- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Trần Tiêu 陳標
Trần Tiêu 陳標 đỗ tiến sĩ năm Trường Khánh thứ 2 (822), làm quan tới chức thị ngự sử, thơ còn 12 bài.
Nghiêm Uẩn 嚴惲
Nghiêm Uẩn 嚴惲 tự Tử Trọng 子重, người Ngô Hưng, sống cùng thời với Đỗ Mục 杜牧, thi tiến sĩ không đỗ. Thơ còn một bài, nhưng rất có tiếng.
Ông Thừa Tán 翁承贊
Ông Thừa Tán 翁承贊 (859-932) tự Văn Nghiêu 文堯 (có bản chép Văn Nhiêu 文饒), cuối đời có hiệu Hiệp Âu Ông 狎鷗翁, người trang Trúc Khiếu, làng Hưng Phúc, Phủ Dương (nay là thôn Trúc Trang, trấn Bắc Cao). Họ Ông vốn là danh gia lễ nhạc, con cháu sung túc, trước đây ở Kinh Triệu.
Lưu Khắc Trang 劉克莊
Lưu Khắc Trang 劉克莊 (1187-1269) tự Tiềm Phu 潛夫, hiệu Hậu Thôn cư sĩ 後村居士, người Bồ Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây). Ông bác học đa tài, tác phẩm của ông có Hậu Thôn đại toàn tập gồm 196 quyển, riêng về từ có tập Hậu Thôn biệt điệu . Ông là một chí sĩ bão phụ vĩ đại, lại vừa là một từ ...
Trương Bích 張碧
Trương Bích 張碧 tự Thái Bích 太碧, thi nhân đời Đường Mạt, năm sinh mất không rõ. Ông từng thi tiến sĩ không đỗ, gửi tình vào thơ và rượu, học chí theo Lý Bạch. Phong cách thơ ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Lý Bạch 李白, Lý Hạ 李賀, Quán Hưu 貫休. Ông giỏi thơ cổ phong, đa phần viết về hiện thực u ám, ...
Triều Thái 晁采
Triều Thái 晁采, tiểu tự Thí Oanh 試鶯, thi nhân sống khoảng năm Đại Lịch (766-779) đời Đường. Thuở nhỏ nàng ước hẹn cùng một học trò gần nhà tên là Văn Mậu 文茂. Khi lớn, Mậu gửi thơ tỏ ý, Thái dùng một hạt sen thả vào trong bồn đáp lại, mười ngày sau ra hoa, hai người thành vợ chồng. Thơ còn 22 bài.
Tô Quảng Văn 蘇廣文
Tô Quảng Văn 蘇廣文, không rõ năm sinh năm mất và hành trạng. "Toàn Đường thi" hiện còn ba bài. Nguồn: Đường Thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1996
Trí Chân thiền sư 智真禪師
Trí Chân thiền sư 智真禪師 (781-865) là cao tăng trứ danh nhà Đường, họ Liễu 柳, người Dương Châu, Giang Tô. Xuất gia tại chùa Hoa Lâm ở Dương Châu. Đời Đường niên hiệu Nguyên Hoà năm đầu (806), đến Nhuận Châu thọ giới ở chùa Thiên Hương. Sư không thích học tập Kinh Luận, chỉ mộ tu Thiền. Niên hiệu Khai ...
Trịnh Lập Chi 鄭立之
Trịnh Lập Chi 鄭立之 sống khoảng năm Trinh Nguyên, Nguyên Hoà đời Đường, thơ còn 1 bài.
Tư Không Thự 司空曙
Tư Không Thự 司空曙 (720-790), tự Văn Minh 文明, người Quảng Bình 廣平 (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), thi nhân đời Đường, là một trong "Đại Lịch thập tài tử". Ông có họ hàng gần với Lư Luân 盧綸 (cũng là một trong "Đại Lịch thập tài tử").
