09/06/2018, 22:42

Các thiên hà có tự quay quanh một trục không? - Câu hỏi hay

Tôi thấy thiên hà có hình xoắn với những cái "đuôi" kéo dài cho nên đoán rằng chúng đang tự xoay với tốc độ cực chậm. Điều này có đúng không? (Văn Nguyen) Phát hiện ngôi sao anh em của Mặt Trời / Ngôi sao sáng hơn cả Mặt Trời ...

Tôi thấy thiên hà có hình xoắn với những cái "đuôi" kéo dài cho nên đoán rằng chúng đang tự xoay với tốc độ cực chậm. Điều này có đúng không? (Văn Nguyen)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Bạn hãy lấy Mặt trời của chúng ta để dễ hình dung toàn bộ Ngân hà quay nhanh, chậm thế nào. MT nằm ở vị trí khoảng quá nửa bán kính của Ngân hà tính từ tâm (gần 28 ngàn năm ánh sáng); vận tốc của nó xoay vòng theo quĩ đạo Ngân hà là 217 Km/giây có nghĩa rằng chì trong 1 giây nó lao vèo từ Tp. Hồ Chí Minh vượt qua khỏi Phan Thiết 1 chút thì theo bạn nó nhanh hay chậm; quá nhanh phải không? 1 chiếc xe máy đi tốc độ 100 Km/giờ sẽ có cảm giác phóng rất nhanh; ngước nhìn máy bay trong bầu trời, mặc dù với tốc độ 900 Km/giờ ta vẫn cảm giác nó bay rất chậm.
Vậy để có cảm nhận vật thể nào đó đang dịch chuyển nhanh hay chậm bạn cần đặt nó vào một tổng thể các vật thể liên quan để so sánh. Đối Ngân hà với kích thước khủng khiếp như vậy (đường kính 100 năm ánh sáng) đặt vào tổng thể vũ trụ để so sánh thì vận tốc như vậy là chậm, nhưng nếu so sánh nó vào trải nghiệm cuộc sống của chúng ta trên Trái đất thì quả là tốc độ khủng khiếp. - (Mỹ Vân)

Bạn VanKhoi Pham thân mến! Xin nói rõ hơn với bạn về 1 Thiên hà đang hướng về Ngân hà chúng ta đó là Thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) nó có khoảng 1000 tỉ Ngôi sao, khối lượng Ngân hà chúng ta nhỏ hơn và chỉ bằng 80% của nó và có từ 200-400 tỉ Ngôi sao mà thôi. Nó là Thiên hà gần nhất cách 2,5 triệu năm ánh sáng. Việc các Thiên hà sáp nhập với nhau tạo nên cảnh tượng "Vũ điệu tử thần của Vũ trụ" xảy ra như thường xuyên trong Vũ trụ; nhưng với 2 Thiên hà nói trên các Nhà thiên văn tính toán vẫn chưa chắc là nó sẽ va chạm, sáp nhập vào nhau đâu và nếu có thì cũng phải cỡ 3 tỉ năm nữa; cho nên ta cứ yên tâm kê cao gối mà ngủ ngon. - (Mỹ Vân)

Mọi thiên hà đều tự quay quanh tâm nó với tốc độ cực lớn chứ không chậm đâu - (Phương)

Thiên hà quay vô cùng chậm. Vì định nghĩa quay tốc đọ cao hay thấp được tính là vòng/giây hay vòng/phút hay vòng/h... do đó, thiên hà quay với vận tốc 1vòng/250tr năm là chậm khủng khiếp. - (thien ha quay)

Quay khá nhanh, chẳng hạn như thiên hà của chúng ta-Milkyway (ngân hà) - là nơi mà mặt trời nằm trong đó; Mặt trời cách tâm của thiên hà khoảng 245978992287080000km và đang chạy quanh tâm ngân hà với vận tốc khoảng 110000km/h - (hamhochoi)

Các Thiên hà luôn có ít nhất 1 hố đen khổng lồ ở trung tâm và hố đen này là thứ cốt lõi bắt các ngôi sao và hành tinh quay xung quanh nó bằng lực hấp dẫn, Hố đen cáng lớn thì lực hấp dẫn càng mạnh và dó đó các thiên hà có hố đen ở trung tâm càng lớn thì quy mô thiên hà đó càng lớn, các thiên hà có thể hút nhau và sát nhập với nhau, khi đó các hố đen ở trung tâm sẽ sát nhập trở thành các hố đen lớn hơn như vậy các ngôi sao và hành tinh trong các thiên hà luôn quay xung quanh tâm các Thiên hà. Ngân hà chúng ta là loại hình xoắn ốc rất phổ biến và là 1 thiên hà có kích cỡ trung bình. hiên nay đang có 1 thiên hà khác nhỏ hơn lao về Ngân hà chúng ta và trong tương lai xa Ngân hà sẽ sát nhập với thiến hà đó và nó to lớn gấp đôi bây giờ. - (VanKhoi Pham)

