25/05/2018, 17:56
Một số chú ý về cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn tin học
Tóm tắt : Công nghệ thông tin là môn học gắn bó vô cùng chặt chẽ với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, cả phần cứng lẫn phần mềm. Trong khi đó, sự phát triển với tốc độ cao của khoa học công nghệ dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về nội dung và phương pháp tiếp cận môn học. Nhằm nâng ...
Tóm tắt: Công nghệ thông tin là môn học gắn bó vô cùng chặt chẽ với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, cả phần cứng lẫn phần mềm. Trong khi đó, sự phát triển với tốc độ cao của khoa học công nghệ dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về nội dung và phương pháp tiếp cận môn học. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn, bài viết này tập trung chủ yếu vào những thay đổi cần cập nhật trong việc giảng dạy và học tập môn học.
Đặt vấn đề:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn Tin học đại cương bậc đại học là đào tạo sinh viên sử dụng thành thạo máy tính trên Hệ điều hành Windows và phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office. Mỗi khi có sự thay đổi của Hệ điều hành Windows cũng như phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office, môn học cần phải cập nhật để nội dung môn học đảm bảo tính hiện đại, sát với sự đổi mới của khoa học công nghệ. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu qua về lịch sử hình thành và phát triển của nó từ đó để xác định nhiệm vụ cập nhật môn học.
I. Lich sử hình thành và phát triển Hệ điều hành Windows và phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office
1. Lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của Hệ điều hành Microsoft Windows
Đặt vấn đề:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn Tin học đại cương bậc đại học là đào tạo sinh viên sử dụng thành thạo máy tính trên Hệ điều hành Windows và phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office. Mỗi khi có sự thay đổi của Hệ điều hành Windows cũng như phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office, môn học cần phải cập nhật để nội dung môn học đảm bảo tính hiện đại, sát với sự đổi mới của khoa học công nghệ. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu qua về lịch sử hình thành và phát triển của nó từ đó để xác định nhiệm vụ cập nhật môn học.
I. Lich sử hình thành và phát triển Hệ điều hành Windows và phần mềm Tin học văn phòng Microsoft Office
1. Lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của Hệ điều hành Microsoft Windows
Một máy tính muốn sử dụng được cần phải cài một Hệ Điều Hành (HĐH). Để cài được HĐH nào còn phụ thuộc vào cấu hình phần cứng. Hiện nay có rất nhiều HĐH để chúng ta sử dụng nhưng tập trung vào 3 mảng lớn nhất là Windows, Mac OS và Linux, trong đó HĐH Windows có thị phần lớn nhất chính. Vì vậy, bài viết chỉ tập trung trình bày HĐH Windows của hãng Microsoft .
Windows 1.0: Phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985 giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS.
Windows 2.0: Phiên bản thứ hai của Windows được phát hành năm 1987. Phiên bản mới này đã bổ sung thêm các cửa sổ có khả năng xếp chồng nhau và cho phép tối thiểu hóa các cửa sổ để chuyển qua lại trong desktop bằng chuột.
Windows 3.0: Phát hành năm 1990. Đây là phiên bản hệ điều hành đa nhiệm đích thực đầu tiên.
Windows 3.1: Windows 3.1, phát hành năm 1992.Một điểm mới trong Windows 3.1 là bộ bảo vệ màn hình (screensaver) và hoạt động kéo và thả.
Windows NT: Phiên bản chính thức được phát hành vào năm 1993, là một hệ điều hành 32-bit đúng nghĩa được thiết kế cho các tổ chức có kết nối mạng.
Windows 95: Được giới thiệu vào ngày 24/4/1995, Windows 95 lần đầu tiên được tích hợp giao diện người dùng với Start menu cùng với cùng với các nút thu nhỏ, phóng lớn cửa sổ mà chúng ta vẫn hay dùng trên các ứng dụng ngày nay. Những bước tiến vượt bậc này đã nhanh chóng đưa Windows 95 trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới vào lúc đó.
