Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Nguyễn Bá Lân 阮伯麟

Nguyễn Bá Lân 阮伯麟 (1700-1786) sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ, Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước. Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét bắt học nhiều như các thầy đồ khác, mà có sự chọn lọc trên cơ sở cuộc đời dạy học của bản thân mình. Từ khi còn ít tuổi, Nguyễn Bá Lân vốn rất ham đọc sách và ham tìm hiểu thế giới bên ngoài. Chuyện kể lại rằng thường ngày trên án của ông lúc nào bên trái cũng đặt bản đồ, bên phải đặt sách vở, để khi đọc sách nếu cần thì tra cứu. Có một điều rất độc đáo trong cách dạy học của cha Nguyễn Bá Lân, đó là tìm cách phát huy tính năng động sáng tạo, bồi dưỡng óc thông minh nhanh nhạy của người học trò - mà cũng chính là con mình, trên một tinh thần thi đua bình đẳng với con, nếu mình bị thua thì cũng đòi hỏi được xử trí công bằng, không chút phân biệt. Được cha trực tiếp dạy dỗ một cách chu đáo, lại vốn có tư chất thông minh, Nguyễn Bá Lân tiến bộ rất nhanh. Năm 18 tuổi, tức là chỉ ba năm sau khi học với cha, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương, để hai năm sau lại đỗ kỳ thi Hội, rồi kỳ thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi (1731) vào lúc ông 31 tuổi, cái tuổi "tam thập nhi lập" đã chín chắn để hành động. Nguyễn Bá Lân bước vào đường làm quan cũng khá đặc biệt. Đỗ Tiến sĩ, chỉ một thời gian sau ông đã được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội. Để rồi sau đó, do có nhiều công lao chiến tích, lại là người cẩn thận, siêng năng, thanh liêm, ngay thẳng, không xu nịnh, ông nhanh chóng được thăng nhiều chức, cả văn lẫn võ. Từ chức Phiên tào ở phủ chúa Trịnh Giang, đến đầu đời Cảnh Hưng (1740-1786) đã làm Tả chấp pháp ở Bộ Hình; năm 1744 bổ làm lưu thủ trấn Hưng Hóa, sau làm đốc trấn Cao Bằng, tại cả hai nhiệm sở trên ông đều có công lớn trong việc giữ gìn trật tự trị an trên vùng biên giới. Năm 1756, ông được triệu về kinh đô Thăng Long nhận chức Thiêm đô ngự sử, vào phủ Chúa giữ chức Bồi tụng (chức thứ hai sau Tham tụng), tước Lễ Trạch hầu, kiêm giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng). Năm 1765, ông về hưu mới được ít lâu đã được chúa Trịnh Doanh mời ra giúp việc từ tụng, xét xử án từ. Đến năm 1770, ông dâng khải xin về hưu vì tuổi già, chúa Trịnh Sâm không chuẩn y mà vẫn giữ ông lại Kinh đô để hỏi ý kiến khi cần thiết. Sau đó, ông được khôi phục làm Thượng thư bộ Lễ, rồi Thượng thư bộ Hộ, hàm Thiếu bảo, được liệt vào bậc Ngũ lão hầu. Chúa Trịnh Tông vẫn còn triệu ông vào hỏi việc lúc ông đã 84 tuổi. Hai năm sau ông mất, thọ 86 tuổi, linh cữu được rước về an táng ở quê nhà. Khi ông mất được tặng chức Thái tể, tước Quận công. Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước trên mọi cương vị, văn võ song toàn, văn hóa - giáo dục uyên bác. Cho nên không lấy gì làm lạ khi thấy những danh nhân đương thời đều nói về ông với những lời trân trọng nhất. Phan Huy Chú nhận xét: "Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói". Sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: "Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a dua..." (Đại Nam nhất thống chí). "Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói" (Cương mục). Đóng góp của ông về mặt văn học cũng đáng kể. Riêng với bài phú Nôm Ngã Ba Hạc, bằng những hình ảnh mạnh mẽ, có phần tinh nghịch. Về phú còn có nhiều bài chữ Hán, như Giai cảnh hứng tình, Dịch đình dương xa, Trương Hàn tư thuần lư... Nguyễn Bá Lân còn có một số bài thơ vịnh sử, được tuyển vào cuốn Vịnh sử thi quyển, Quốc âm thi và Mao thi ngâm vịnh thực lục. Nguyễn Bá Lân 阮伯麟 (1700-1786) sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ, Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước. Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét bắt học nh…

Nguyễn Bá Lân 阮伯麟 (1700-1786) sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ, Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước.

Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét bắt học nhiều như các thầy đồ khác, mà có sự chọn lọc trên cơ sở cuộc đời dạy học của bản thân mình. Từ khi còn ít tuổi, Nguyễn Bá Lân vốn rất ham đọc sách và ham tìm hiểu thế giới bên ngoài. Chuyện kể lại rằng thường ngày trên án của ông lúc nào bên trái cũng đặt bản đồ, bên phải đặt sách vở, để khi đọc sách nếu cần thì tra cứu.

Có một điều rất độc đáo trong cách dạy học của cha Nguyễn Bá Lân, đó là tìm cách phát huy tính năng động sáng tạo, bồi dưỡng óc thông minh nhanh nhạy của người học trò - mà cũng chính là con mình, trên một tinh thần thi đua bình đẳng với con, nếu mình bị thua thì cũng đòi hỏi được xử trí công bằng, không chút phân biệt. Được cha trực tiếp dạy dỗ một cách chu đáo, lại vốn có tư chất thông minh, Nguyễn Bá Lân tiến bộ rất nhanh. Năm 18 tuổi, tức là chỉ ba năm sau khi học với cha, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương, để hai năm sau lại đỗ kỳ thi Hội, rồi kỳ thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi (1731) vào lúc ông 31 tuổi, cái tuổi "tam thập nhi lập" đã chín chắn để hành động.

Nguyễn Bá Lân bước vào đường làm quan cũng khá đặc biệt. Đỗ Tiến sĩ, chỉ một thời gian sau ông đã được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội. Để rồi sau đó, do có nhiều công lao chiến tích, lại là người cẩn thận, siêng năng, thanh liêm, ngay thẳng, không xu nịnh, ông nhanh chóng được thăng nhiều chức, cả văn lẫn võ. Từ chức Phiên tào ở phủ chúa Trịnh Giang, đến đầu đời Cảnh Hưng (1740-1786) đã làm Tả chấp pháp ở Bộ Hình; năm 1744 bổ làm lưu thủ trấn Hưng Hóa, sau làm đốc trấn Cao Bằng, tại cả hai nhiệm sở trên ông đều có công lớn trong việc giữ gìn trật tự trị an trên vùng biên giới. Năm 1756, ông được triệu về kinh đô Thăng Long nhận chức Thiêm đô ngự sử, vào phủ Chúa giữ chức Bồi tụng (chức thứ hai sau Tham tụng), tước Lễ Trạch hầu, kiêm giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng). Năm 1765, ông về hưu mới được ít lâu đã được chúa Trịnh Doanh mời ra giúp việc từ tụng, xét xử án từ. Đến năm 1770, ông dâng khải xin về hưu vì tuổi già, chúa Trịnh Sâm không chuẩn y mà vẫn giữ ông lại Kinh đô để hỏi ý kiến khi cần thiết. Sau đó, ông được khôi phục làm Thượng thư bộ Lễ, rồi Thượng thư bộ Hộ, hàm Thiếu bảo, được liệt vào bậc Ngũ lão hầu. Chúa Trịnh Tông vẫn còn triệu ông vào hỏi việc lúc ông đã 84 tuổi. Hai năm sau ông mất, thọ 86 tuổi, linh cữu được rước về an táng ở quê nhà. Khi ông mất được tặng chức Thái tể, tước Quận công.

Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước trên mọi cương vị, văn võ song toàn, văn hóa - giáo dục uyên bác. Cho nên không lấy gì làm lạ khi thấy những danh nhân đương thời đều nói về ông với những lời trân trọng nhất. Phan Huy Chú nhận xét: "Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói". Sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: "Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a dua..." (Đại Nam nhất thống chí). "Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói" (Cương mục).

