Chăm sóc đà điểu non
Khi mới đưa đà điểu non đến trang trại Phần này nói về việc vận chuyển ở mọi lứa tuổi và cách chăm sóc chúng khi đến trang trại. Quá trình vận chuyển (dù bằng đường bộ hay đường hàng không) cũng đều làm cho đà điểu non rất căng thẳng, vì chúng bị lạc vào những môi trường xung quanh không quen ...
Khi mới đưa đà điểu non đến trang trại
Phần này nói về việc vận chuyển ở mọi lứa tuổi và cách chăm sóc chúng khi đến trang trại. Quá trình vận chuyển (dù bằng đường bộ hay đường hàng không) cũng đều làm cho đà điểu non rất căng thẳng, vì chúng bị lạc vào những môi trường xung quanh không quen thuộc với chúng. Vận chuyển đà điểu trong mùa hè nóng nực, với nhiệt độ không khí lên tới 55 – 60°C sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số bước có thể làm giảm bớt căng thẳng cho đà điểu trong quá trình vận chuyển như sau:
+ Trước khi vận chuyển một ngày, trộn thêm vitamin và chất khoáng vào nước uống của đà điểu non. Điều này sẽ giúp đà điểu giảm bớt căng thẳng thông thường trong quá trình vận chuyển.
+ Vận chuyển vào ban đêm khi nhiệt độ không khí thấp nhất. Bóng tối của đêm sẽ làm cho đà điểu nằm im và nghỉ ngơi thư giãn trong khi vận chuyển. Như thế sẽ giảm bớt những hư hại không cần thiết do phải di chuyển quá nhiều để giữ cân bằng nếu chúng phải đứng trong lúc vận chuyển.
+ Vận chuyển với số lượng ít. Mặc dù có thể phải chia thành hai hoặc ba chuyến nhưng khi đến nơi mới, những con đà điểu này sẽ khỏe mạnh. Điều này sẽ tốt hơn là chở quá nhiều con trong một chuyến vì sẽ dễ làm cho chúng chết khi mới đến nơi.
+ Phải đảm bảo có hệ thống lưu thông không khí xung quanh đà điểu khi vận chuyển. Có thể dùng nhiều loại phương tiện để vận chuyển, chẳng hạn như xe ngựa kéo, xe tải nhỏ hoặc một loại xe được thiết kế đặc biệt. Trên xe phải có các loại quạt thông gió để đẩy hơi nóng và khí cacbonic ra ngoài, đồng thời hút không khí trong lành vào trong xe.
+ Khi mới đến, phải có đủ nước mát, sạch để cho đà điểu uống. Việc “điều trị” bằng nước trong ba, bốn ngày đầu mới đến là rất có lợi trong việc giảm bớt căng thẳng do quá trình vận chuyển gây ra. Đồng thời nó còn giúp đà điểu ổn định trong môi trường mới. Phải che mát cả ngày cho đà điểu, ít nhất là bảy ngày sau khi vận chuyển (hoặc che lâu hơn, nếu có thể). Đặt các máng đựng thức ăn và nước uống ở trong bóng râm để khuyến khích đà điểu ở trong bóng râm.
+ Nếu là đà điểu nhập khẩu thì sẽ phải nhốt chúng cách ly một thời gian trong môi trường đã kiểm dịch (hoặc bán kiểm dịch) với các tiêu chuẩn vệ sinh cao. Các tiêu chuẩn vệ sinh này cũng phải được duy trì khi nuôi trên trang trại.
Khi mới chuyển đà điểu tới trang trại, tốt nhất nên nhốt chúng trong chuồng từ ba đến bốn ngày, sau đó mới thả vào các bãi quây. Điều này rất cần thiết đế chúng có thời gian tự mình làm quen với môi trường mới.
Nhiều nhà chăn nuôi, thường thả ngay đà điểu mới được chuyển đến vào các bãi quây rộng. Cách làm này có thể rất dễ làm đà điểu bị chết vì trong suốt thời gian vận chuyển, đà điểu bị nhốt rất lâu trong thùng gỗ. Do đó, khi thả ra bãi rộng, chúng sẽ chạy loạn xạ ra xung quanh và có thể sẽ va vào hàng rào khiến chúng bị thương.
Đáng tiếc là hàng năm có rất nhiều con đà điểu đang ở độ sinh sản tốt nhất đã bị chết do cách làm này.
