09/06/2018, 22:43

Tại sao bề mặt nhẵn bóng lại mát? - Câu hỏi hay

Những vật có bề mặt nhẵn bóng như gạch men, đồ gỗ đã được đánh bóng, mặt kính, ống inox... trong điều kiện bình thường khi ta chạm vào sẽ có cảm giác mát mẻ hơn những vật có bề mặt nhám, không sáng bóng, vì sao? (Lê Hiền) ...

Những vật có bề mặt nhẵn bóng như gạch men, đồ gỗ đã được đánh bóng, mặt kính, ống inox... trong điều kiện bình thường khi ta chạm vào sẽ có cảm giác mát mẻ hơn những vật có bề mặt nhám, không sáng bóng, vì sao? (Lê Hiền)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Có những "bề mặt cong "dù không nhẵn bóng ,nhưng mềm mịn , được sờ vào thì "nóng" trong lòng và nhìn vào thì "mát" con mắt ! - (Cica Nokken)

Vì mức độ hấp thụ và truyền nhiệt của vật chất càng đặc càng cao, lên khi chạm tay vào bề mặt vật chất có mật độ dày đặc như bề mặt nhẵn, nghĩa là tiết diện tiếp xúc bề mặt lớn. Nên mức độ mất nhiệt trên bề mặt tiếp của bàn tay lên vật chất cao hơn bề mặt nhám, do vậy ta thấy mát hơn. - (Nguyen Duong)

theo mình nghĩ, có 2 trường hợp sau đây:
Thứ nhất: trong điều kiện môi trường tối và ko có nguồn nhiệt, thì mọi vật đều có nhiệt độ như nhau, chỉ có người mình là thường có nhiệt độ cao hơn môi trường. Và khi ta chạm vào chúng thì những vật có bề mặt nhẵn có diện tích tiếp xúc với da lớn hơn những vật nhám, khiến ta cảm thấy vật nhẵn mát hơn "một chút"
Thứ 2 (có lẽ là nguyên nhân chủ yếu) trong môi trường thường có những vật toả nhiệt (ánh sáng mặt trời, bóng đèn, v.v...) thì những vật có bề mặt nhẵn có khả năng phản xạ nhiệt cao hơn những vật nhám, còn những vật càng nhám thì càng hấp thụ nhiệt tốt hơn. Điều này dẫn đến những vật nhẵn có nhiệt độ thấp hơn những vật nhám, chưa kể một số vật liệu như kim loại có khả năng tản nhiệt rất tốt (chẳng hạn như khi có gió chúng sẽ nhanh chóng nguội đi nhiều) khiến chúng càng có nhiệt độ thấp hơn những vật khác.

Mình tưởng tượng ra vài điều như thế, mong các bạn góp ý thêm - (Phúc Gà)

Hèn chi mỗi khi tôi vuốt ve người phụ nữ nào có làn da láng mịn lại thấy mát!!!!:D - (Nghĩa 0003)

Theo tôi, các bề mặt nhẵn bóng thì diện tích tiếp xúc khi ta chạm vào lớn dẫn đến truyền nhiệt tốt hơn so vớn bề mặt không nhẵn bóng. Với các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể tại chỗ tiếp xúc thì ta sẽ cảm nhận được vật đó nóng hơn và ngược lại, so với vật có bề mặt không nhẵn bóng. - (Chia xa 101)

Một vật nhẵn và không nhẵn trong cùng môi trường đều có nhiệt độ như nhau, việc chúng ta chạm tay vào cảm nhận về nhiệt khác nhau là do diện tiếp xúc da tay với mặt nhẵn khác với không nhẵn dẫn đến cảm nhận về nhiệt độ khác nhau - (nghung1980kysu)

Bề mặt nhẵn co diện tiếp xúc nhiều hơn, dẫn nhiệt tốt hơn.. Còn cảm giác nóng hay lạnh lại phụ thuộc vào nhiệt độ của bề mặt đó. Một miếng sắt nhẵn để trong bóng râm tất nhiên sẽ cảm thấy mát hơn miếng sắt để ngoài trơi nắng! - (Nguyên dung)