Trương Tiến 張荐
Trương Tiến 張荐 (744-804) tự Hiếu Cử 孝舉, người Thâm Châu (nay là huyện Thâm, tỉnh Hà Bắc), cháu của Trương Trạc 張鷟, làm Gián nghị đại phu, Bí thư thiếu giám đời Đường Đức Tông, từng đi sứ Thổ Phồn, thơ còn 3 bài.
Tiết Đào 薛濤
Tiết Đào 薛濤 (768-831) tự Hồng Độ 洪度, người Trường An, thân phụ làm quan tại đất Thục nên bà lưu ngụ ở đó. Bà biết làm thơ từ thuở lên tám. Phụ thân mất khi bà đến tuổi cập kê, nổi tiếng tài thơ, lại có nhan sắc, thường giao du với nhiều danh sĩ đương thời. Vi Cao, trấn thủ đất Thục, mời bà đến hầu ...
Trương Chí Hoà 張志和
Trương Chí Hoà 張志和 sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8, tên tự là Tử Đồng, người huyện Kim Hoa, tỉnh Triết Giang. Thời vua Đường Túc Tông (756-762) là Hàn Lâm đãi chiếu, làm quan Tả kim ngô vệ lục sự tham quân. Vì việc bị biếm, giáng chức Nam phố uý, sau được ân xá ông không làm quan nữa. Triều đình ...
Vương Trí Hưng 王智興
Vương Trí Hưng 王智興 tự Khuông Gián 匡諫, người Hoài Châu, ban đầu làm tướng ở nha môn, từ năm Trinh Nguyên tới Thái Hoà có nhiều chiến công thăng tới Thị trung, phong Nhạn Môn đô vương, thơ còn 1 bài.
Vũ Nguyên Hành 武元衡
Vũ Nguyên Hành 武元衡 (758-815) tự Bá Thương 伯蒼, người Câu Thị 緱氏, Hà Nam 河南, đỗ tiến sĩ năm Kiến Trung thứ 4 (783) đời Đường Đức Tông, làm quan đến chức Giám sát ngự sử
Lý Hàm Dụng 李咸用
Lý Hàm Dụng 李咸用 không rõ năm sinh năm mất, ước sống vào cuối đời Đường Ý Tông, niên hiệu Hàm Thông, đỗ khoa Công nhưng không ra làm quan. Tác phẩm có Phi sa tập gồm 6 quyển, Văn hiến thông khảo truyền hậu thế.
Mã Chân thê 馬真妻
Mã Chân thê 馬真妻 tức vợ Mã Chân, vốn là cung nhân của Đường Hy Tông (ở ngôi 873-888). Hy Tông sai các cung nhân may hàng ngàn áo gấm để gửi ra ngoài quan ải. Mã Chân là thần sách quân, nhận được áo, bên trong lại kèm một chiếc khoá vàng và một bài thơ nhưng tên tác giả bỏ trống. Mã Chân làm biểu văn ...
Nhậm Phiên 任翻
Nhậm Phiên 任翻 (có nơi chép là Nhậm Phiền 任蕃) là thi nhân cuối đời Đường, thơ có 1 quyển, nay còn 18 bài.
Lý Động 李洞
Lý Động 李洞, không rõ năm sinh năm mất, tự là Tài Giang 才江, dòng dõi vương tôn, người Kinh Triệu, Ung Châu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông thi ba lần dưới đời vua Đường Chiêu Tông (888-904) đều không đỗ, cuối cùng chu du đất Thục. Ông mộ thơ của Giả Đảo 賈島, tác phẩm của ông hiện còn ba quyển thơ.
Hoàng Sào 黃巢
Hoàng Sào 黃巢 (?-884), người Sơn Đông, năm Càn Phủ đời Đường Hy Tông thứ 2 (875) cùng Vương Tiên Chi lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, trước sau trên mười năm, có lần đánh phá kinh đô Trường An. Là một lãnh tụ nông dân nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc. Hoàng Sào là một bậc văn võ kiêm toàn. Toàn Đường ...