaiansf)

0