23/05/2018, 15:16

Nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng những cành dinh dưỡng ở trên cây mẹ và thực hiện bằng cách: Dùng cưa sắc cưa gốc củ cành sát phần thân cây mẹ sau đó đắp lên vị trí cưa và gốc cành (đùi gà) một ...

Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng những cành dinh dưỡng ở trên cây mẹ và thực hiện bằng cách: Dùng cưa sắc cưa gốc củ cành sát phần thân cây mẹ sau đó đắp lên vị trí cưa và gốc cành (đùi gà) một lớp đất rồi lấy nilon bọc lại chờ cho gốc cành ra rễ, cắt cành chiết khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập, mang đầy đủ tính di truyền của cây tre mẹ.

Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Ưu điểm

– Tạo được cây con mang đặc tính di truyền của cây mẹ.

– Vừa sử dụng được giống, vừa sử dụng được cây.

– Không ảnh hưởng đến năng xuất (măng) của bụi

Nhược điểm

– Hệ số nhân giống thấp

– Kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiệm.

Thời vụ chiết cành

– Miền Bắc nên chiết 2 vụ trong năm:

+ Vụ xuân chiết tháng 3 – tháng 4 (dương lịch)

+ Vụ thu chiết tháng 7 – tháng 8 (dương lịch)

– Miền Nam nếu chủ động được nước tưới cho cây mẹ có thể chiết được quanh năm còn không chủ động được nước tưới nên chiết từ đầu đến cuối mùa mưa.

Nếu chiết vào mùa mưa thời gian ra rễ khoảng 20 ngày còn vào mùa khô thời gian ra rễ phải kéo dài trên 1 tháng mà tỉ lệ rễ lại ít, cây yếu, tỉ lệ giâm sống không cao.

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chiết cành

Chuẩn bị dụng cụ

+ Cưa tay, kéo cắt cành, dao tông phải được mài và dũa sắc.

+ Cuốc, xẻng, sàng đất.

+ Ống đong, que thủy tinh, cân tiểu li

+ Thang chữ A.

Chuẩn bị vật liệu chiết cành

– Cây vật liệu có đủ tiêu chuẩn chiết: 30 cây

– Chuẩn bị đất và chất tạo độ xốp:

+ Chọn đất thịt nhẹ hoặc trung bình.

+ Rơm khô phải được băm nhỏ thành đoạn ≤ 3 cm.

– Chuẩn bị vật liệu để bó bầu chiết:

+ Thuốc NAA, NaOH. Pha thuốc kích thích ra rễ NAA nồng độ 100PPm (100 mg/lít)

+ Nilon trắng có KT (20 x 25cm).

+ Dây lạt buộc (3 lạt/bầu)

+ Phân NPK.

+ Phân chuồng ủ hoai mục.

Chọn cây mẹ lấy cành chiết

– Cây mẹ để lấy cành chiết có tuổi 12 – 14 tháng tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không có hoa và cành lá đã phát triển đầy đủ.

– Dùng sơn đỏ đánh dấu tất cả các cây mẹ được tuyển chọn ở vị trí 1, 3m.

Chọn và đánh dấu cành chiết

– Trên cây mẹ đã tuyển chọn, chọn những cành bánh tẻ, cành cấp 1 có đường kính gốc cành ≥ 1cm, đang bong bẹ mo, cành đã toả hết lá, đùi gà to và có nhiều vòng rễ khí sinh, mắt cua to, chắc nổi rõ, không sâu bệnh và dị tật.

– Chọn được cành có đủ tiêu chuẩn nêu trên thì dùng chổi quét và sơn đỏ đánh dấu ngay cành đó.

Chiết cành

Chặt cành nhánh, bóc bẹ mo

– Dùng dao tông lóc bỏ cành nhánh ở 2 bên đùi gà

– Bóc bỏ bẹ mo: Bóc sạch bẹ mo ở đùi gà.

