23/05/2018, 15:16

Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu đang tăng trưởng

Ngay sau khi nở được nuôi chung, không tách riêng con đực và con cái. Nhưng nếu đà điểu được nuôi chỉ với mục đích lấy thịt và da thì phải nuôi riêng con đực vì chúng lớn nhanh hơn, cần một chế độ ăn có protein cao hơn và quan trọng hơn là thời gian chuyển hóa thức ăn lâu hơn con cái. Do vậy, nếu ...

Ngay sau khi nở được nuôi chung, không tách riêng con đực và con cái. Nhưng nếu đà điểu được nuôi chỉ với mục đích lấy thịt và da thì phải nuôi riêng con đực vì chúng lớn nhanh hơn, cần một chế độ ăn có protein cao hơn và quan trọng hơn là thời gian chuyển hóa thức ăn lâu hơn con cái. Do vậy, nếu nuôi chung con đực và con cái với nhau thì hoặc sẽ làm giảm thời gian quay vòng của lứa nuôi hoặc sẽ phải bán đi những con cái có khối lượng có thể nhỏ hơn con đực. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu đực và cái cho thấy rằng cần phải nuôi riêng chúng.

Giống như tất cả các loài chim, đà điểu là loài động vật có dạ dày một ngăn. Tuy nhiên, đà điểu có một số nét đặc trưng về giai phẫu rất thú vị. Nó không có diều, đoạn đầu của thực quán giống như một cái túi để tạm chứa thức ăn cho tới khi con đà điểu ngẩng đầu lên để nuốt chúng. Đoạn cuối của thực quản rộng hơn, đoạn này nối liền với mề.

Đà điểu từ một ngày tới ba tháng tuổi

Đà điểu non có thể sống nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ từ lòng đỏ trứng trong bảy tới mười ngày đầu tiên. Do đó, sau khi nở, các con non cần nước hơn là cần ăn ngay. Chính vì lý do này mà sau khi nở từ hai tối ba ngày không cần phải cho ăn. Trước tiên cần kiểm tra chắc chắn là các con non đã tìm thấy nước uống, sau đó giúp chúng có thời gian để sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ của lòng đỏ nhanh chóng.

Cần phải đảm bảo chắc chắn là các con non thường vẫn uống nước bình thường. Nếu chúng không uống thì cần phải tăng cường độ ánh sáng hoặc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng nuôi. Nước tiểu có màu trắng có nghĩa là đà điểu đã bị mất nước. Sau hai ngày mất nước, nước tiểu thải ra chuyển từ không màu thành màu trắng đục. Sau ba ngày mất nước trở lên thì chúng không thể đi tiểu được. Máng nước cho dà điểu uống phải rộng bằng cỡ cd thể của con đà điểu ở bất cứ độ tuổi nào. Đầu tiên nên cho các con non ăn loại thức ăn đã xay vụn. Nếu cho đà điểu ăn trên nền chuồng thì nên rắc thức ăn lên giấy hoặc các thùng đựng trứng trong tuần đầu tiên, sau đó cho thức ăn vào máng để cho chúng ăn.

Cần phải lưu ý một số điểm có vai trò quan trọng như khi đưa ra công thức trộn các thành phần trong khẩu phần ăn cho đà điểu non, ở những con đà điểu nuôi với mục đích lấy thịt hoặc đẻ trứng thì trong giai đoạn đầu, cần phải điểu chỉnh các thành phần trong khẩu phần ăn để tránh các vấn đề thường xảy ra như cẳng chân và xương phát triển nhanh quá dẫn tới tỷ lệ giữa cẳng chân và cơ thể không bình thường do chân phát triển dài hơn. Do đó, nên hạn chế một loại thức ăn trong khoảng ba tới bôn tháng đầu sau khi nở. Biện pháp hạn chế số lượng và chất lượng thức ăn có lẽ là thích hợp nhất.

Theo cách hạn chế sốlượng thức ăn thì các con non sẽ được cho ăn một lượng thức ăn định trước mỗi ngày, hoặc cho ăn một lần trong ngày, hoặc chia thành hai tới ba lần. Điều bất lợi của phương pháp này là những con khỏe hơn hoặc những con hung hàng hơn sẽ ăn nhiều thức ăn hơn những con khác. Điều này sẽ làm cho đàn gia súc phát triển không đều nhau.

nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu

Theo cách hạn chế chất lượng thức ăn thì các con non sẽ được ăn với một chế độ hàng ngày có lượng dinh dưỡng thấp. Sự hạn chế ở đây là hạn chế về số lượng của một số chất dinh dưỡng trong thức ăn chứ không phải là lượng thức ăn cần cho con non ăn. Cần phải lưu ý tránh hạn chế những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể (tỷ lệ giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể phải phù hợp). Lượng năng lượng của thức ăn hạn chế trong khoảng từ 9 đến 10 MJME trên một kilôgam là đủ để giúp cho sự phát triển bình thường của cơ thể (tính toán dựa trên cơ sỏ giá trị dinh dưỡng của thức ăn dành cho gia cầm).

Lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng cần phải cân nhắc. Mặc dù đà điểu có khả năng tiêu hóa chất xơ nhiều hơn các loài chim nuôi khác (do sự lên men trong ruột tốt), nhưng chúng chỉ có thể tiêu hóa được tốt khi chúng đã lớn tới một độ tuổi nào đó. Từ khi nở tới khoảng hai tháng tuổi, đà điểu chỉ có khả năng tiêu hóa từ 6-15 phần trăm lượng chất xơ. Sau bốn tháng tuổi, lượng chất xơ tiêu hóa được tăng lên 58 phần trăm. Vì thế lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của đà điểu vài tuần tuổi không được vượt quá 5 phần trăm. Tương tự như vậy khả năng tiêu hóa mỡ của đà điểu non khi mới nở cùng rất thấp, do đó hàm lượng mỡ trong chế độ ăn hàng ngày cũng không được quá 5 phần trăm. Đồ thị biểu diễn số lượng đầu vào/đầu ra của đàn gia súcĐồ thị biểu diễn số lượng đầu vào/đầu ra của đàn gia súc

Từ ba tháng tới một năm tuổi

Nhu cầu về dinh dưỡng của đà điểu sẽ thay đổi khi chúng lớn lên do đó tăng cả lượng năng lượng và chất xơ đồng thời giảm bớt giá trị protein thô của thức ăn. Và đà điểu từ bốn tới năm tháng tuổi thì nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày lên khoảng 10-11 phần trăm. Hàm lượng chất xơ này cũng rất quan trọng đối, với sự phát triển lông một cách phù hợp. Tương tự như vậy lượng calo của thức ăn cũng phải tăng lên khoảng từ 10-10,5 MJME trên một kilôgam. Lượng protein thô phải giảm dần tới khoảng 18-20 phần trăm. Nồng độ cân bằng giữa canxi và photpho phải được duy trì với tỷ lệ 1, 8 –  2:1.

0