Windows 98: Được lấy tên năm phát hành của nó (1998). Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32.
Windows Me: Microsoft phát hành phiên bản Windows Millennium edition Microsoft đã nâng cấp các tính năng Internet và multimedia của Windows 98, bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore.
Windows 2000: Windows 2000 thuộc dòng Windows NT và hoạt động ổn định trên cả máy tính để bàn lẫn máy chủ. Đây cũng là phiên bản đầu tiên chính thức sử dụng định dạng đĩa cứng NTFS và mã hoá dữ liệu cấp thấp.
Windows XP: Ra đời 2001. Windows XP kế thừa và làm cho nó trở nên hoàn hảo, đẹp đẽ, dễ sử dụng hơn bao giờ hết. Và Microsoft đã đúng, tầm ảnh hưởng của hệ điều hành này là quá lớn, ngay cả khi đã được hãng cho về hưu vào 8/4/2014. Đây là hệ điều hành phổ biến lớn thứ 3 trên thế giới.
Windows Vista: Được giới thiệu chính thức vào năm 2007 cho giao diện Aero trong suốt thực sự rất hấp dẫn.
Windows 7: Ra đời vào năm 2009 đây là hệ điều hành được yêu thích và phổ biến nhất thế giới.
Windows 8: Microsoft nhận ra sự phổ biến của các thiết bị cảm ứng, hãng đã nhanh chóng tung ra Windows 8 vào ngày 26/10/2012, bỏ đi nút Start Menu “huyền thoại” cùng quá nhiều thay đổi khác khiến người dùng khó có thể chấp nhận được hệ điều hành này.
Windows 8.1: Nút Start đã trở lại, giao diện và các tùy chọn được tinh chỉnh nhằm thân thiện với điều khiển bằng chuột và bàn phím.
Windows 10: Được chính thức giới thiệu ngày 29/7/2015.
Windows 1.0: Phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985 giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS.
Windows 2.0: Phiên bản thứ hai của Windows được phát hành năm 1987. Phiên bản mới này đã bổ sung thêm các cửa sổ có khả năng xếp chồng nhau và cho phép tối thiểu hóa các cửa sổ để chuyển qua lại trong desktop bằng chuột.
Windows 3.0: Phát hành năm 1990. Đây là phiên bản hệ điều hành đa nhiệm đích thực đầu tiên.
Windows 3.1: Windows 3.1, phát hành năm 1992.Một điểm mới trong Windows 3.1 là bộ bảo vệ màn hình (screensaver) và hoạt động kéo và thả.
Windows NT: Phiên bản chính thức được phát hành vào năm 1993, là một hệ điều hành 32-bit đúng nghĩa được thiết kế cho các tổ chức có kết nối mạng.
Windows 95: Được giới thiệu vào ngày 24/4/1995, Windows 95 lần đầu tiên được tích hợp giao diện người dùng với Start menu cùng với cùng với các nút thu nhỏ, phóng lớn cửa sổ mà chúng ta vẫn hay dùng trên các ứng dụng ngày nay. Những bước tiến vượt bậc này đã nhanh chóng đưa Windows 95 trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới vào lúc đó.
Windows 98: Được lấy tên năm phát hành của nó (1998). Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32.
Windows Me: Microsoft phát hành phiên bản Windows Millennium edition Microsoft đã nâng cấp các tính năng Internet và multimedia của Windows 98, bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore.
Windows 2000: Windows 2000 thuộc dòng Windows NT và hoạt động ổn định trên cả máy tính để bàn lẫn máy chủ. Đây cũng là phiên bản đầu tiên chính thức sử dụng định dạng đĩa cứng NTFS và mã hoá dữ liệu cấp thấp.
Windows XP: Ra đời 2001. Windows XP kế thừa và làm cho nó trở nên hoàn hảo, đẹp đẽ, dễ sử dụng hơn bao giờ hết. Và Microsoft đã đúng, tầm ảnh hưởng của hệ điều hành này là quá lớn, ngay cả khi đã được hãng cho về hưu vào 8/4/2014. Đây là hệ điều hành phổ biến lớn thứ 3 trên thế giới.
