23/05/2018, 15:16

Những điều khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe đà điểu

Va chạm Cọ sát gây tổn thương dạ dày là một vấn đề thường xuyên gặp phải trong quá trình chăn nuôi (đà điểu có thể nuốt phải những vật lạ do việc chăm sóc không đúng phương pháp). Tình trạng căng thẳng kèm theo điều kiện tiếp xúc với các vật lạ ở xung quanh sẽ là một trong những nguyên nhân ...

Va chạm

Cọ sát gây tổn thương dạ dày là một vấn đề thường xuyên gặp phải trong quá trình chăn nuôi (đà điểu có thể nuốt phải những vật lạ do việc chăm sóc không đúng phương pháp). Tình trạng căng thẳng kèm theo điều kiện tiếp xúc với các vật lạ ở xung quanh sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho đà điểu ăn bừa bãi cả những vật dễ gây ra cọ sát với mề tuyến và ngăn trong của mề. Một số sai sót trong chăn nuôi cũng có thể gây tác hại tới dạ dày, ví dụ như vận chuyển chúng tới một nơi không quen thuộc, dùng thức ăn không hợp khẩu vị, pha chế nhiều sai sót gây hạn chế về tác dụng thức ăn, thiếu thức ăn, thức ăn có quá nhiều chất xơ, cho ăn cỏ hoặc cỏ linh lăng chưa được cắt nhỏ, vận chuyển đà điểu tới một trang trại mới hoặc một bãi quây khác, cho các con non mới nở ăn mà không có những con lớn hơn ăn làm mẫu, thiếu sự luyện tập cho các con non mới nở và cho ăn nhiều cát, sỏi quá v.v…

Ở đà điểu, tác động gây cọ sát dạ dày có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu bị dạng cấp tính, đà điểu sẽ ngừng ăn, uống hoàn toàn mặc dù vẫn có thể nhìn thấy chúng mổ vào thức ăn và có vẻ như đang ăn. Ở dạng này, lượng phân giảm rất nhiều và nước tiểu trở nên sền sệt. Tình trạng sức khỏe của con vật suy giảm nhanh và sẽ chết trong vòng một vài ngày. Với dạng mạn tính, các vật lạ chiếm chỗ trong dạ dày sẽ làm hạn chế việc lấy thức ăn rất nhiều. Khi đó đà điểu có các triệu chứng suy dinh dưỡng như chậm lớn, lông mọc kém và chân không bình thường. Dùng tay sờ, nắn bụng của đà điểu là cách chẩn đoán đơn giản và hiệu quả nhất; Nên dùng phương pháp chụp X quang để chẩn đoán những tác động do ăn qua nhiều cát sỏi và những vật gây cản tia bức xạ, tuy nhiên để phát hiện những vật gây ảnh hưởng tới dạ dày như cành cây và những thứ tương tự thì phương pháp này lại ít có tác dụng.

Cho đà điểu uống loại muối nhuận tràng (hay còn gọi là muối magiê sunfat) có thể hạn chế được những ảnh hưởng gây các vết xây sát mạn tính nhẹ. Dùng phẫu thuật lấy ra các vật lạ chỉ là biện pháp áp dụng trong trường hợp đã chắc chắn đang bị tác hại hoặc rõ ràng đã nuốt phải các vật lạ từ bên ngoài.

Hiện tượng mổ lông và mổ thịt nhau

Thói xấu đối với đà điểu là nhổ lông, ăn lông và mổ vào thịt nhau ở mọi độ tuổi. Những thói xấu này cói thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều đàn đà điểu. Chúng làm mất thẩm mỹ của con đà điểu và dẫn tới làm giảm giá trị của chúng trên thị trường. Hơn nữa, khi bị nhổ mất lông đi, đà điểu sẽ cần phải tăng các nhu cầu về dinh dưỡng để mọc lại; Thói xấu của đà điểu là do một loạt tác động qua lại của nhiều yêu tố.