Đóng góp của ông về mặt văn học cũng đáng kể. Riêng với bài phú Nôm Ngã Ba Hạc, bằng những hình ảnh mạnh mẽ, có phần tinh nghịch. Về phú còn có nhiều bài chữ Hán, như Giai cảnh hứng tình, Dịch đình dương xa, Trương Hàn tư thuần lư... Nguyễn Bá Lân còn có một số bài thơ vịnh sử, được tuyển vào cuốn Vịnh sử thi quyển, Quốc âm thi và Mao thi ngâm vịnh thực lục.
Nguyễn Bá Lân 阮伯麟 (1700-1786) sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ, Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước.

Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét bắt học nh…
Bài liên quan

Hoàng Bá Chuân

Hoàng Bá Chuân (1892-1974) hiệu Minh Sơn, quê huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một nhà nho có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là dòng dõi của Mạc Đĩnh Chi và Mạc Đăng Dung, và có bảy người con trai.

Phan Trường Nguyên 潘長元

Phan Trường Nguyên 潘長元 (1110-1165) không rõ tên, tổ tiên là người dân tộc thiểu số phía nam Trung Quốc sang sinh sống ở nước ta. Sinh năm Canh Dần, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ nhất (1110), tại hương Trường Nguyên, huyện Tiên Du, nên về sau người ta quen dùng tên quê quán để gọi. Ông đi tu từ ...

Tịnh Giới thiền sư 淨戒禪師, Chu Hải Ngung

Tịnh Giới thiền sư 淨戒禪師, tức Chu Hải Ngung 朱 海 顒 (?-1207), người đất Giang Mão, sinh trưởng trong một gia đình nghèo. Lúc nhỏ theo học đạo Nho, 26 tuổi bắt đầu đi tu ở chùa Quốc Thanh. Theo truyền thuyết ông là người giỏi cầu mưa hoặc nắng, từng nhiều lần giúp nhà Lý giải quyết nạn hạn hán rất ứng ...

Hiện Quang thiền sư 現光禪師

Hiện Quang thiền sư 現光禪師 (?-1221) họ Lê, tên tục là Thuần, người thành Thăng Long, đi tu ở núi Yên Tử, châu Đông Triều. Từ 11 tuổi đã làm đồ đệ Thiền sư Thường Chiếu, lớn lên ông còn theo học các Thiền sư Trí Thông và Pháp Giới trong nhiều năm, về sau trở thành một nhân vật đặc sắc thuộc thế hệ thứ ...

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師, Đồng Kiên Cương

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284). Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ ...

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥 (1289-1370) tự Bang Trực 邦直, hiệu Giới Hiên 介軒, sinh tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng. Năm 15 tuổi (1304) ông đã đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh Tông, có trong tay bằng tiến sĩ (cùng khoa ...

Trần Quốc Toại 陳國遂

Trần Quốc Toại 陳國遂 (1254-1277) hiệu là Sầm Lâu, được phong tước Uy văn vương, là cháu họ và cũng là con rể Trần Thái Tông. Năm sinh năm mất chưa có cứ liệu gì chắc chắn. Vốn có chí ham học, nên ngay từ còn trẻ Trần Quốc Toại đã tích luỹ được một vốn kiến thức sâu rộng. Trần Thánh Tông từng hỏi ông ...

Trần Hiệu Khả 陳效可

Trần Hiệu Khả 陳效可, có sách chép là Trần Phóng Khả 陳放可, hiệu Quất Lâm tản khanh, không rõ năm sinh và mất, làm quan dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), chức tuy không to nhưng được gần gũi vua. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" thì ông là người lắm mưu mẹo. Có lần vua lấy ra hai hộp đựng áo, sai Hiệu ...

Ngô Thì Nhậm 吳時任

Ngô Thì Nhậm 吳時任 (1745-1803) là một “Sĩ phu Bắc Hà” kiệt xuất (người làng Tả Thanh Oai, Hà Đông), đỗ tiến sĩ năm 1776. Ông từng làm quan dưới thời Lê mạt, nhưng ngôi sao Ngô Thì Nhậm chỉ thực sự bừng sáng rực rỡ khi ông được gặp gỡ người anh hùng Nguyễn Huệ, tựa như Lã Vọng gặp Chu Văn ...

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士, Trần Tung

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士 (1230-1291) tên thật là Trần Tung 陳嵩, là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng là anh ruột hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi Trần Liễu mất (1251), Thượng hoàng Trần Thái Tông "cảm vì nghĩa, phong cho ông tước Hưng Ninh ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...