Windows Vista: Được giới thiệu chính thức vào năm 2007 cho giao diện Aero trong suốt thực sự rất hấp dẫn.
Windows 7: Ra đời vào năm 2009 đây là hệ điều hành được yêu thích và phổ biến nhất thế giới.
Windows 8: Microsoft nhận ra sự phổ biến của các thiết bị cảm ứng, hãng đã nhanh chóng tung ra Windows 8 vào ngày 26/10/2012, bỏ đi nút Start Menu “huyền thoại” cùng quá nhiều thay đổi khác khiến người dùng khó có thể chấp nhận được hệ điều hành này.
Windows 8.1: Nút Start đã trở lại, giao diện và các tùy chọn được tinh chỉnh nhằm thân thiện với điều khiển bằng chuột và bàn phím.
Windows 10: Được chính thức giới thiệu ngày 29/7/2015.
Một số hình ảnh Logo của HĐH Microsoft Windows qua các thời kỳ phát triển
2. Lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của bộ sản phẩm phần mềm văn phòng của hãng Microsoft Office.
Microsoft Office là một bộ phần mềm văn phòng dành cho máy tính cá nhân, máy chủ và là các dịch vụ chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows. Phiên bản Word đầu tiên chạy trên hệ điều hành MS-DOS ra đời 1983. Microsoft Office viết bộ Office 1.0 được giới thiệu lần đầu vào tháng 10 năm 1990, Phiên bản đầu tiên chạy trên Windows được tiếp thị như tên của một gói các ứng dụng, bao gồm Microsoft Word 1.1, Microsoft Excel 2.0 và Microsoft Powerpoint 2.0 được đóng gói cho bản HĐH Windows 3.0. Bộ công cụ văn phòng nổi tiếng Microsoft Office đã mở ra một kỷ nguyên làm việc trên máy tính hiệu quả hơn cho tới ngày nay.
Các gói cập nhật tiếp theo Office 1.5 cập nhật Excel 3.0. Office 1.6 thêm Microsoft Mail. Gói Office 3.0 gồm Word 2.0, Excel 4.0 Powerpoint 3.0 và Mail 3.0- Đây là phiên bản đầu tiên đóng gói CD-ROM, các phiên bản trước đều đóng gói trên đĩa mềm.
Microsoft Office phiên bản 4.3. Phát hành 1993
Năm 1995, Microsoft Office ra đời với phiên bản đầu tiên là Office 95.
Office 97 thêm công cụ Internet, bổ xung tự động hoá các tác vụ phổ dụng.
Vào năm 2000, ra mắt phiên bản Office 2000 là phiên bản cuối cùng cho Windows 95.
Đến năm 2001, khi Windows XP ra mắt, Microsoft ra mắt phiên bản Microsoft Office XP.
Năm 2003, ra mắt phiên bản Office 2003, giống phiên bản Office XP nhưng có những thay đổi đặc biệt phù hợp cho người dùng.
Năm 2007, ra mắt phiên bản Office 2007, có sự thay đổi lớn về giao diện lẫn tính năng, khi chọn văn bản thì có “Mini Toolbar” giúp định dạng đoạn văn bản đó nhanh chóng.
Năm 2010, Office 2010 có thay đổi đặc biệt thay thế bản 2007, chạy ổn định dễ sử dụng. Hệ thống menu mới cung cấp thông tin chi tiết của file. Đây là phiên bản đầu tiên dành cho FAT 64 bit.
Năm 2013 và năm 2016, bản Office 2013 và 2016 có những tính năng mới giúp sử dụng đơn giản , trực quan hơn. Hai phiên bản trên có giao diện đơn giản, nhưng có tương đồng về tính năng.Microsoft Office 2016. Ra đời năm 2015.