Theo mình vấn đề là ở chỗ bề mặt nhẵn thì phản xả ánh sáng tốt hơn bề mặt nhám! Anh sang noi chung và anh sáng Mặt Trời nói riêng là nguồn nhiệt phổ biến nhất trong tự nhiên (vật phát nhiệt cũng có khả năng phát sáng). Mà ánh sáng lại mang lưỡng tính sóng-hạt với tính sóng nhiều hơn tính hat! Khi chiếu vào bề mặt nhám tính hạt sẽ đâm xuyên vào vật làm nóng các lớp vật chất phai trong vật, còn tính sóng sẽ chiếu rọi lên bề mặt vật làm nóng lớp vật chata ở bề mặt trước rồi mới đến lớp vật chất phía trong sau. Nếu bề mặt nhám thì khả năng phản xạ ánh sáng ko cao khiến cho phần lơn năng lượng của ánh sáng bị hâp thụ vào bề mặt vật cộng với phần năng lượng đa được đưa vào trong vật bởi tính đâm xuyên của ánh sáng, còn bề mặt nhẵn thì lại có khả năng pahnr xạ ánh sáng tốt hơn nên phần lớn năng lượng của ánh sáng sẽ bị phản xạ ra ngoài môi trường chỉ còn lại một phần nhỏ năng lượng đc hấp thụ vào bề mặt vật cộng với năng lượng đc đưa vao trong vật bởi tính đâm xuyên của ánh sáng. Qua phân tích trên ta thấy rằng vật có bề mặt nhám sẽ nhận dc nhiều năng lượng hơn so vói vật có bề mặt nhẵn và do đó vật có bề mặt nhẵn sẽ có nhiệt độ thấp hơn cho dù ở cùng một môi trường!
Trên đây là ý kiến cá nhân của mình! - (Khúc Nam)

1 khối Nước Đá xù xì và 1 tấm gạch Men nhẵn bóng đặt dưới nắng gắt 1 thời gian ta có cảm thấy mặt nhẵn nấy mát không nhỉ ? - (xuandung335)

Ở điều kiện bình thương thì nhiệt độ cơ thể con người cao hơn nhiệt độ của những vật như gỗ, gạch men và inox vv... Nhiệt độ thì có xu hướng truyền từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp, do đó khi một bộ phận nào đó của con người ta chạm vào những vật trên thì nhiệt độ ngay chỗ bộ phận đó sẽ truyền qua các vật kể trên, mà bề mặt càng nhẵn thì diện tích tiếp xúc càng lớn, diện tích tiếp xúc càng lớn thì nhiệt độ truyền qua càng lớn khi đó nhiệt độ của bộ phận chỗ mà tiếp xúc với các vật trên bị mất đi đáng kể, do đó ngay chỗ đó ta cảm thấy mát lạnh. - (Man)

cùng 1 loại vật chất. Nếu bề mặt nào nhẵn bóng thì phản xạ ánh sáng tốt hơn, nghĩa là ít hấp thụ nhiệt hơn bề mặt nhám, nghĩa là không nóng hơn. giải thích đơn giản là vậy - (vinhaudiojapan)

Bề mặt càn nhẵn (ko có ma sát), thì khả năng hấp thụ nhiệt và truyền nhiệt càng cao, khi tay bạn có mức nhiệt cao hơn bề mặt bạn tiếp xúc thì nhiệt độ từ tay chuyền sang vật càng nhanh nên cảm giác tay rất mát do mất nhiệt nhanh, ngược lại nếu nhiệt độ tay bạn thấp hơn vật bạn sờ vào thì bạn sẽ cảm thấy tay rất nóng do nhiệt từ vật được sờ và truyền sang tay bạn rất nhanh, do bề mặt tiếp xúc nhẵn. - (Duy Hưng)

