Phòng bệnh cho chim cút
Hiện nay chưa có các nghiên cứu kỹ về các bệnh dịch xảy ra trên cút nuôi ở Việt Nam, và cũng chưa có loại vaccin nào để chủng ngừa cho cút. Trên thực tế, có vài nơi đã xảy ra dịch gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Người ta ghi nhận được một số triệu chứng và bệnh tích điển hình ở hầu hết ...
Hiện nay chưa có các nghiên cứu kỹ về các bệnh dịch xảy ra trên cút nuôi ở Việt Nam, và cũng chưa có loại vaccin nào để chủng ngừa cho cút.
Trên thực tế, có vài nơi đã xảy ra dịch gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.
Người ta ghi nhận được một số triệu chứng và bệnh tích điển hình ở hầu hết các ổ dịch đã xay ra, và nhận thấy rằng chỉ độc nhất có một loại bệnh này gây ra dịch lớn mà thôi, chưa thấy loại bệnh nào khác gây thiệt hại lớn. Có chăng là một số chứng và bệnh tật thông thường có thể gây tổn thất không đáng kể cho người nuôi.
Theo quan niệm cũ, cút là giống gia cầm có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh tật. Quan niệm này không còn phù hợp với hiện tình chăn nuôi cút, vì có nhiều bằng chứng cho thấy người nuôi cút có bị thiệt hại do cút bị nhiễm bệnh.
Bệnh ngộ độc thức ăn
Cút rất dễ nhạy cảm với các loại thức ăn không hợp vệ sinh như nhiễm nấm mốc, thức ăn cũ, hôi dầu. Trên cút con, có hiện tượng gầy còm, mất nước, đi lảo đảo hoặc đứng lì một chỗ với tư thế đầu chúc xuống.
Bệnh này trên cút đẻ sẽ làm giảm năng suất trứng. Cút ít ăn, đầu chúc xuống, co giật, quay đầu lia lịa, đi thụt lùi hoặc xoay mòng mòng.
Phòng ngừa
Lựa chọn nguyên liệu thức ăn tốt, mới, thơm, có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trộn thức ăn. Thức ăn trộn xong chỉ nên dùng trong vòng 3-5 ngày. Trong điều kiện hiện nay, chưa có cơ sở sản xuất thức ăn nào đảm bảo tối đa chất lượng thức ăn, cho nên việc lựa chọn thức ăn cho cút hết sức nghiêm khắc để tránh hậu quả có thể xảy ra.
Chữa trị
– Ngưng ngay thức ăn đang dùng. Chọn lựa thức ăn tốt thay thế vào.
– Chích I.M. hỗn hợp sau đây:
Strychnin 1mg + vitamin B1 50mg + vitamin B12 1.000y dùng cho 3-5 con cút đẻ. Đối với cút con, cho uống 10-15 cc. Mỗi ngày 2 lần.
Chứng thiếu dinh dưỡng tổng quát
Chứng thiếu dinh dưỡng tổng quá thể hiện
+ Cút con chậm lớn, còi cọc, lông ngắn, khô, lông không đồng đều.
+ Cút đẻ năng suất trứng giảm, trứng nhỏ.
Phòng và trị
Chọn nguyên liệu thức ăn tốt, ít chất xơ, tổ hợp công thức thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường. Chú ý thêm vitamin các loại vì nhu cầu của cút rất lớn, pha vitamin trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn.
Chứng sưng mắt
Sưng mắt thường do thiếu vitamin A và do khí độc có trong chuồng quá lớn (như ammoniac).
Phòng và trị
+ Bổ sung vitamin A liều 10.000 IU/con/ngày.
+ Điều chỉnh thông thoáng chuồng nuôi.
+ Nhỏ mắt: collyre Chloramphenicol 1% mỗi ngày 2 lần.
Chứng nằm liệt của cút đẻ
Cút đẻ nằm liệt nguyên nhân trực tiếp là do một trong hai cánh của cút bị gãy làm mất thăng bằng, cút không đứng được, nằm một chỗ và không ăn uống dược, ốm dần và chết, Chứng này thường xảy ra ở cút đã trên 4 tháng đẻ. Nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng Ca -P trong bộ xương, nhất là xương cánh rất dòn và dễ bị gãy. Vì sau thời gian đẻ, lượng Ca trong cơ thể luôn luôn bị cân bằng âm, thiếu hụt liên tục.