Một số hình ảnh Logo của Microsoft Office qua các thời kỳ phát triển
II. Thực trạng việc sử dụng Hệ điều hành Microsoft Windows và bộ sản phẩm tin học văn phòng Microsoft Office.
1. Đối với hệ điều hành Microsoft Windows (hoặc đơn giản gọi là Windows)
Ta biết rằng mỗi khi một sản phẩm phần mềm mới ra đời, người dùng muốn sử dụng sản phẩm mới đó cần đáp ứng đòi hỏi của nó như: Yêu cầu phần cứng, yêu cầu phần mềm, yêu cầu tài chính…. Điều đặc biệt đối với hệ điều hành là khi cài hệ điều hành mới cần cài lại các phần mềm ứng dụng theo nó, và để cài còn phải chú ý hàng loạt phần mềm ứng dụng đang sử dụng có thích ứng với hệ điều hành mới không?... Chính vì vậy nâng cấp hệ điều hành là việc gặp nhiều khó khăn, và trong thực tế tồn tại nhiều HĐH khác nhau.
Điều đặc biệt là Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ Windows XP sau ngày 8/4/2014, nếu tiếp tục sử dụng Windows XP máy tính sẽ vẫn hoạt động nhưng có thể dễ gặp rủi ro về bảo mật và bị nhiều virus hơn, Internet Explorer 8 cũng không còn được hỗ trợ có thể khiến máy tính gặp phải các mối đe dọa khác, song vẫn còn rất nhiều người vẫn sử dụng hệ điều hành này vì nhiều lý do như thích giao diện đơn giản và quen thuộc, cấu hình máy tính hạn chế hay không muốn mất thời gian nâng cấp...
Theo công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Net Applications, các máy tính sử dụng Windows XP hiện chiếm 11% lượng máy tính toàn cầu, tương đương 12% thị phần các phiên bản của Windows. Nếu quy chiếu theo con số 1,5 tỉ máy tính sử dụng Windows mà Microsoft công bố thì lượng máy tính vẫn đang dùng Windows XP là khoảng 181 triệu. Sau khi bị khai tử 2 năm, hệ điều hành Windows XP vẫn được sử dụng ở 181 triệu máy tính trên toàn thế giới.
Theo PC World, Windows XP hiện giữ vững vị trí thứ 4 trong các phiên bản Windows được sử dụng nhiều nhất. Phiên bản thông dụng nhất hiện nay là Windows 7 với khoảng 861 triệu người dùng, xếp sau là Windows 10 (235 triệu) và Windows 8/8.1 (199 triệu). Trong tương lai gần người sử dụng Win 10 tăng lên nhanh vì phần cứng được hỗ trợ tốt nhất, thêm nữa máy tính được trang bị bộ xử lý Intel Skylake trên Windows 7 hay 8.1 sẽ chỉ nhận được các bản vá bảo mật đến ngày 17 tháng 7 năm 2017. Và khi hết thời hạn này, nếu muốn nhận được nhiều hỗ trợ hơn, phải nâng cấp lên Windows 10.
2. Đối với bộ sản phẩm tin học văn phòng Microsoft Office.
Hệ phần mềm ứng dụng Tin học văn phòng là ứng dụng được cài đặt tương đối thoải mái trên các hệ điều hành, việc nâng cấp theo phần mềm mới đơn giản hơn rất nhiều so với hệ điều hành, tuỳ theo nhu cầu cá nhân hoặc theo yêu cầu cơ quan xí nghiệp sẽ sử dụng Office 2003, 2007…..2016. và tất cả các sản phẩm trên đều có thể cùng song hành trên một máy tính. Hiện tại các hệ Office ra đời sau chiếm ưu thế. Trong khuôn khổ sự kiện BUILD 2016, Microsoft đã công bố số liệu về lượng người dùng phần mềm Microsoft Office trên toàn thế giới. Microsoft là công cụ văn phòng đa năng nhiều người dùng nhất. Bảng số liệu thống kê của Microsoft cho thấy, 1,2 tỷ người dùng sử dụng đủ loại thiết bị từ PC tới smartphone chạy Android, iOS hoặc Windows.
