Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師, Đồng Kiên Cương

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284). Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm. Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật giáo trong nước thời bấy giờ. Ông đã có công khai sáng nhiều danh thắng lớn như viện Quỳnh Lâm, chùa Thanh Mai,... đồng thời trông coi việc tu sửa nhiều chùa, viện khác. Ông cũng thường được mời giảng các kinh Hoa nghiêm, Viên giác, Tuyết đậu ngữ lục, Đại tuệ ngữ lục, Thượng sĩ ngữ lục (của Trần Tung) và Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục (của Trần Nhân Tông). Các vua nhà Trần rất tôn trọng ông. Hoạt động Phật giáo của ông lôi cuốn được sự hưởng ứng của rất đông vương hầu, công chúa. Vua Trần Anh Tông đã tặng ông tên hiệu Phổ Tuệ Tôn giả và trong thư từ trao đổi với ông, nhà vua thường tự xưng là đệ tử. Pháp Loa còn nhận trọng trách san dịch, biên tập và in ấn nhiều kinh sách, kể cả tác phẩm của các vị thầy như Thượng sĩ ngữ lục hay Thạch thất mỵ ngữ (của Trần Nhân Tông)... Nhờ đó, ông đã có điều kiện viết chú sớ cho nhiều bộ kinh, như Kim cương trường đà-la-ni khoa chú, Niết bàn đại kinh khoa sở... cũng như soạn một số bộ sách hướng dẫn việc tu hành, như Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập... Ông mất ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai hựu thứ hai (22-3-1330). Tác phẩm: Pháp Loa ít sáng tác thơ, hiện chỉ còn 3 bài. Tác phẩm chính của ông, như nói ở trên, là những sách ghi chú, thuyết giảng về thiền học, trong đó có những cuốn khá nổi tiếng, chẳng hạn Đoạn sách lục, Tham thiền chỉ yếu... ngày nay đều đã mất. Tuy nhiên, trong Tam tổ thực lục; A.786, sau phần tiểu truyện Pháp Loa, có in thêm một phần Thiền đạo yếu học, gồm 4 bài luận thuyết và một đoạn ngữ lục, xét kỹ nội dung có vẻ là những chương còn sót lại của tác phẩm Tham thiền chỉ yếu, và lâu nay vẫn được các nhà nghiên cứu mặc nhận là của Pháp Loa. Khác hẳn lối văn giảng thuyết của Trần Thái Tông rất giàu hình ảnh, đây là những đề cương ngắn gọn, cô đúc, nhưng lập luận chặt chẽ và có sức khái quát. Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284). Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm. Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của P…

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284).

Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm.

Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật giáo trong nước thời bấy giờ. Ông đã có công khai sáng nhiều danh thắng lớn như viện Quỳnh Lâm, chùa Thanh Mai,... đồng thời trông coi việc tu sửa nhiều chùa, viện khác. Ông cũng thường được mời giảng các kinh Hoa nghiêm, Viên giác, Tuyết đậu ngữ lục, Đại tuệ ngữ lục, Thượng sĩ ngữ lục (của Trần Tung) và Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục (của Trần Nhân Tông). Các vua nhà Trần rất tôn trọng ông. Hoạt động Phật giáo của ông lôi cuốn được sự hưởng ứng của rất đông vương hầu, công chúa. Vua Trần Anh Tông đã tặng ông tên hiệu Phổ Tuệ Tôn giả và trong thư từ trao đổi với ông, nhà vua thường tự xưng là đệ tử. Pháp Loa còn nhận trọng trách san dịch, biên tập và in ấn nhiều kinh sách, kể cả tác phẩm của các vị thầy như Thượng sĩ ngữ lục hay Thạch thất mỵ ngữ (của Trần Nhân Tông)... Nhờ đó, ông đã có điều kiện viết chú sớ cho nhiều bộ kinh, như Kim cương trường đà-la-ni khoa chú, Niết bàn đại kinh khoa sở... cũng như soạn một số bộ sách hướng dẫn việc tu hành, như Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập...

Ông mất ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai hựu thứ hai (22-3-1330).