Phòng ngừa
Cung cấp đầy đủ Ca và P trong khẩu phần. Chọn bột sò và bột xương tốt, không pha tạp chất để bổ sung trong khẩu phần.
Pha Terramycin và Vitamin C trong nước uống với liều 50mg Terramycine/1 lít nước và 500mg Vitamin C/lít để tăng cường khả năng hấp thụ Ca và P của đường ruột.
Cung cấp thêm vitamin D3 500Ul/con/ngày.
Hội chứng chết thình lình (Sudden Death Syndrome – SDS)
Cút đẻ nuôi một thời gian khai thác trứng thường có hao hút do nhiều nguyên nhân nhưng ở trong mức giới hạn có thể chấp nhận được.
Thường tỉ lệ hao hụt 1-1,5%/ tháng. Tuy nhiên có những trường hợp tỉ lệ hao hụt cao hơn vài phấn trăm trong một tháng thì gọi là hội chứng chết thình lình (viết tắt là SDS).
Nguyên nhân của hội chứng này là hỗn hợp nhiều yếu tố: di truyền, dính dưỡng không phù hợp và nhiễm trùng bộ phận sinh dục (ống dẫn trứng và âm đạo).
Phòng ngừa
– Chọn giống tốt
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: đạm có giá trị sinh học cao (bột cá cơm hoặc cá liệt loại tốt), bột sò, bột xương trắng, tăng cường bổ sung vitamin.
– Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống sạch sẽ.
– Pha thường xuyên trong nước uống Tetramycin và vitamin liều 200 mg/lít Tetramycin va Polyvitamin (loại vitaporos) 1 g/5 lít hoặc Tetramycin Egg Formula theo chỉ dẫn của nhà sản xuất (tăng liều gấp 3).
Bệnh dịch của cút
Cút cùng thường bị dịch bệnh phá hại gây tổn thất cho người chăn nuôi.
Nguyên nhân dịch bệnh của cút là do một loại vi trùng chưa xác định rõ, đặc biệt chỉ gây bệnh cho cút. Các gia cầm khác không bị nhiễm. Bệnh biểu hiện các loại cút là:
Trên cút con
Cút từ tuần tuổi thứ 2 đến tuần tuổi thứ 3, biểu hiện bằng hiện tượng lờ đờ: đầu gục nằm chồng đống, bỏ ăn, đít dính phân trắng, nặn ra thấy trắng đục hoặc có nước nhầy.
Trên cút đẻ
Cút đẻ giảm năng suất, vỏ trứng mềm và màu nâu, không có vết đốm màu trên vỏ, đi phân nước trắng và chết rất nhiều.
Đặc điểm của loại bệnh này là không gây nhiễm lâu dài. Chừng hai tháng nếu cút còn sống sót sau trận dịch, nếu bị tấn công lần thứ 2 cút vẫn bị bệnh như thường.
Phòng ngừa: ở vùng chăn nuôi thường bị bệnh nên cho uống thuốc phòng định kỳ.
Ch ữa trị: Tăng liều thuốc gấp đôi hoặc gấp 3 so với lần đầu.
Những “trục trặc” bên trong cơ thể cút, dù là do dinh dưỡng hay do bệnh, thường được thể hiện rất sớm qua tình trạng của phân. Do đó, hàng ngày khi dọn phân cút nếu lưu ý quan sát người nuôi có thể phát hiện sớm được những ”trục trặc” đó:
- Khi đàn cút khỏe mạnh, đi phân khô ráo, phía đầu có vết trắng. Nếu cút vẫn bình thường nhưng phân hơi lỏng hơn, coi chừng thức ăn mặn hay thời tiết nóng quá làm cút uống nước nhiều. Nhưng nếu phân lỏng hoàn toàn và có đốm trắng, coi chừng bệnh dịch rất nguy hiểm.
- Khi phân sệt như sáp, thường được gọi là phân sáp, do việc xáo trộn như chuyển chuồng cũng làm cút đi phân sáp trong vài ngày đầu. Thường trong chuồng có tỉ lệ vài phần trăm con đi phân sáp nhưng đó là bình thường.
- Khi phân khô ráo nhưng có màu xanh, do premix trộn trong thức ăn có chứa nhiều sulfat đồ
- Năm 2003 xuất hiện cúm gia cầu ở Việt Nam, chủng H5N1, nhiều đàn cút bị nhiễm bệnh và tổn thất lớn. Giải pháp cách ly và an toàn sinh học của trại nuôi rất quan trọng để kiểm soát dịch bệnh này.