Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) 1.a. Người nói trong đoạn trích là anh thanh niên – Người nghe là bác họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp. Hàm ý của câu nói : “Chè đã ngấm rồi đấy” ý muốn nói bác họa sĩ và cô gái trẻ hãy vào nhà uống nước. – Người nghe là bác ...
Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) 1.a. Người nói trong đoạn trích là anh thanh niên – Người nghe là bác họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp. Hàm ý của câu nói : “Chè đã ngấm rồi đấy” ý muốn nói bác họa sĩ và cô gái trẻ hãy vào nhà uống nước. – Người nghe là bác họa sĩ và cô kĩ sư đều hiểu hàm ý trong câu nói của anh thanh niên, bởi ngay sau lời nói thì “Ông liền theo anh thanh niên vào trong nhà”. b. Người nói: anh Tấn ...
1.a. Người nói trong đoạn trích là anh thanh niên
– Người nghe là bác họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp.
Hàm ý của câu nói : “Chè đã ngấm rồi đấy” ý muốn nói bác họa sĩ và cô gái trẻ hãy vào nhà uống nước.
– Người nghe là bác họa sĩ và cô kĩ sư đều hiểu hàm ý trong câu nói của anh thanh niên, bởi ngay sau lời nói thì “Ông liền theo anh thanh niên vào trong nhà”.
b. Người nói: anh Tấn
– Người nghe: Thím Hai Dương
– Hàm ý của câu nói “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…” ý nói tôi không thể cho những đồ đạc này được.
– Người nghe là thím Hai Dương hiểu được nhưng cố nói lảng sang vấn đề khác nhằm thuyết phục anh Tấn cho mình những đồ đạc này “..Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng”.
c. Người nói: Thúy Kiều
– Người nghe: Hoạn Thư
– Hàm ý của câu nói:
+ “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”: ý nói người sang trọng, quý phái như tiểu thư cũng có lúc phải đến đây.
+ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” : gây ra nhiều việc cay nghiệt thì giờ sẽ phải trả giá thích đáng.
– Người nghe hoàn toàn hiểu được, ả hồn lạc, phách xiêu mà khấu đầu “Hoạn thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
2. Hàm ý của câu nói “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ” ý muốn nói ông Sáu nếu không xuống chắt nước thì cơm sẽ nhão.
– Bé Thu không nói thẳng mà sử dụng hàm ý vì bé không thích ông Sáu, không công nhận ông Sáu là ba của mình, sử dụng hàm ý như một cách chối từ công nhận.
– Việc sử dụng hàm ý không thành công, vì ông Sáu hiểu nhưng vẫn cố tình ngồi im, muốn bé Thu phải gọi mình là ba “Anh Sáu vẫn ngồi im”.
3. Điền vào lượt trả lời của B
A: Mai về quê với mình đi!
B: Mai mình bận rồi
A: Đành vậy
4. Hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường thể hiện qua câu nói, đó là: tuy hi họng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư nhưng nếu nỗ lực thực hiện thì sẽ thành công.
5. Các câu có hàm ý mời mọc và từ chối trong cuộc đối thoại giữa em bé và mây, sóng:
– Các câu có hàm ý mời mọc
+ “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, với vầng trăng bạc”
+ “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn…”
– Các câu hàm ý từ chối
+ “Mẹ mình đang đợi ở nhà”
+ “Làm sao mình có thể rời mẹ mà đi được”