Bề mặt càng nhẵn và bóng thì sự hấp thụ tia tử ngoại càng kém nên mát hơn so với về mặt gồ ghề sẫm màu. Lý thuyết hấp thụ nhiệt của lớp 8 (sự bức xạ nhiệt) - (asd)

Tùy vào điều kiện môi trường. Câu hỏi không chính xác và thiếu tính tổng quát nên khó trả lời.
Khi vật có nhiệt độ thấp hơn 37 độ. Bề mặt nhẵn tiếp xúc với diện tích nhiều hơn. Nhiệt từ cơ thể truyền sang vật có bề mặt nhẵn nhiều hơn ( đk : vật mặt nhẵn và mặt ráp cùng chất liệu nhé)
Khi vật có nhiệt độ cao hơn 37 độ C thì cảm giác của bạn ngược lại nhé. - (dudu)

khi bề mặt nhẵn bóng thì sẽ giảm thiểu sự ma sát của các vật chất trong môi trường tự nhiên ,bởi vậy bề mặt sẽ mát hơn với các vật có bề mặt xù xì - (vanngan)

theo mình thì do nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể. bề mặt bóng có tiếp xúc với da lớn hơn lên ta cảm thấy mát . còn gồ ghề diện tích bề mặt lớn nhưng không liên quan ( chúng ta quan tâm tới diện tích tiếp xúc với da )...... mình đã kiểm chứng trên bề mặt gồ ghề khi sờ tay vào tường để cả bàn úp vào 1 s và 3 s dể biết đc diều này . còn đối với vật nóng hơn sẽ ngược lại .. - (văn báu)

Việc chúng ta cảm thấy mát là do da người đã truyền vào vật thể ta chạm vào một lượng nhiệt nhất định, lượng nhiệt đó càng nhiều thì ta càng thấy mát. Khi nhiệt độ môi trường là cố định thì lượng nhiệt truyền đi này phụ thuộc vào 2 yếu tố là độ dẫn nhiệt của vật thể và diện tích bề mặt tiếp xúc. Các vật thể làm bằng kim loại như sắt, thép, inox... là các chất có độ dẫn nhiệt cao nên chúng ta thấy mát. Hơn nữa khi các bề mặt nhẵn thì diện tích tiếp xúc nhiều hơn là các bề mặt thô ráp vì thế khi chúng ta sờ vào cảm thấy mát hơn. - (Vinh Nguyen)

Có 2 trường hợp ở đây
+ Trường hợp 1: Vật đó có nhiệt độ thấp hơn tay bạn.
Trong cùng một điều kiện môi trường, cùng chất liệu thì những vật nhẵn sẽ có nhiều điểm (nhiều phân tử) tiếp xúc với tay bạn hơn do đó trong cùng một đơn vị thời gian nó sẽ hấp thụ được một lượng nhiệt lớn hơn từ tay bạn so với vật có bề mặt xù xì
+ Trường hợp còn lại là nhiệt độ của vật đó lớn hơn tay bạn thì đương nhiên khi bạn chạm tay vào sẽ cảm thấy nóng hơn rồi do nó sẽ truyền sang tay bạn một lượng nhiệt lớn hơn trong cùng 1 đơn vị thời gian
+ Ở đây bạn nêu trong ĐK thường là trong nhà, bóng mát nên những vật này thường có nhiệt độ thấp hơn tay bạn nên mới xảy ra cảm giác mát hơn, nếu trời mùa hè bạn để mấy cái đó ra ngoài sân là biết trường hợp ngược lại ngay ah. - (Thetruongbds)

phản xạ ánh sáng và ít hấp thu nhiệt độ của môi trường - (nhuttan171090)