Các thói xấu như mổ lông, cánh, mũi ngón chân và bộ phận khác trên cơ thể được xem là một trong những hậu quả nghiêm trọng trong chăn nuôi đà điểu nhốt. Tình trạng này thường hay xảy ra với các con đà điểu non, các con nhỡ, thậm chí cả với các con trưởng thành và có thể dẫn tới tình trạng đánh chết nhau nếu không được xử lý kịp thời. Các thói xấu của đà điểu thường là do cách chăn nuôi không đúng như nhốt quá đông, quá nóng, không thoáng gió, ẩm, cường độ ánh sáng không phù hợp, chỗ ăn, uống chật chội, nhốt lẫn những con đà điểu bị thương hoặc bị ốm, nhốt các con to lẫn với con nhỏ chung một chuồng v.v… Thói quen xấu này của đà điểu xảy ra hoàn toàn không giống như ở loài vật khác.

Trong một chừng mực hạn chế, thói quen của chúng được coi là do chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết hoặc thức ăn có quá nhiều những chất khác. Chế độ ăn quá ít muốì, protein, chất xơ và không đủ số lượng cùng có thể sinh ra các thói xấu. Nói chung, có giả thuyết cho rằng đà điểu có thói quen thích mổ vào những cái lông bờm xờm hơn là mổ vào những cái lông mượt mà và mổ cũng là một cách để rỉa thịt. Chế độ ăn có quá nhiều ngô vàng cũng bị cho rằng sẽ kích thích mọc ra những cái lông bờm xờm hoặc xoăn lại và vì thế cũng kích thích thói quen mổ lông của đà điểu. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng khác để chứng minh cho các quan niệm này.

Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của tất cả các loại chim, kể cả đà điểu. Khi những con đà điểu non được nuôi nhốt trong chuồng thì hoạt động của chúng sẽ thay đổi theo cường độ ánh sáng. Trong điểu kiện ánh sáng sáng chói dễ xảy ra tình trạng mổ lông và mổ lẫn nhau. Có thể giải quyết tình trạng mổ nhau này, đơn giản là giảm bớt cường độ ánh sáng. Nói chung, ánh sáng chói hơn sẽ có nguy cơ khiến đà điểu mổ lông và thịt nhau nhiều hơn. Thường thì có thể tránh nguy cơ trên bằng cách nuôi các con non ở những khu vực không có ánh sáng ban ngày hoặc nếu là ánh sáng nhân tạo thì phải được phân bố đồng đều.

Có một số cơ sở để chứng minh rằng chế độ ăn chứa lượng chất xơ tương đối cao có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng mổ nhau của đà điểu. Phần nào đó điều này cũng được cho là chất xơ có ảnh hưởng tới chất lượng lông.

Nếu dùng cát để cho đà điểu làm ổ thì thói quen mổ nhau sẽ khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, điều này cũng chưa có kết luận ngã ngũ. Liệu những con đà điểu được ăn đủ chất xơ có bớt tình trạng mổ nhau hay là dùng rơm rác lót ổ thì sẽ tạo cho chúng nhiều cơ hội hoạt động ít thời gian rỗi thực hiện các thói xấu. Đà điểu ăn các loại thức ăn dạng viên tròn có vẻ hay mổ vào thịt nhau hơn. Nói chung, thói xấu mổ thịt nhau chắc chắn là do khi ăn thức ăn dạng viên, chúng sẽ còn nhiều thời gian rỗi để thực hiện các “trò” tinh nghịch của mình. “Trò chơi” của chúng là chọn mổ chỉ vào một con đà điểu và thường chỉ từ hôm trước đến ngày hôm sau là con đà điểu này sẽ bị trơ trụi hoàn toàn.

Trong điều kiện đà điểu không có thời gian rỗi, được tập luyện thường xuyên, được cung cấp đủ số lượng thức ăn theo khẩu phần ăn cân đối cũng như nước sạch để uống thì thói quen mổ lông và rỉa thịt sẽ được hạn chế tới mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu thói quen đó vẫn còn tiếp diễn thì nên thêm 2% muối vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng liên tục trong khoảng bốn tới năm ngày thì cũng hạn chế và làm dừng hẳn tình trạng mổ vào thịt nhau ở đà điểu. Muối phải được nghiền nhỏ, không được để vón cục để tránh có những con ăn phải qua nhiều muối một lúc.