Cắt ngọn cành và cưa gốc cành chiết

– Cắt ngọn cành: Dùng dao sắc hoặc kéo cắt cành, cắt bớt ngọn cành chiết sao cho cành còn độ dài 30 – 40 cm, đoạn cành có từ 2- 3 lóng (nhằm hạn chế gẫy khi gặp mưa to gió lớn) Cắt ngọn cành chiếtCắt ngọn cành chiết

– Cưa gốc cành chiết:

Bước 1: Xác định điểm chiết

Điểm chiết tại phần đùi gà cách thân cây mẹ khoảng 1 – 2 cm (để lấy nơi buộc giấy nilon bọc bầu chiết cho chắc sau này) Xác định điểm chiếtXác định điểm chiết

Bước 2: Dùng cưa sắc, cưa 4/5 diện tích tiếp giáp giữa đùi gà và thân cây mẹ (hướng cưa từ trên xuống). Cưa cành chiết từ trên xuốngCưa cành chiết từ trên xuống

Bước 3: Tại phía dưới của điểm chiết, phần đối đối diện với mạch cưa trên dùng cưa, cưa chớm vào cành 0,3 cm (để sau này dễ bẻ cành chiết) Cưa cành chiết từ dưới lênCưa cành chiết từ dưới lên

Bước 4: Lấy bông chấm vào thuốc kích thích ra rễ NAA (100 mg/l) và bôi vào vết cắt ở gốc củ cành, để ngấm 5- 10 phút rồi mới bó bầu.

Bó bầu chiết

Đất bó bầu chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tơi xốp, giữ ẩm tốt, không bị vỡ bầu khi đất khô, đủ dinh dưỡng do vậy nên chọn đất thịt trung bình, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô nỏ

Bó bầu chiết được thực hiện theo các bước sau:

– Trộn đất để bó bầu:

Tiến hành trộn đất đã chọn với chất độn (rơm, rác mục cùng với phân chuồng hoai mục) theo tỉ lệ 2/3 đất + 1/3 chất độn tạo độ xốp theo nguyên tắc thành phần nào nhiều đổ trước, ít đổ sau sau đó trộn đều hỗn 2 -3 lần rồi nhào hỗn hợp cùng nước (hoặc có thêm dung dịch NAA mg/l), đảm bảo độ ẩm đạt được là 80 % (khi nắm hỗn hợp vào tay, hỗn hợp không tở ra và nước cũng không chẩy qua kẽ ngón tay là được). Trộn đất với chất độn để bó bầuTrộn đất với chất độn để bó bầu

– Bó bầu:

+ Vật liệu làm vỏ bầu là nilon trắng không bị thủng, kích thước 20 x 25cm.

Thao tác bó bầu chiết:

+ Đất đã chuẩn bị xong được chia thành từng nắm hình tròn, đường kính chừng 12 -15 cm, trọng lượng 150 – 200 gam. Nắm đất bó bầuNắm đất bó bầu

+ Dùng tay bẻ đôi nắm đất ấp vào vết cắt và gốc củ cành, sao cho kín gốc củ cành và vết cắt. Bầu chiết có đường kính khoảng 10 – 12 cm và dài 12 -15cm.

+ Dùng nilon màu trắng, dai, kích thước 20 x 25 cm, gói kín.

+ Buộc ngoài bằng 3 nút lạt giang (giữa và 2 đầu) cho chắc chắn. Thao tác bó bầuThao tác bó bầu Bầu chiết bó xongBầu chiết bó xong

Cắt cành chiết trên cây mẹ

– Trước khi cắt cành chiết phải kiểm tra xem cành chiết đủ tiêu chuẩn cắt hay chưa.

– Tiêu chuẩn của cành chiết đủ tiêu chuẩn để cắt là những cành có bộ rễ đã phát triển: rễ nhiều, phân bố đều, rễ có màu vàng nâu.

– Chỉ chọn và cắt những cành chiết có đủ tiêu chuẩn.

– Bẻ hoặc cắt cành chiết không làm vỡ bầu và dập xước đùi gà.

– Cành chiết cắt xong phải được đưa vào nơi thoáng mát.

– Bó cành chiết thành từng bó khoảng 5- 6 cành 1 bó.

– Vận chuyển cành chiết về vườn giâm.

– Ngâm nước để diệt kiến và bổ sung nước cho bầu chiết sau cắt.