III. Những tác động của sự phát triển HĐH và Hệ phần mềm ứng dụng Tin học văn phòng đến việc cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy môn Tin học đại cương.
1. Những tác động chính tới việc thay đổi nội dung đào tạo môn Tin học đại cương:
Qua phần lịch sử phát triển của HĐH và Hệ phần mềm Tin học văn phòng ta thấy sự phát triển với tốc độ cao trung bình cứ 3 năm lại cho ra đời sản phẩm mới của HĐH cũng như Hệ phần mềm Tin học văn phòng, với tốc độ này nó ảnh hưởng trực tiếp đến giảng dạy và học tập bộ môn.
+ Dạy môn học dựa trên phần mềm mà bản thân phần mềm thay đổi dẫn đến việc đào tạo của bộ môn cũng phải thay đổi theo.
+ Do liên tục ra đời các sản phẩm mới dẫn đến trong thực tế tồn tại nhiều sản phần mềm khác nhau người dạy buộc phải lựa chọn phần mềm nào để giảng dạy sao cho đáp ứng được mục tiêu của môn học đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2. Sự cần thiết phải cập nhật đổi nội dung và phương pháp giảng dạy môn Tin học đại cương:
Để giảng dạy ta phải tìm hiểu bản chất của từng nội dung đơn vị của kiến thức từ đó đề ra phương pháp giảng dạy thích hợp cho đơn vị kiến thức đó. Mỗi khi bản chất của đơn vị kiến thức thay đổi thì việc giảng dạy nó cũng phải thay đổi theo.
Sự phát triển của Công nghệ thông tin học dẫn đến một số khái niệm cũ mất đi, một số khái niệm thay đổi, một số khái niệm mới hình thành. Từ đó dẫn đến việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy là việc làm tất yếu theo nhịp phát triển của nó.
Để minh hoạ cho phần trình bày trên, xin trình bày ví dụ sau:
Ví dụ 1: Để thuận tiện cho việc quản lý tệp tin, trong hệ điều hành Dos xây dựng khái niệm Thư mục (Directory). Thư mục là một dạng quản lí tệp tin thành từng nhóm theo nhiều cấp của hệ điều hành, tổ chức các thư mục theo cấu trúc hình cây, gốc cây chính là thư mục gốc của ổ đĩa, thư mục gốc được tạo sẵn trên ổ đĩa do lệnh Format tạo ra.
Như vậy với cấu trúc cây thư mục trên thì gốc cây chính là thư mục gốc của ổ đĩa. Sau khi Windows 95 ra đời khái niệm Thư mục lúc này không còn là Directory nữa mà đã thay đổi thành Folder (Dịch sang tiếng Việt là vẫn là Thư mục) song cấu trúc cây thư mục này không có gốc nhất định nữa, hoàn toàn chọn gốc và ngọn do người dùng tuỳ chọn ( thường nói vui là Chim Ri là dì Sáo Sậu, Sáo Sậu là cậu Sáo Đen…..). Cụ thể như sau, nếu lấy màn hình nền là gốc thì cấu trúc cây như sau:
Desktop -> My Computer -> Ổ đĩa C:-> ….. Desktop…
(Desktop là mẹ của My Computer, My Computer là mẹ của ổ đĩa C:’ ổ đĩa C: là mẹ của Desktop..)
Người dùng có thể thao tác quản lí tệp tin thư mục trong thư mục Desktop khi vào Explore hay thao tác trên màn hình nền là hoàn toàn tương đương nhau.
Thêm nữa tên Thư mục thời Dos và Win 3.X chỉ cho phép dài 8 kí tự và không chứa kí tự đặc biệt không chứa dấu cách, sang Win 95 đã được thoải mái đặt tên hơn.
