23/05/2018, 15:27

Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng hàu

Bài viết mô tả quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo; cách lấy nước đạt tiêu chuẩn để cấp vào bể đáp ứng được điều kiện nuôi tảo và nhận dạng được loại tảo nuôi; Cấy, nuôi và thu được tảo đúng thời điểm thích hợp cho ấu trùng hàu ăn; Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị dụng cụ lấy nước – Máy ...

Bài viết mô tả quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo; cách lấy nước đạt tiêu chuẩn để cấp vào bể đáp ứng được điều kiện nuôi tảo và nhận dạng được loại tảo nuôi; Cấy, nuôi và thu được tảo đúng thời điểm thích hợp cho ấu trùng hàu ăn;

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị dụng cụ lấy nước

– Máy bơm nước

– Ống nhựa dẫn nước

Chuẩn bị dụng nuôi cấy tảo, thu tảo

– Kính hiển vi: để quan sát các giai đoạn phát triển của tảo

– Buồng đếm sinh vật phù du

– Vợt với thực vật phù du: Làm từ lưới GAZ 200 (200 lỗ/cm²).

Đường kính miệng vợt 25 – 30cm, dài 40 – 50cm. Dùng để lọc, thu tảo từ các bể nuôi sinh khối.

– Túi nilon; bể kính; thùng nhựa; bể composite; Ống nhựa dẻo, đường kính 2-3cm dùng để hút nước tảo từ bể nuôi sinh khối vào vợt thu tảo.

Chuẩn bị bể nuôi tảo

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

– Dụng cụ: Máy bơm, Máy sục khí

– Hóa chất: Formol; Chlorin; Thiosulfatnatri; Xà phòng; Thuốc tím; ADTA

Vệ sinh bể nuôi tảo

Bước 1: Bể nuôi được vệ sinh sạch bằng Iot hoặc Chlorin (0,25ml/l) cho 24 – 48 giờ.

Bước 2: Lấy bàn chải trà khắp bể, đặc biệt chú ý các góc bể kính

Bước 3: Rửa sạch bể bằng nước ngọt

Bước 4: Để khô bể ít nhất 1 ngày trước khi đưa tảo vào nuôi

Cấp nước vào bể nuôi tảo

– Bước 1: Nước biển sau khi đã được lọc sạch sẽ được cấp vào bể nuôi tảo bằng hệ thống ống dẫn PVC có đường kính từ 42 – 90mm.

Nước được cấp vào bể đã qua lọc, khi cấp nước từ bể chứa vào bể ấp cần cấp qua túi siêu lọc.

Cấp nước vào bể ấp bằng máy bơm chìm hoặc bơm nổi, cho nước vào đầy bể cách miệng thành bể tối thiêu khoảng 25 – 30cm.

– Bước 2: Cho 1-2 dây sục khí vào bể, sục khí nhẹ

Các loài tảo nuôi

Tảo là thức ăn không thể thiếu được của hàu Thái Bình Dương từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng.

Các tảo hiện đang được nuôi làm thức ăn cho ấu trùng hàu Thái Bình Dương gồm có:

– Chaetoceros calcitrans (khuê tảo)

– Isochrysis galbana (tảo roi bám)

– Nanochloropsis occullatai (tảo lục)

– Tetraselmis chuii (tảo lục)

Lựa chọn nguồn giống

– Nguồn tảo giống tốt nhất là tảo được cung cấp từ các phòng nuôi tảo thuần chủng. Hoặc từ tảo nuôi sinh khối của các bể nuôi tảo khác, từ tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch.

Với tảo giống có nguồn gốc từ bể nuôi sinh khối khác hoặc tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch và được cấp nước, chất dinh dưỡng vào nuôi lại, sau một số lần nuôi cấy chuyền, kích thước tảo giảm dần dễ lọt qua lưới thu tảo, đồng thời tảo tạp phát triển, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng hàu khi cho ăn tảo. Vì vậy, cần bỏ tảo cũ để cấy lại với tảo gốc mới

Chuẩn bị môi trường nuôi tảo

Xác định môi trường nuôi tảo

Môi trường nuôi được sử dụng là Colway

Chuẩn bị môi trường nuôi tảo

Môi trường Colway nuôi tảo

Môi trường A: Môi trường tăng trưởng

Nitrat kali KNO3 116 g

hay nitrat natri NaNO3 100g

EDTA 45g

Acid boric H3BO3 33g

Phosphat natri NaH 2PO.2H2O 20g

Clorua sắt FeCl3 1,3g

Clorua mangan MnCl2.4H2O 0,4g

Dung dịch B 1ml

Hòa tan vừa đủ trong 1000ml nước ngọt

Cách pha:

– Đun nóng 01 lít nước ngọt đến 50 – 70ºC (đo bằng nhiệt kế 0 – 100ºC).