Các khu vực chăn nuôi hoặc các bãi quây mới của đà điểu không nên có đá to hoặc những vật dễ gây nguy hiểm. Khi di chuyển đà điểu (ở bất cứ tuổi nào) đến một môi trường mới hoặc bãi quây khác, tránh để đà điểu ăn lung tung những vật lạ. Những vật lạ bị chúng ăn vào có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Trong vài ngày đầu nhốt đà điểu trong khu chăn nuôi mới, nên cho chúng ăn loại thức ăn quen thuộc của chúng. Khoảng trên bảy ngày rồi mới thả dần dần cho đà điểu ăn loại thức ăn mới. Cách cho đà điểu ăn loại thức ăn mới dễ nhất là sau bốn ngày, cho ăn cả hai loại thức ăn rồi sau đó giảm bớt số lượng máng đựng loại thức ăn cũ.
Mật độ nuôi đà điểu non
Trong vài tuần đầu tiên, những con đà điểu non cần được giữ ở trong nhà, trừ khi nhiệt độ không khí quá cao và khó duy trì được nhiệt độ không đổi trong các khu vực ấp.
Trong các giai đoạn ấp và chăm sóc, số lượng đà điểu quá đông có thể làm cho chúng chậm lớn, sinh bệnh tật, con nọ mổ, rỉa con kia. Khoảng trống cần thiết cho đà điểu có thể khác nhau một chút, tùy theo cách sắp xếp. Tuy nhiên, theo như 1 hướng dẫn thì nên giữ khoảng trông sàn là 0,5m2/một con đà điểu trong ba tuần đầu. Tới tuần thứ năm thì tăng diện tích khoảng trông sàn lên 0,7m2/một con. Từ khoảng tuần tuổi thứ năm, tùy theo điều kiện về thời tiết mỗi ngày cần cho đà điểu ra ngoài trời khoảng một giờ.
Đặt chip điện tử cho đà điểu
Dùng chip điện nhỏ đặt vào trong cơ thể đà điểu để nhận biết từng con, giống như cách dùng thiết bị tia laze rà quét trên mã vạch để nhận ra các loại hàng hóa khi tính tiền trong các siêu thị. Ngoài ra phương pháp nhận dạng bằng điện tử cũng rất cần thiết đối với việc nhận biết những con đà điểu.
Mạch điện nhỏ dùng để lưu giữ con số nhận dạng điện tử được gọi là “thiết bị tự động phát tín hiệu nhận dạng”. Loại mạch điện này có nhiều kích cỡ, loại nhỏ nhất có kích thước bằng cỡ hạt cơm. Các thiết bị tự động nhận diện bằng điện tử rất dễ đặt vào trong người con đà điểu, giống như cách chữa bệnh bình thường. Thiết bị đặt vào trong người con đà điểu sẽ nằm nguyên trong đó suốt đời và bất cứ lúc nào ta dùng thiết bị đọc tín hiệu nhận dạng trên điện tử ra bên ngoài nó cũng hiện lên con số nhận dạng. Thiết bị phát tín hiệu nhận dạng đặt trong bụng đà điểu là loại thiết bị thụ động. Chúng không có pin và chúng chỉ hoạt động khi nào được thiết bị đọc tín hiệu cung cấp năng lượng bằng sự phát ra các tín hiệu radio tần số thấp. Khi đó, thiết bị phát tín hiệu sẽ phát trở lại tín hiệu tần số radio tối máy rà và máy rà sẽ giải mã tín hiệu rồi hiện lên một màn hình nhỏ giống như màn hình của máy tính điện tử. Vì loại máy phát tín hiệu này không dùng pin nên rất tiện lợi.
Thời gian đặt chip vào trong người con đà điểu tốt nhất là khi chúng được một ngày tuổi. Nên đặt chip ở phần cơ hình ống (phần cơ nhỏ dưới tai trái). Một người giữ con đà điểu, còn một ngươi khác một tay kéo nhẹ đầu ra và giữ trong lòng bàn tay rồi dùng tay kia để đặt chip.
Nếu dùng loại chip mua đại trà thì cần phải ngâm vào dung dịch khử trùng, sau đó lồng chip vào kim của xilanh rồi lại nhúng vào dung dịch khử trùng lần nữa trước khi cấy vào người con đà điểu. Mặt khác, cần phải thay kim sau khoảng 15 lần cấp vì khi đó kim đã bị cùn. Cấy chip điện tử cho đà điểu sẽ mang lại nhiều ích lợi.