– Xếp dầy cành chiết cùng chiều, ngọn hướng lên trên ở nơi thoáng mát, không có nắng. Xếp cành chiếtXếp cành chiết

Giâm cành chiết

Vườn giâm cành chiết đất phải được làm nhỏ, lên luống và xử lý mầm bệnh rồi tiến hành căng lưới đen che bớt 50 -75% ánh sáng

– Giâm cành chiết trực tiếp ra luống:

+ Luống giâm cành chiết rộng 1 – 1.2 m, dài 8 – 10 m.

+ Nơi giâm cành chiết phải đủ sáng, không bị ngập úng.

+ Nền giâm cành chiết là đất thịt nhẹ hay thịt nhẹ trung bình, đất phải nhỏ và sạch cỏ.

+ Dùng phân chuồng bón lót trước khi ươm cành từ 10 -15 ngày, lượng bón từ 2- 5 kg phân chuồng/ m2 mặt luống.

+ Giâm cành chiết ra luống được thực hiện theo các thao tác sau:

Rạch đất sâu 13 -15 cm theo hàng trên luống

Bóc bỏ vỏ bầu.

Đặt cành chiết vào rạch nghiêng 1 góc khoảng 60- 70º so với mặt luống, cự ly cây 40 x 25 cm, chú ý đặt mắt củ cành sang hai bên rồi lấp đất và lèn chặt.

Sau khi giâm xong phải tưới nước ngay, lượng nước 10 -15 lít/1 m² mặt luống.

– Giâm cành chiết vào bầu:

+ Sử dụng vỏ bầu nilon kích thước 15 x 22 cm, có đục lỗ.

+ Thành phần hỗn hợp ruột bầu: 69 % đất tầng AB + 30 % pc hoai + 1 % supe lân.

+ Thao tác giâm cành chiết vào bầu:

Tách miệng bầu

Cho hỗn hợp ruột bầu vào 1/3 đáy bầu rồi dùng tay nén chặt.

Đưa cành chiết đã được bóc bỏ bầu, đặt nghiêng cành chiết sau đó tiếp tục cho hỗn hợp đất lèn chặt đầy bầu nhưng không được làm vỡ bầu.

Xếp bầu trong luống đã tạo sẵn, các bầu được xếp theo một hướng so le trên mặt luống, mỗi m² có thể xếp được 120 bầu. Giâm cành chiết vào bầuGiâm cành chiết vào bầu

Xếp xong phải vun đất cao 2/3 bầu và kín hai bên thành luống rồi tưới nước.

Chăm sóc cành chiết tại vườn

Che râm

– Sau khi ươm đảm bảo độ che bóng 60 %, chiều cao dàn che 2m trên toàn bộ diện tích ươm giống.

– Sau 30 – 40 ngày giảm độ che bóng xuống còn 30 %, sau 60 – 70 ngày còn 15%.

– Trước khi xuất vườn 15 – 20 ngày bỏ toàn bộ dàn che. Che râm cho câyChe râm cho cây

Tưới nước

Nước là thành phần quan trọng xây dựng nên cơ thể thực vật, cây con cần rất nhiều nước, đặc biệt là thời điểm mới giâm khả năng hút nước của bộ rễ hạn chế, vì vậy chúng ta tăng hay giảm lượng nước tưới cũng làm cho sinh trưởng của cây biến đổi theo hướng con người mong muốn.

Khi cây con sinh trưởng vóng lốp, thân mềm yếu phải giảm lượng nước tưới, ngược lại khi cây con còi cọc chậm lớn do khô hạn thì cung cấp cho cây đủ nước bằng cách tăng lượng nước tưới làm cho cây sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn cây sắp xuất vườn, ngừng việc tưới nước làm cho cây con cứng cây, đem trồng đạt tỉ lệ sống cao.

Bón phân

Cành chiết sau giâm quan sát thấy cây đã lên lá mới phải thực hiện bón phân kịp thời để cành chiết sau giâm có đà sinh trưởng.

Xác định loại phân cần bón cho cây con trong giai đoạn vườn ươm

Bón phân cho cành chiết sau giâm vào lần đầu khi quan sát thấy toàn bộ số cây trên diện tích giâm cùng đợt đã lên lá mới.