– Hòa tan riêng từng loại hóa chất trong một lượng vừa đủ nước nóng trên.

– Hòa chung các dung dịch lại

– Cho hết lượng nước nóng còn lại vào để đạt 1000ml.

– Lượng hóa chất trên sử dụng được cho 10m³ nước nuôi tảo sinh khối.

– Thời gian sử dụng không quá 30 ngày.

Môi trường B: Môi trường khoáng vi lượng

Clorua kẽm ZnCl2 2,1g

Clorua coban CoCl2. 6H2O 2,1g

Amon molipdat (NH4)6Mo7O24. 4H2O 0,9g

Sunphat đồng CuSO5H2O 2g

Hòa tan trong 100ml nước ngọt

Cách pha:

– Hòa tan các hóa chất trong 100ml nước ngọt.

– Nếu các hóa chất khó tan, phải đun nóng, khuấy đều hóa chất trong nước.

– Sau đó, lấy 1ml cho vào môi trường A.

Môi trường C: Môi trường vitamin

Vitamin B1 200mg

Vitamin B12 100mg

Vitamin C 100mg

Pha trong 100ml nước ngọt

Môi trường D: Môi trường silicat dùng cho tảo silic

Natri silicat Na2SiO3.5H2O 67g

Hòa tan trong 100ml nước ngọt

Cách pha: Khuấy đều hóa chất trong nước cho đến khi tan hết.

Nếu khó tan, đun nóng nhẹ dung dịch.

Môi trường E: Môi trường tăng thêm

Nitrat kali KNO3 100g

Nước ngọt vừa đủ 1000ml. Liều lượng nuôiLiều lượng nuôi

Cấp chất dinh dưỡng vào bể nuôi tảo theo công thức đơn giản:

KNO3: 60g/m³ nước nuôi tảo

NaH2PO4: 10g/m³ nước nuôi tảo

NaSiO3: 20g/m³ nước nuôi tảo

Vitamine B12: 0,005g/m³ nước nuôi tảo

Vitamine B1: 0,1g/m³ nước nuôi tảo

Sử dụng các gói muối khoáng dinh dưỡng cho tảo khuê do các cơ sở sản xuất hóa chất nuôi trồng thủy sản pha trộn.

Nuôi sinh khối tảo

Nuôi sinh khối trong các bể

Tảo được nuôi trong các composit hình chữ nhật, vuông hoặc tròn.

Các loại bể này cao khoảng 0,6 – 0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng để ánh sáng có thể phân bố đều khắp bể.

Tảo nuôi bằng bể nhựa có thể tích khoảng 0,5 – 2m³ để có thể thu hoạch hoàn toàn một bể tảo một lần để cho ấu trùng hàu ăn.

Bể được đặt ngoài trời hoặc trong nhà, bên trên có mái che bằng tấm nhựa trong hay bằng màng nhựa PE.

Bể nuôi tảo bằng xi măng

– Bước 1: Bể đã được khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt sạch

– Bước 2: Cấp nước đủ số lượng vào bể. Nước cấp vào bể đã được lọc sạch qua cát mịn và sau đó lọc tinh qua ống lọc 1 – 5µm. Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 50ppm.

– Bước 3: Cấp chất dinh dưỡng vào bể

– Bước 4: Cấp tảo giống được lấy từ phòng thí nghiệm hoặc từ nuôi sinh khối từ đợt trước

– Bước 5: Lắp hệ thống sục khí

Nuôi sinh khối trong các túi nilon

– Hiện nay nuôi sinh khối thường được nuôi trong các túi nilon có dung tích 60 lít Nuôi tảo trong các túi nilongNuôi tảo trong các túi nilong

– Bước 1: Các túi nilon đã được khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt sạch

– Bước 2: Cấp nước đủ số lượng vào túi nilon. Nước cấp vào bể đã được lọc sạch qua cát mịn và sau đó lọc tinh qua ống lọc 1 – 5µm. Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 50ppm.

– Bước 3: Cấp chất dinh dưỡng vào túi

– Bước 4: Cấp tảo giống được lấy từ phòng thí nghiệm hoặc từ nuôi sinh khối từ đợt trước

– Bước 5: Lắp hệ thống sục khí

– Trong quá trình nuôi tảo với sinh khối lớn ngoài trời cũng phải thường xuyên duy trì

– Ánh sáng: Thường sử dụng ánh sáng mặt trời, cường độ chiếu sáng thích hợp từ 4.000 – 8.000lux.

– Thời gian tăng trưởng của tảo kéo dài 4 – 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ 22 – 25ºC.

– Vào mùa hè nhiệt độ cao 29 – 30ºC tảo phát triển nhanh nên rất chóng tàn. Vì vậy cần nuôi tảo trong nhà có mái che, thoáng khí, tránh nhiệt độ quá cao vào buổi trưa.