Dùng muối để chữa thói quen mổ nhau ở đà điểu là phương pháp đang được áp dụng tại 99% trang trại chăn nuôi. Có thể pha nước muối bằng cách cho một thìa canh đầy muối vào 4,5 lít nước uống cho mỗi buổi chiều. Cách ba ngày lại cho uống nước pha muối thành phần như vậy trong nửa ngày. Đồng thời, nên  bổ sung thường xuyên từ 0,5 đến 1 phần trăm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ostrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dãOstrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dã

Sốc (khủng hoảng tinh thần)

Vào cỡ khoảng ba tháng tuổi, đà điểu dễ bị chết do nguyên nhân bị sốc. Tình trạng gây trầy xước, gãy xương và trật khớp khuỷu chân hoặc cánh nguyên nhân thường là do cách bắt đà điểu không đúng (ví dụ như cầm vào cánh), thiết kế hàng rào và bãi quây không hợp lý, chuyên chở hoặc vận chuyển không đúng cách hoặc để chúng thường xuyên chạy tán loạn cũng gây sốc dẫn tới chết.

Chân bị choãi

Tình trạng chân bị choãi ở đà điểu non (đặc biệt trong tuần tuổi đầu tiên) dường như có liên quan tới điều kiện ấp. Tuy nhiên các yếu tố khác như bề mặt nền của buồng nở con cũng như rác rưởi trong khu vực nở con đều gây ảnh hưởng.

Thân nhiệt bất thường

Đà điểu non được nuôi không có mặt bố mẹ thì cần có các điều kiện tối ưu. Nếu điều kiện nhiệt độ thấp trong một thời gian dài thì có thể gây ra tình trạng giảm thân nhiệt, chậm phát triển và làm chết đà điểu non. Đôi khi còn có thể gây ra các bệnh mạn tính như tai biến tim mạch, tràn dịch màng ngoài tim và tụ huyết thanh trong bụng.

Xoắn ruột

Mặc dù vấn đề này chỉ xảy ra ở từng con riêng biệt trong đàn nhưng nó cũng rất nguy hiểm và có thể gây ra khả năng chết tới 25%. Nguyên nhân gây ra xoắn ruột có thể liên quan tới sự thay đổi lớn trong chế độ ăn (từ loại thức ăn được cô đặc, vê tròn chuyển sang chế độ ăn chủ yếu là các loại lá được băm nhỏ).

Nhạy cảm với ánh sáng do ăn rau mùi

Những biến chuyển lâm sàng và bệnh lý đã chứng tỏ rằng bệnh nhạy cảm với ánh sáng cấp tính ở đà điểu là do ăn phải rau mùi (Petroselinum sativum), Các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận ở đà điểu cũng tương tự như các triệu chứng đã mô tả trong các trường hợp bệnh nhạy cảm với ánh sáng ở loài chim. Đối với đà điểu nhỡ, các vết tổn thương thường ở xung quanh mắt, mặt và tai. Còn đối với đà điểu trưởng thành thì nơi dễ bị ảnh hưởng nhất lại là da ở cẳng chân. Những tổn thương thành tật là những vết sẹo để lại trên da và màu da ở những chỗ bị tổn thương trên mặt, cẳng chân sẽ chuyển từ màu ghi bình thường sang màu hồng.

Rối loạn thần kinh do ăn thức ăn lạ

Cho đà điểu ăn các loại thức ăn dùng cho trâu bò nào đó có thể dẫn đến tác hại. Gần đây, dự án do tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hiệp quốc tài trợ ở Madagascar đã công nhận rằng cho đà điểu ăn cỏ gai trắng sẽ gây ra những rối loạn thần kinh mặc dù nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa rõ ràng.

0