Rõ ràng khái niệm Thư mục đã thay đổi cần phải cập nhật
Ví dụ 2: Trong Word 2003, mỗi đối tượng vẽ người dùng có tạo bóng (Shadow) cho nó, bóng chỉ đơn giản là bóng có rất ít tuỳ chọn để chính bóng của nó (bóng nét hay mờ). Khi phát triển sang Word 2007. Mỗi đối tượng vẽ không chỉ tạo bóng và chỉnh bóng của mà còn tạo hình phản chiếu của nó. Có thể nói ở Word 2003 chỉ có Bóng-Shadow ( Cũng có thể coi bóng và phản chiếu vẫn chỉ là Shadow). Sang Word 2007 Bóng-Shadow đã được tách thêm thành Bóng-Shadow và Phản chiếu- Reflection. Sang Word 2013 cho phép người dùng chỉnh hình phản chiếu tương đối linh hoạt.
3. Một số ý kiến đề xuất:
+ Để cập nhật nội dung môn học cần thiết phải xây dựng tài liệu học tập theo sự thay đổi của phần mềm.
+ Đối tượng học Tin học đại cương đa phần gồm các sinh viên đã được trang bị ít nhiều kiến thức tin học ở trường phổ thông. Vì vậy, ngoài tài liệu mới còn cần xây dựng tài liệu theo chuỗi cập nhật của các thế hệ phần mềm thông dụng làm tài liệu tham khảo giúp người đọc có thể thao tác trên bất kỳ phần mềm thông dụng nào.
Kết luận:
Việc dạy môn Tin học đại cương liên quan chặt chẽ đến sự phát triển phần mềm cũng như phần cứng, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải dạy học theo tinh thần cập nhật như cập nhật phần mềm, không thể ta cứ đào tạo quét vôi còn ngoài xã hội họ lại sơn.
Tài liệu tham khảo
1. Những tác động chính tới việc thay đổi nội dung đào tạo môn Tin học đại cương:
Qua phần lịch sử phát triển của HĐH và Hệ phần mềm Tin học văn phòng ta thấy sự phát triển với tốc độ cao trung bình cứ 3 năm lại cho ra đời sản phẩm mới của HĐH cũng như Hệ phần mềm Tin học văn phòng, với tốc độ này nó ảnh hưởng trực tiếp đến giảng dạy và học tập bộ môn.
+ Dạy môn học dựa trên phần mềm mà bản thân phần mềm thay đổi dẫn đến việc đào tạo của bộ môn cũng phải thay đổi theo.
+ Do liên tục ra đời các sản phẩm mới dẫn đến trong thực tế tồn tại nhiều sản phần mềm khác nhau người dạy buộc phải lựa chọn phần mềm nào để giảng dạy sao cho đáp ứng được mục tiêu của môn học đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2. Sự cần thiết phải cập nhật đổi nội dung và phương pháp giảng dạy môn Tin học đại cương:
Để giảng dạy ta phải tìm hiểu bản chất của từng nội dung đơn vị của kiến thức từ đó đề ra phương pháp giảng dạy thích hợp cho đơn vị kiến thức đó. Mỗi khi bản chất của đơn vị kiến thức thay đổi thì việc giảng dạy nó cũng phải thay đổi theo.
Sự phát triển của Công nghệ thông tin học dẫn đến một số khái niệm cũ mất đi, một số khái niệm thay đổi, một số khái niệm mới hình thành. Từ đó dẫn đến việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy là việc làm tất yếu theo nhịp phát triển của nó.
Để minh hoạ cho phần trình bày trên, xin trình bày ví dụ sau:
Ví dụ 1: Để thuận tiện cho việc quản lý tệp tin, trong hệ điều hành Dos xây dựng khái niệm Thư mục (Directory). Thư mục là một dạng quản lí tệp tin thành từng nhóm theo nhiều cấp của hệ điều hành, tổ chức các thư mục theo cấu trúc hình cây, gốc cây chính là thư mục gốc của ổ đĩa, thư mục gốc được tạo sẵn trên ổ đĩa do lệnh Format tạo ra.