– Sục khí liên tục 24/24.

Nuôi tảo sinh khối lớn ngoài ao

– Bước 1: Ao được tát cạn, tẩy trùng sạch sẽ, dọn dẹp, phát quang bờ

– Bước 2: Khi ao đã được phơi khô ta có thể trải bạt kín ao

– Bước 3: Cấp nước đã lọc sạch cho vào ao, duy trì độ mặn 25 – 30‰, mực nước sâu 1m.

– Bước 4: Bón phân vào ao trước khi nuôi tảo 3 ngày, bao gồm các loại phân

Urea NH2CONH2 (46% N) 1,50 g/m³

Triple su/-phosphate P2O5 (20% P) 1,56 g/m³

Sodium metasilicate Na2SiO3.5H2O (13% Si) 10,60 g/m³

– Bước 5: Cấp tảo giống vào ao. Là các tảo được nuôi ở trong túi nilon, bể xi măng hoặc bể composite

– Bước 6: Trong quá trình nuôi ngoài ao có thể bón thêm phân gà hoặc các loại phân của động vật khác với khối lượng 500kg/ha ao có độ sâu nước khoảng 1 m, nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho tảo, giảm chi phí sản xuất.

Theo dõi phát triển của tảo

Tảo trải qua các pha phát triển sau: Sơ đồ phát triển của tảo khi nuôi thực nghiệmSơ đồ phát triển của tảo khi nuôi thực nghiệm

♠ Pha bắt đầu

Một số tế bào tảo chết do không thích ứng với môi trường mới.

Các tế bào có sức sống cao, thích nghi được thì bắt đầu phát triển. Chúng hấp thu chất dinh dưỡng, gia tăng kích thước nhưng chưa sinh sản. Chuỗi tế bào ngắn, mật độ thưa.

Màu nước chưa biến đổi.

Pha bắt đầu kéo dài 4 – 5 giờ

♠  Pha tăng trưởng

Tảo phát triển nhanh bằng cách phân bào.

Màu nước thay đổi từ trắng trong sang vàng nhạt rồi vàng đậm do mật độ tảo gia tăng.

Chưa có tảo bám vào thành vật chứa.

Chất lượng tảo lúc này là tốt nhất.

Pha tăng trưởng kéo dài 20 – 22 giờ.

♠  Pha dừng

Lượng tảo sinh ra bằng lượng tảo chết đi. Mật độ tảo ổn định ở mức cực đại.

Xuất hiện những tế bào chết tạo váng bám vào thành, đáy vật chứa.

Màu nước chuyển từ vàng sậm sang vàng nâu, nâu đen.

Pha dừng kéo dài 3 – 4giờ

♠ Pha chết

Chất dinh dưỡng trong bể hết.

Lượng tảo sinh ra ít hơn lượng chết đi.

Tế bào tảo ở dạng đơn độc hoặc chuỗi 2 – 3 tế bào. Xuất hiện những tế bào rỗng, trong.

Tảo chết bám vào thành, đáy vật chứa nhiều.

Tắt sục khí, xác tảo chết lắng tụ ở đáy và lớp nước dịch trong ở bên trên.

Thu hoạch tảo

Xác định thời điểm thu hoạch

– Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm và nâu đậm thì thu hoạch tảo

– Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo Isochrysis

Thu hoạch

* Nuôi trong túi nilon (60lít)

– Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo Isochrysis), 10 – 12 triệu tb/ml

– Thu hoạch, rút tảo ra 2/3 túi đưa vào sử dụng cho ấu trùng ăn hoặc làm giống nuôi sinh khối trong bể. Số tảo còn lại trong túi dùng làm giống, bổ sung đầy nước và muối dinh dưỡng.

– Sau 4 – 5 ngày kể từ khi gây nuôi tảo đạt mật độ cực đại và có thể thu hoạch. Khi xuất hiện tảo tạp dính bám trên túi thì tiến hành kết thúc nuôi tảo trong túi đó.

* Nuôi trong bể

– Dùng ống nhựa mềm đường kính 2-3cm hoặc lớn hơn hút nước trong bể nuôi tảo lọc qua vợt hoặc túi lưới thu tảo (kích thước mắt lưới 15-40μm).

– Cho nước tảo chảy liên tục qua vợt hoặc túi thu khoảng 15-30 phút.

– Các tế bào tảo được giữ lại trong túi được chuyển vào xô.

– Thu tảo đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4 – 1/5 thì ngưng lại.

– Tảo thu hoạch được sử dụng trực tiếp để nuôi ấu trùng hoặc có thể làm giống để cấy vào bể có thể tích lớn hơn.

* Đối với nuôi sinh khối ngoài ao

Hút nước với tảo từ ao vào hệ thống bể ương ấu trùng qua lõi lọc 20 mm trong 7 ngày đầu, sau đó lõi lọc có thể được nâng lên.

0