23/05/2018, 15:17

Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu đang sinh nở

đạt được khoảng 90 – 95 phần trăm trọng lượng toàn bộ cơ thể khi chúng được khoảng một năm tuổi. Sau một năm tuổi, khi xương và cơ đã hoàn toàn phát triển thì kích thước của chúng chỉ tăng rất ít. Những thay đổi lớn trong cơ thể ở độ tuổi này chủ yếu là buồng trứng, ống dẫn trứng ở con cái và ...

đạt được khoảng 90 – 95 phần trăm trọng lượng toàn bộ cơ thể khi chúng được khoảng một năm tuổi. Sau một năm tuổi, khi xương và cơ đã hoàn toàn phát triển thì kích thước của chúng chỉ tăng rất ít. Những thay đổi lớn trong cơ thể ở độ tuổi này chủ yếu là buồng trứng, ống dẫn trứng ở con cái và tinh hoàn ở con đực.

Từ một năm tuổi tới khi sinh sản

Ở thời kỳ này, điều tối quan trọng là phải chăm sóc đà điểu trong các điều kiện tốt nhất. Trong giai đoạn từ một năm tuổi đến khi bắt đầu sinh sản thì một trong những vấn đề hay gặp đối với đà điểu là chứng béo phì. Mặt khác, nếu để đà điểu đói ăn hoặc suy dinh dưỡng sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển chậm và dẫn tới khả năng sinh sản kém. Đà điểu Bắc Phi - Struthio c.camelusĐà điểu Bắc Phi – Struthio c.camelus

Kết hợp cả việc hạn chế số lượng và chất lượng thức ăn là biện pháp thích hợp nhất. Nên chọn một chế độ ăn có đủ tất cả các vitamin và khoáng chất nhưng hàm lượng protein và năng lượng thấp. Lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể tăng lên tới 15 phần trăm. Hàng ngày, mỗi con đà điểu phải được ăn 1,5 kg thức ăn. Vào những khi thời tiết lạnh, nên cho đà điểu ăn thêm những loại thức ăn có nhiều năng lượng (ví dụ, đậu nành giàu chất béo).

Giữa các mùa sinh sản cũng nên áp dụng chế độ ăn như trên cho đà điểu. Khi không sinh sản thì cho con đực và con cái ăn riêng sẽ tốt hơn.

Trong thời kỳ sinh sản

Kể từ 18 tháng tuổi trở đi, nên cho đà điểu ăn theo chế độ của thời kỳ đang sinh sản. Chế độ ăn này có hàm lượng protein và năng lượng cao nhưng hàm lượng chất xơ lại thấp. Những con đang chuẩn bị sinh sản hoặc đang sinh sản sẽ cần nhiều năng lượng hơn để tạo ra sản phẩm của chúng (trứng hoặc tinh trùng). Mặc dù đà điểu có thể chuyển hóa một phần chất xơ thành năng lượng nhưng trong thời kỳ sinh sản chúng vẫn cần một nguồn năng lượng sẵn có hơn.

Ngoài ra, trứng đà điểu có chứa khoảng 20 phần trăm vỏ và thành phần chính của vỏ trứng là canxi.

Vì thế, canxi và photpho rất cần thiết và cần phải cho đà điểu ăn tăng lượng canxi, photpho vào lúc bắt đầu sinh sản hoặc vào lúc được 18 tháng tuổi cần tăng 4, 0g canxi trên 1 kg và 4,2g photpho trên 1 kg (tổng cộng là 7,5 photpho). Nếu không cung cấp đủ lượng canxi, photpho như trên thì sẽ làm cho đà điểu không đẻ được trứng, tốc độ sản sinh trứng kém, khả năng nở của trứng kém hoặc dễ có khả năng đẻ ra trứng có vỏ mềm hoặc vỏ kém chất lượng.

  Đồ thị biểu diễn số lượng đầu vào/đầu ra của đàn gia súcĐồ thị biểu diễn số lượng đầu vào/đầu ra của đàn gia súc

0