Tác phẩm: Pháp Loa ít sáng tác thơ, hiện chỉ còn 3 bài. Tác phẩm chính của ông, như nói ở trên, là những sách ghi chú, thuyết giảng về thiền học, trong đó có những cuốn khá nổi tiếng, chẳng hạn Đoạn sách lục, Tham thiền chỉ yếu... ngày nay đều đã mất. Tuy nhiên, trong Tam tổ thực lục; A.786, sau phần tiểu truyện Pháp Loa, có in thêm một phần Thiền đạo yếu học, gồm 4 bài luận thuyết và một đoạn ngữ lục, xét kỹ nội dung có vẻ là những chương còn sót lại của tác phẩm Tham thiền chỉ yếu, và lâu nay vẫn được các nhà nghiên cứu mặc nhận là của Pháp Loa. Khác hẳn lối văn giảng thuyết của Trần Thái Tông rất giàu hình ảnh, đây là những đề cương ngắn gọn, cô đúc, nhưng lập luận chặt chẽ và có sức khái quát.
Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284).

Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm.

Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của P…
Bài liên quan

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥 (1289-1370) tự Bang Trực 邦直, hiệu Giới Hiên 介軒, sinh tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng. Năm 15 tuổi (1304) ông đã đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh Tông, có trong tay bằng tiến sĩ (cùng khoa ...

Trần Quốc Toại 陳國遂

Trần Quốc Toại 陳國遂 (1254-1277) hiệu là Sầm Lâu, được phong tước Uy văn vương, là cháu họ và cũng là con rể Trần Thái Tông. Năm sinh năm mất chưa có cứ liệu gì chắc chắn. Vốn có chí ham học, nên ngay từ còn trẻ Trần Quốc Toại đã tích luỹ được một vốn kiến thức sâu rộng. Trần Thánh Tông từng hỏi ông ...

Trần Hiệu Khả 陳效可

Trần Hiệu Khả 陳效可, có sách chép là Trần Phóng Khả 陳放可, hiệu Quất Lâm tản khanh, không rõ năm sinh và mất, làm quan dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), chức tuy không to nhưng được gần gũi vua. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" thì ông là người lắm mưu mẹo. Có lần vua lấy ra hai hộp đựng áo, sai Hiệu ...

Ngô Thì Nhậm 吳時任

Ngô Thì Nhậm 吳時任 (1745-1803) là một “Sĩ phu Bắc Hà” kiệt xuất (người làng Tả Thanh Oai, Hà Đông), đỗ tiến sĩ năm 1776. Ông từng làm quan dưới thời Lê mạt, nhưng ngôi sao Ngô Thì Nhậm chỉ thực sự bừng sáng rực rỡ khi ông được gặp gỡ người anh hùng Nguyễn Huệ, tựa như Lã Vọng gặp Chu Văn ...

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士, Trần Tung

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士 (1230-1291) tên thật là Trần Tung 陳嵩, là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng là anh ruột hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi Trần Liễu mất (1251), Thượng hoàng Trần Thái Tông "cảm vì nghĩa, phong cho ông tước Hưng Ninh ...

Trần Quốc Tuấn 陳國峻, Trần Hưng Đạo

Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232. Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ...

Phạm Ngũ Lão 范五老

Phạm Ngũ Lão 范五老 sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Khi Phạm Ngũ lão mất, Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc thương tiếc nên nghỉ chầu đến năm ngày. Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ...

Trần Thánh Tông 陳聖宗

Trần Thánh Tông 陳聖宗 (1240-1290) tên thật là Trần Hoảng 陳晃, là con trưởng Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tý, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (13-10-1240), lên ngôi tháng Hai năm Mậu Ngọ (1258), mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần (3-6-1290). Trong 21 năm ở ngôi, Thánh Tông đã ...

Trần Minh Tông 陳明宗

Trần Minh Tông 陳明宗 (1300-1357), tên huý là Trần Mạnh 陳孟, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm Đinh Dậu (10-3-1357). Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng tử khác nên Trần ...

Minh Hành thiền sư 明行禪師

Minh Hành thiền sư 明行禪師 (1596-1659) là tổ thứ 2 Lâm Tế Đàng Ngoài, đời 35 dòng Lâm Tế, pháp hiệu là Tại Tại 在在, người phủ Kiến Xương, tỉnh Giang Tây. Sư theo thầy là thiền sư Chuyết Chuyết sang Việt Nam, đến kinh thành Thăng Long năm 1633, là một cánh tay trợ giúp thầy giáo hóa. Năm 1644, khi thiền ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...