Thực ra các thiên hà cũng quay giống như hệ Mặt trời, có điều ở tại tâm mỗi thiên hà là 1 con thú vô cùng dữ tợn - siêu hố đen (super black holes). Mỗi 1 siêu hố đen lớn gấp hàng triệu lần những hố đen thông thường. Trong dải ngân hà của chúng ta, theo các nhà khoa học ước tính, có khoảng 1 triệu hố đen loại bình thường, và tại tâm là 1 siêu hố đen nằm ở chính giữa dải ngân hà. Siêu hố đen tạo ra dòng xoáy, khiến các vật chất xung quanh nó quay 1 vận tốc chóng mặt, tuy nhiên với kích thước của 1 thiên hà, thì tốc độ đó không quá nhanh. Hệ Mặt trời của chúng ta nằm ở rìa của dải ngân hà, nên chịu lực xoáy thấp. Mỗi 1 thiên hà đều xoáy như vậy, điều duy nhất có thể khiến chúng thay đổi (tăng hoặc giảm) là sự va chạm giữa các thiên hà. Hiện nay, còn khoảng 2 tỉ năm nữa, thiên hà Tiên Nữ và dải Ngân hà của chúng ta sẽ va chạm với nhau, điều đó sẽ dẫn đến 2 giả thiết, có thể tốc độ quay của Ngân hà sẽ giảm do 2 super black holes va chạm, hoặc sẽ tăng lên do 2 super black holes hợp nhất. Thân! :) - (Đạo Dư)

Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời Quay quanh tâm của Ngân Hà, Ngân Hà cùng các Thiên Hà khác thì đang bay xa dần tâm của vụ nổ Bigbang - (Phan Dinh)

Sao dạo này nhiều câu hỏi liên quan đến trăng, sao, vũ trụ thế nhỉ...mọi câu trả lời cũng chỉ gắn với chữ "thuyết" mà thôi! - (long)

Bạn hãy lấy Mặt trời của chúng ta để dễ hình dung toàn bộ Ngân hà quay nhanh, chậm thế nào. MT nằm ở vị trí khoảng quá nửa bán kính của Ngân hà tính từ tâm (gần 28 ngàn năm ánh sáng); vận tốc của nó xoay vòng theo quĩ đạo Ngân hà là 217 Km/giây có nghĩa rằng chì trong 1 giây nó lao vèo từ Tp. Hồ Chí Minh vượt qua khỏi Phan Thiết 1 chút thì theo bạn nó nhanh hay chậm; quá nhanh phải không? 1 chiếc xe máy đi tốc độ 100 Km/giờ sẽ có cảm giác phóng rất nhanh; ngước nhìn máy bay trong bầu trời, mặc dù với tốc độ 900 Km/giờ ta vẫn cảm giác nó bay rất chậm.
Vậy để có cảm nhận vật thể nào đó đang dịch chuyển nhanh hay chậm bạn cần đặt nó vào một tổng thể các vật thể liên quan để so sánh. Đối Ngân hà với kích thước khủng khiếp như vậy (đường kính 100 năm ánh sáng) đặt vào tổng thể vũ trụ để so sánh thì vận tốc như vậy là chậm, nhưng nếu so sánh nó vào trải nghiệm cuộc sống của chúng ta trên Trái đất thì quả là tốc độ khủng khiếp. - (Mỹ Vân)

200 triệu năm/vòng - (Giang Cao)

Bạn hãy lấy Mặt trời của chúng ta để dễ hình dung toàn bộ Ngân hà quay nhanh, chậm thế nào. MT nằm ở vị trí khoảng quá nửa bán kính của Ngân hà tính từ tâm (gần 28 ngàn năm ánh sáng); vận tốc của nó xoay vòng theo quĩ đạo Ngân hà là 217 Km/giây có nghĩa rằng chì trong 1 giây nó lao vèo từ Tp. Hồ Chí Minh vượt qua khỏi Phan Thiết 1 chút thì theo bạn nó nhanh hay chậm; quá nhanh phải không? 1 chiếc xe máy đi tốc độ 100 Km/giờ sẽ có cảm giác phóng rất nhanh; ngước nhìn máy bay trong bầu trời, mặc dù với tốc độ 900 Km/giờ ta vẫn cảm giác nó bay rất chậm. Vậy để có cảm nhận vật thể nào đó đang dịch chuyển nhanh hay chậm bạn cần đặt nó vào một tổng thể các vật thể liên quan để so sánh. Đối Ngân hà với kích thước khủng khiếp như vậy (đường kính 100 năm ánh sáng) đặt vào tổng thể vũ trụ để so sánh thì vận tốc như vậy là chậm, nhưng nếu so sánh nó vào trải nghiệm cuộc sống của chúng ta trên Trái đất thì quả là tốc độ khủng khiếp. - (Mỹ Vân)

Nó tự xoay với tốc độ rất lớn...1 vòng quay của nó khoảng 250tr năm - (Trần Nam)

Thiên hà tự quay quanh mình và quay quanh tâm của cụm thiêm hà, cụm thiên hà lại chuyển động phức tạp trong siêu cụm thiêm hà. Siêu cụm lại rung động trong phức hợp siêu cụm, là hệ thống giống dây rợ lằng nhằng phủ khắp vũ trụ để tạo ra cấu trúc lớn nhất mà người ta biết là tường vũ trụ - (newlight)

Từ khi hình thành tới nay, mặt trời mới quay được 20 vòng quanh Ngân Hà - (Nguyen Nguyen)

0