Theo mình thì thứ 1, vật nhẵn có mật độ tiếp xúc với tay nhiều hơn nên hấp thụ nhiệt từ tay nhanh hơn. Thứ 2, cảm giác nóng lạnh là do bề mặt tiếp xúc truyền đến dây thần kinh ở đầu ngón tay (hay da nói chung). Cho nên khi chạm vào vật có nhiệt thấp hơn môi trường(nhiệt này sẽ thấp hơn nhiệt hiện tại nơi đầu ngón tay tiếp xúc), một lượng nhiệt sẽ truyền qua vật và cân bằng với nhiệt tại đầu ngón tay. Do truyền nhiều hơn trong trường hợp vật láng nên nhiệt tại điểm tiếp xúc sẽ thấp hơn trường hợp vật không láng. Vì vậy, cảm giác nóng/lạnh truyền đến dây thần kinh sẽ nóng nhiều hơn/lạnh nhiều hơn (điều này tuỳ vào nhiệt của vật so với nhiệt tại đầu ngón tay). Chỉ là suy luận logic, thấy đúng thì like nhé :) - (Xitrumphilu)

những vật nhận bóng hấp thụ nhiệt tốt hơn nhiều so với những vật có bề mặt sù xì - (kandy)

một vật có bề mặt nhẵn bóng thì khả năng phản xạ lại bức xạ của ánh sáng càng lớn , bao gồm ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại có bước sóng thấp , đây là nguồn nhiệt chủ yếu từ mà chúng ta nhận đc từ mặt trời . Bởi vậy dễ hiểu vì sao vật càng bóng càng mát hơn . Nếu bây giờ bạn để vật trong bóng tối ko tiếp xúc với ánh sáng thì nhẵn hay sù sì cũng ko có cảm giác khác biệt về nhiệt độ !!! - (ngoc tu)

Bề mặt tiếp xúc của vật nhẵn bóng với tay người lớn hơn vật nhám nên nhiệt độ từ người sẽ được tỏa nhiệt nhanh hơn sang vật nên ta cảm thất mát. Tuy nhiên sẽ là ngược lại khi vật nhẵn bóng có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của con người (ví dụ để ngoài trời nắng) ! - (Tuấn Nguyễn Anh)

Nha sach thi mat, bat sach ngon com. Tat ca deu la do tam ly, cam giac ma ra^^ - (T2)

Trường hợp bạn hỏi theo mình nghĩ chỉ có thể đúng ở môi trường có nhiệt độ thấp (vd như phòng máy lạnh) còn ở ngoài trời nhiệt độ 40 độ thì ngược lại. Không tin bạn cứ để 2 tấm sắt cùng diện tích, độ dầy, một tấm bề mặt nhẵn còn một tấm không nhẵn ra ngoài nắng một lúc rồi sờ vào coi tấm nào dễ chịu hơn. - (Cuibap)

Đều do hơi nước mà ra hết. Bề mặt nhẵn hơi nước thường ngưng tụ tốt hơn nên nhiệt độ giảm và tất nhiên là mát hơn. - (Cóc đáy giếng)

Mặt da có mật độ tế bào thần kinh dày đặc. Bề mặt vật nhẵn sẽ tiếp xúc được nhiều tế bào thần kinh hơn trong cùng 1 thời điểm. Do vậy, ta sẽ cảm giác về nhiệt của vật nhẵn nhanh hơn. Nếu vật nhẵn nóng hơn 37độ, thì ta sẽ cảm thấy vật nhẵn nóng hơn, còn nếu vật nhẵn nhỏ hơn 37 độ thì sẽ cảm thấy mát hơn. - (th.s Đức Minh)

Không ngờ ở đây có nhiều bác hài thật - (Ku Liêu)

khi ta chạm vào một vật có cảm giác mát hoặc nóng nếu nhiệt độ bề mặt của vất đó thấp hoặc cao hơn nhiệt độ của cơ thể chúng ta, tôi lấy là 37 độ. Đối với vật mà có bề mặt nhẵn thì diện tích tiếp xúc khi tay ta chạm vào là nhiều hơn nên có sự truyền nhiệt giữa tay ta và vật đó càng nhiều nên ta cảm nhận là mát hơn hoặc nóng hơn khi tiếp xúc với vật có bề mặt không nhẵn. Đặc biệt nếu tay ai mà không có vân tay thì còn cảm nhận là mát hơn người bình thường...keekekee. - (quang)

0