Như vậy với cấu trúc cây thư mục trên thì gốc cây chính là thư mục gốc của ổ đĩa. Sau khi Windows 95 ra đời khái niệm Thư mục lúc này không còn là Directory nữa mà đã thay đổi thành Folder (Dịch sang tiếng Việt là vẫn là Thư mục) song cấu trúc cây thư mục này không có gốc nhất định nữa, hoàn toàn chọn gốc và ngọn do người dùng tuỳ chọn ( thường nói vui là Chim Ri là dì Sáo Sậu, Sáo Sậu là cậu Sáo Đen…..). Cụ thể như sau, nếu lấy màn hình nền là gốc thì cấu trúc cây như sau:
Desktop -> My Computer -> Ổ đĩa C:-> ….. Desktop…
(Desktop là mẹ của My Computer, My Computer là mẹ của ổ đĩa C:’ ổ đĩa C: là mẹ của Desktop..)
Người dùng có thể thao tác quản lí tệp tin thư mục trong thư mục Desktop khi vào Explore hay thao tác trên màn hình nền là hoàn toàn tương đương nhau.
Thêm nữa tên Thư mục thời Dos và Win 3.X chỉ cho phép dài 8 kí tự và không chứa kí tự đặc biệt không chứa dấu cách, sang Win 95 đã được thoải mái đặt tên hơn.
Rõ ràng khái niệm Thư mục đã thay đổi cần phải cập nhật
Ví dụ 2: Trong Word 2003, mỗi đối tượng vẽ người dùng có tạo bóng (Shadow) cho nó, bóng chỉ đơn giản là bóng có rất ít tuỳ chọn để chính bóng của nó (bóng nét hay mờ). Khi phát triển sang Word 2007. Mỗi đối tượng vẽ không chỉ tạo bóng và chỉnh bóng của mà còn tạo hình phản chiếu của nó. Có thể nói ở Word 2003 chỉ có Bóng-Shadow ( Cũng có thể coi bóng và phản chiếu vẫn chỉ là Shadow). Sang Word 2007 Bóng-Shadow đã được tách thêm thành Bóng-Shadow và Phản chiếu- Reflection. Sang Word 2013 cho phép người dùng chỉnh hình phản chiếu tương đối linh hoạt.
3. Một số ý kiến đề xuất:
+ Để cập nhật nội dung môn học cần thiết phải xây dựng tài liệu học tập theo sự thay đổi của phần mềm.
+ Đối tượng học Tin học đại cương đa phần gồm các sinh viên đã được trang bị ít nhiều kiến thức tin học ở trường phổ thông. Vì vậy, ngoài tài liệu mới còn cần xây dựng tài liệu theo chuỗi cập nhật của các thế hệ phần mềm thông dụng làm tài liệu tham khảo giúp người đọc có thể thao tác trên bất kỳ phần mềm thông dụng nào.
Kết luận:
Việc dạy môn Tin học đại cương liên quan chặt chẽ đến sự phát triển phần mềm cũng như phần cứng, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải dạy học theo tinh thần cập nhật như cập nhật phần mềm, không thể ta cứ đào tạo quét vôi còn ngoài xã hội họ lại sơn.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Quang Vinh (chủ biên) (2010), Tin học đại cương, xuất bản lần 3, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- http://www.pcworld.com.vn/
- Phần mềm Hệ điều hành Microsoft Windows và phần mềm Microsoft Office
Bài: ThS. Nguyễn Long Vân
Khoa LLCT&KHCB
Điện thoại: 0915123657
Email: Vannl@huc.edu.vn
Một số hình minh hoạ trong bài:
Hình 1- Một số hình ảnh Logo của HĐH Microsoft Windows qua các thời kỳ phát triển
Hình 2- Một số hình ảnh Logo của Microsoft Office qua các thời kỳ phát triển