Dùng loại phân nào để bón cho cây ươm phải thông qua việc quan sát những biểu hiện về sinh trưởng và màu sắc thân cây, cành và lá. Những biểu hiện này do rất nhiều nguyên nhân song trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu, vì vậy tùy theo loại đất, thời tiết khác nhau, tuổi cây mà dùng loại phân bón, lượng phân bón và số lần bón khác nhau.

Loại phân bón cho tre trong giai đoạn vườn ươm thường dùng phân đạm urê để cây phát triển thân cành kết hợp với phân supelân để tăng khả năng ra rễ cho cây.

Chuẩn bị phân bón

– Loại phân: Phân urê, phân supe lân hoặc phân hỗn hợp NPK.

– Tính toán lượng phân cho từng loại trên diện tích cần bón

– Cân từng loại phân bón đã được tính toán cho diện tích cần bón.

– Trộn đều các loại phân bón với nhau trước lúc bón.

Các cách bón phân cho cây con

Lượng phân bón thúc cho cành chiết ươm trong vườn thường bón phân đạm urê và supe lân. Có 3 cách bón:

* Bón phân trực tiếp vào đất trên toàn bộ diện tích cây ươm:

+ Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ luống và rãnh luống, thu gom hết cỏ vào 1 nơi. Với loại cỏ có củ phải đào tận gốc (cỏ gấu, cỏ tranh)

+ Rắc phân bón đã hỗn hợp các loại với nhau và rắc đều trên mặt luống sau đó rắc thêm đất trên mặt.

+ Tưới nước đủ ẩm để phân bón phát huy được tác dụng.

* Bón phân trực vào gốc cây trên luống:

+ Làm cỏ trên các gốc cây trước khi bón, vơ cỏ bỏ vào 1 chỗ.

+ Rắc phân bón đã hỗn hợp các loại với nhau vào đất vào đất xung quanh các gốc cây trên luống, dùng cuốc xới đất để đảo đều phân sau đó vun đất vào gốc cây.

+ Tưới nước đủ ẩm để phân bón phát huy tác dụng.

* Pha phân với nước và tưới vào đất

Pha phân với nước và tưới vào đất có nghĩa là pha lượng phân đã tính toán thành dung dịch gồm có nước và phân sau đó tưới lên mặt luống.

Lượng phân tưới: Tưới phân với nồng độ 2% bao gồm 2 loại phân: urê và supelân theo tỉ lệ 1: 1, tưới 1 lít dung dịch phân cho 0, 5 m²

Cách pha: Pha 1 kg phân đạm uê + 1 kg supe lân + 100 lít nước

Tưới vào sáng sớm hoặc vào lúc xế chiều

Tưới 2 lít dung dịch phân đã pha ở trên cho 1 m² luống, Như vậy cứ 1

thùng 10 lít tưới được 5 m² và 1 luống cây có diện tích là 10 m² tưới 2 thùng (thùng 10 lít).

Tưới phân phải đều trên mặt luống, tưới xong chờ cho nước phân ngấm hết dùng nước sạch tưới rửa lại lá để cây khỏi bị sót phân.

Đảo bầu và xén rễ

Đảo bầu và xén rễ là biện pháp gây chấn thương, hạn chế sinh trưởng thân lá, được tiến hành trước khi đem đi trồng khoảng 1 tháng, bằng cách cắt đứt rễ ăn ra khỏi bầu, rễ ăn quá sâu, để chúng ra nhiều rễ mới, khi đem trồng tỉ lệ sống cao hơn.

Đảo bầu và xén rễ thường kết hợp với việc phân loại cây tốt, trung bình và xấu để có biện pháp chăm sóc tiếp giúp cây sinh trưởng đồng đều và nâng cao được tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Đảo bầu và xén rễĐảo bầu và xén rễ

Tiêu chuẩn cây giống đem trồng

Cây giống nuôi dưỡng ở vườn ươm từ 4 tháng tuổi trở lên đã có 1 thế hệ cây con tỏa lá, không sâu bệnh, không tổn thương cơ giới. Tiêu chuẩn cành chiết đem trồngTiêu chuẩn cành chiết đem trồng

0