Trần Quốc Tuấn 陳國峻, Trần Hưng Đạo

Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232. Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-88), ông lại được đè bạt làm tiết chế thông lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng. Là một vị tướng tài kiêm văn võ, biết đánh giá đúng vai trò quan trọng của dân - nền tảng của xã tắc - và của quân - lông cánh của chim hồng chim hộc - Trần Hưng Đạo đã biết đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rut lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn, và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch. Những kế hoạch làm vườn không nhà trông trên hắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến mấy chữ Hưng đạo vương với niềm kính trọng. Bên cạnh tư tưởng quân sự đột xuất, Trần Quốc Tuấn còn nêu một tấm gương về lòng trung nghĩa sáng suốt, biết gạt bỏ mọi hiềm khích riêng để đoàn kết các tôn thất và tướng tá trong triều nhằm phò vua giúp nước, đánh bại kẻ thù. Sử sách từng ghi lại câu nói nổi tiếng của ông với vua Trần Thánh Tông, khi đát nước đang lâm vào tình thế nghìn cân treo sợi tóc: “Xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi sau sẽ hàng”. Cho đến trước khi chết ông vẫn ân cần dặn vua Trần Anh Tông trong mọi chính sách của nhà nước phong kiến phải biết "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ông không những là một công thần của nhà Trần mà còn là một anh hùng lớn của dân tộc. Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng Tám năm Canh tý (3-9-1300) tại nhà riêng ở Vạn Kiếp. Sau khi mất, ông được triều đình phong tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công, nhân võ Hưng Đạo đại vương. Tác phẩm: theo Đại Việt sử ký toàn thư , Trần Quốc Tuấn có soạn Binh gia diệu lý yếu lược (còn gọi là Binh thư yếu lược ) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư , nhưng văn bản nay đều đã gần như thất lạc. Tác phẩm thứ ba duy nhất còn giữ được của ông là bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn , vẫn quen gọi là Hịch tướng sĩ . Đây là bài hịch viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, nhằm kêu gọi tướng sĩ chăm lo luyện tập và nghiên cứu binh thư để kịp thời đối phó với âm mưu xâm lược của giặc. Bài hịch chứng tỏ tài năng văn chương trác luyện và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn. Ngoài các tác phẩm trên, Trần Quốc Tuấn cũng để lại nhiều lời nói có ý nghĩa khuyên răn hay triết lý, được nhắc nhở và ghi chép như những huấn dụ quý báu đối với người năm vận mệnh xã tắc qua nhiều thời đại. Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232. Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-88), ông lại được đè bạt làm tiết chế thông lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng. Là một vị tướng tài kiêm văn v…

Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232.

Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-88), ông lại được đè bạt làm tiết chế thông lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng.

Là một vị tướng tài kiêm văn võ, biết đánh giá đúng vai trò quan trọng của dân - nền tảng của xã tắc - và của quân - lông cánh của chim hồng chim hộc - Trần Hưng Đạo đã biết đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rut lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn, và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch. Những kế hoạch làm vườn không nhà trông trên hắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến mấy chữ Hưng đạo vương với niềm kính trọng.

Bên cạnh tư tưởng quân sự đột xuất, Trần Quốc Tuấn còn nêu một tấm gương về lòng trung nghĩa sáng suốt, biết gạt bỏ mọi hiềm khích riêng để đoàn kết các tôn thất và tướng tá trong triều nhằm phò vua giúp nước, đánh bại kẻ thù. Sử sách từng ghi lại câu nói nổi tiếng của ông với vua Trần Thánh Tông, khi đát nước đang lâm vào tình thế nghìn cân treo sợi tóc: “Xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi sau sẽ hàng”. Cho đến trước khi chết ông vẫn ân cần dặn vua Trần Anh Tông trong mọi chính sách của nhà nước phong kiến phải biết "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ông không những là một công thần của nhà Trần mà còn là một anh hùng lớn của dân tộc.

Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng Tám năm Canh tý (3-9-1300) tại nhà riêng ở Vạn Kiếp. Sau khi mất, ông được triều đình phong tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công, nhân võ Hưng Đạo đại vương.

Tác phẩm: theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn Binh gia diệu lý yếu lược (còn gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, nhưng văn bản nay đều đã gần như thất lạc. Tác phẩm thứ ba duy nhất còn giữ được của ông là bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn, vẫn quen gọi là Hịch tướng sĩ. Đây là bài hịch viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, nhằm kêu gọi tướng sĩ chăm lo luyện tập và nghiên cứu binh thư để kịp thời đối phó với âm mưu xâm lược của giặc. Bài hịch chứng tỏ tài năng văn chương trác luyện và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn.

