Định giá các sản phẩm từ đà điểu
Thịt đà điểu Hiện nay, giá thịt đang được thả nổi trên thị trường thế giới trong khi chờ đợi có một cơ cấu giá cả hợp lý. Trong vài năm qua, thịt đà điểu mới chỉ được bán với một khối lượng nhỏ, thậm chí hiện nay thịt còn quá khan hiếm so với nhu cầu đến nỗi khó có thể dự đoán được cơ cấu giá ...
Thịt đà điểu
Hiện nay, giá thịt đang được thả nổi trên thị trường thế giới trong khi chờ đợi có một cơ cấu giá cả hợp lý. Trong vài năm qua, thịt đà điểu mới chỉ được bán với một khối lượng nhỏ, thậm chí hiện nay thịt còn quá khan hiếm so với nhu cầu đến nỗi khó có thể dự đoán được cơ cấu giá cả.
Vì hầu như không có sự cạnh tranh nên việc định giá sản phẩm cho người mua thực sự là một vấn đề khó. Giá cả này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực trên thế giới và theo từng loại thịt. Hiện nay, phần lớn thịt được bán dưới dạng thịt nạc ướp lạnh và đóng gói chân không. Giá thịt đà điểu nạc cũng thay đổi tùy theo giá FOB hay CIF, bán trực tiếp, hay bán lẻ. Năm 1997, giá thịt đà điểu đóng gói chân không giao FOB trung bình trên thế giới là 15 USD/kg. Mức giá này áp dụng ở thị trường Viễn Đông. Ở thị trường châu Âu giá cả cao hơn một chút (17 USD/kg).
Nhưng mức giá trên là mức giá trung bình trên thị trường. Một số mức giá được đặt ra thấp hơn mức giá trung bình này nhưng mức giá của thịt giao FOB đôi khi tăng cao hơn: 23 USD/kg. Những mức giá được đặt ra này đều dựa trên bối cảnh rất thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Ví dụ, năm 1997 giá bán lẽ thịt đà điểu nạc trung bình là khoảng 36USD một kilôgam trong khi giá thịt tại các cơ sở cung ứng thực phẩm còn tăng nhiều hơn.
Năm 1997, giá bán buôn trung bình là khoảng 24 USD một kilogam. Mực tiêu đặt ra cho những người bán lẻ là có thể tăng giá ít nhất 150% so với giá bán buôn, do đó mức bán lẻ trung bình sẽ là khoảng 36 USD/kg.
Giá thịt đà điểu dạng miếng khác trên thị trường quốc tế thậm chí còn khó dự đoán hơn. Ở châu Âu, loại thịt được ưa thích nhất là thịt cắt lát dày để làm bittet; loại thịt kém chất lượng hơn một chút nhưng vẫn rất cao cấp là thịt phile (nạc). Giá loại thịt làm bittết (FOB) là khoảng 13USD/kg trong khi giá bán buôn là 19USD/kg và giả bán lẻ là 31USD/kg.
Da đà điểu
Khác với sản phẩm thịt, da đà điểu có một cơ cấu xác định giá cụ thể và dễ dàng hơn. Năm 1997, giá da thô tính theo FOB trên thị trường quốc tế tăng từ 16USD lên 27,5USD/phút vuông (0,09m²). Một bộ da trung bình 14 phút vuông được bán với giá 385 USD một bộ và những bộ da đà điểu đã thuộc có chất lượng tốt được bán với giá khoảng 45 USD một phút vưông.
Mặt khác, nhu cầu về da đà điểu cao hơn cung do đó trong thời gian tới, cơ cấu định-giá ở trên cần được duy trì ổn định.
Lông đà điểu
Nhu cầu về lông đà điểu hiện nay không nhiều lắm như 20 – 30 năm trước đây. Hiện nay, giá lông đà điểu thay đổi tùy theo chất lượng và vị trí của lông mọc trên cơ thể. Giá lông cánh cao nhất vào năm 1997 là 250 USD một kilogam tính theo giá FOB. Trong khi đó, giá lông đuôi FOB là 25 USD/ kg. Do đó lông đà điểu được coi là sản phẩm thứ yếu trong chăn nuôi đà điểu.
Tương lai của ngành công nghiệp đà điểu
Việc thương mại hóa đà điểu ngày nay cũng diễn ra giống như các giai đoạn trước đây trong ngành gà công nghiệp (vào những năm 1920). Ngày đó, gà tây còn rất hiếm, khó tìm và đắt kinh khủng, một số loại gà giống trứng được bán với giá lên tới 2USD/con. Vào giữa những năm 1960, trên khắp thế giới chỉ có hơn 150 triệu con gà tây.
Hiện nay, ngành công nghiệp đà điểu ở châu Âu và Mỹ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng chế biến phục vụ kinh doanh thì vẫn còn yếu.
Năm 1992, trên thế giới có hơn 150.000 con đà đỉểu bị giết mổ, trong đó 95 phần trăm được chế biến ở Nam Phi. Đến nay, do vẫn chưa dễ đưa ra chính xác số lượng đà điểu dự đoán cần thiết để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện tại nên chưa thể nói đến tương lai.
Trong vài năm qua, việc chăn nuôi đà điểu đã phát triển rất tốt và ngành công nghiệp đà điểu đã đóng góp được một số thành tựu kinh tế. Tuy nhiên, ở nhiều trang trại, việc chăn nuôi đà điểu đặc biệt là với những con chưa trưởng thành vẫn còn tương đối đơn sơ. Tuy vậy hiện tại đã xuất hiện nhiều cơ hội lớn để cải thiện các khu vực ấp nhân tạo, cải thiện yêu cầu về dinh dưỡng cho con non cũng như môi trường sinh sản có chọn lọc. Mặc dù việc chăn nuôi đà điểu có một tiềm năng lớn nhưng thật đáng tiếc là đà điểu vẫn chỉ đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm ít ỏi của các nhà khoa học.