Ngoài các tác phẩm trên, Trần Quốc Tuấn cũng để lại nhiều lời nói có ý nghĩa khuyên răn hay triết lý, được nhắc nhở và ghi chép như những huấn dụ quý báu đối với người năm vận mệnh xã tắc qua nhiều thời đại.
Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232.

Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-88), ông lại được đè bạt làm tiết chế thông lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng.

Là một vị tướng tài kiêm văn v…
Bài liên quan

Phạm Ngũ Lão 范五老

Phạm Ngũ Lão 范五老 sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Khi Phạm Ngũ lão mất, Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc thương tiếc nên nghỉ chầu đến năm ngày. Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ...

Trần Thánh Tông 陳聖宗

Trần Thánh Tông 陳聖宗 (1240-1290) tên thật là Trần Hoảng 陳晃, là con trưởng Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tý, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (13-10-1240), lên ngôi tháng Hai năm Mậu Ngọ (1258), mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần (3-6-1290). Trong 21 năm ở ngôi, Thánh Tông đã ...

Trần Minh Tông 陳明宗

Trần Minh Tông 陳明宗 (1300-1357), tên huý là Trần Mạnh 陳孟, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm Đinh Dậu (10-3-1357). Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng tử khác nên Trần ...

Minh Hành thiền sư 明行禪師

Minh Hành thiền sư 明行禪師 (1596-1659) là tổ thứ 2 Lâm Tế Đàng Ngoài, đời 35 dòng Lâm Tế, pháp hiệu là Tại Tại 在在, người phủ Kiến Xương, tỉnh Giang Tây. Sư theo thầy là thiền sư Chuyết Chuyết sang Việt Nam, đến kinh thành Thăng Long năm 1633, là một cánh tay trợ giúp thầy giáo hóa. Năm 1644, khi thiền ...

Vũ Cố 娬故

Vũ Cố 娬故 (1395-1446) là danh sĩ đời Lê, văn võ song toàn. Ông sinh tại thôn Ao Cá, xã Vũ Xá, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, đạo Sơn Nam (nay là xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Khi Lê Lợi tiến đánh giặc Minh, ông đã tham gia cùng vua đánh đông dẹp tây, lập được nhiều chiến công lớn, ...

Ngô Thì Ức

Ngô Thì Ức (1709-1736) là danh sĩ đời Hậu Lê, hiệu là Tuyết Trai, con danh sĩ Đan Nhạc Ngô Trân, cha của Ngô Thì Sĩ và Ngô Tưởng Đạo. Sinh năm Kỷ Sửu 1709, quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nay là xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ông có tài văn học, nhưng chán đường công ...

Nguyện Học thiền sư 愿學禪師

Nguyện Học thiền sư 愿學禪師 (?-1174) họ Nguyễn 阮, đứng trong thế hệ thứ mười, dòng thiền Quan Bích, không rõ năm sinh và tên thực là gì. Quê quán ở đất Phù Cầm, tu tại chùa Quảng Báo, hương Chân Hộ, thuồc đất Như Nguyệt. Lúc ít tuổi, theo học sư Viên Trí. Khi đắc bèn đạo về ẩn ở núi Vệ Linh. Nhờ có tài ...

Tín Học thiền sư 信學禪師

Tín Học thiền sư 信學禪師 (?-1190) là thế hệ thứ 10 dòng Vô Ngôn Thông (Việt Nam). Ông họ Tô quê ở làng Chu Minh, phủ Thiên Đức. Gia đình chuyên nghề khắc bản kinh. Thuở nhỏ sư theo học với thầy Thành Giới, không thích giao du. Năm 32 tuổi, sư đến thiền sư Đạo Huệ ở núi Tiên Du thọ giáo. Ở đây hầu thầy ...

Nguyễn Như Lâm 阮如林

Nguyễn Như Lâm 阮如林 (1410-1496) quê Hà Nam, ông là con tướng quân Nguyễn Chích, khai quốc công thần thời Bình Định vương Lê Lợi. Nguyễn Như Lâm làm quan chưởng bạ trong quân vua Lê đi đánh đèo Cát Hãn thổ tù châu Ninh Viễn, khi thắng trận trở về ông cáo quan tới Quang Ốc chiêu dân lập ấp, đặt tên là ...

Thuần Chân thiền sư 純真禪師

Thuần Chân thiền sư 純真禪師 họ Đào 陶, chưa rõ tên thật và năm sinh, người hương Cửa Ông, quận Tế Giang. Lúc còn ít tuổi theo học nho; lớn lên theo đạo Phật, đứng trong thế hệ thứ mười hai, dòng thiền Nam Phương. Ông mất ngày 7 tháng hai năm Tân Tị, niên hiệu Long Phú thứ nhất (tức ngày 8 tháng ba năm ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...