23/05/2018, 15:27

Một số đặc điểm dinh dưỡng và môi trường sống của cua xanh

Phân bố của cua xanh Phân bố của cua xanh trên thế giới Cua xanh là loài cua nước lợ, có phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương qua Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985). Nhìn chung, cua xanh phân bố ...

Phân bố của cua xanh

Phân bố của cua xanh trên thế giới

Cua xanh là loài cua nước lợ, có phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương qua Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985). Nhìn chung, cua xanh phân bố quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Phân bố ở Việt Nam

Loài cua này nguyên được phát hiện tại lưu vực cửa sông Mê Kông, nhưng hiện nay được nuôi trong các trang trại nuôi trồng thủy hải sản tại miền nam Việt Nam.

Vòng đời của cua xanh

Vòng đời của cua xanhVòng đời của cua xanh

Trứng phôi được cua mẹ ôm và ấp cho đến lúc nở thành ấu trùng zoea. Gặp điều kiện thuận lợi cua tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng nở ra đồng loạt, thường từ 3 – 6 giờ thì cua nở xong.

Ấu trùng Zoea nở ra là bơi được ngay và hương quang mạnh. Sau 16 – 18 ngày, ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác để thành ấu trùng Megalops.

Ấu trùng Megalops có đôi mắt kép to, có 5 đôi chân ngực, đôi thứ nhất to phát triển thành càng, 4 đôi chân sau biến thành các đôi chân bò. Sau 8 – 10 ngày Megalops lột xác biến thành cua bột 1.

Cua bột vừa lột xác từ Megalops có vỏ mềm, nằm ở đáy. Sau 1 – 2 giờ, vỏ cứng và cua bắt đầu bò và bơi lội trong nước

Môi trường sống

Khả năng thích ứng với nhiệt độ

– Cua xanh có biên độ giao động nhiệt độ cao từ 14 – 35ºC. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30ºC.

Độ mặn

– Cua xanh thích ứng rộng với độ mặn từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32‰ nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 1 – 10‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28 – 30‰.

pH

– Phạm vi pH thích ứng của cua là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của cua có pH = 5 cua chết sau 45 giờ, pH = 5,5 cua chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống  thấp thì cua mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, cua yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (cua nhợt nhạt), đôi khi cua nhảy cả lên bờ. pH trong bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.

Các chất khí hòa tan

– Oxy: Cua rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít.

– CO2 : Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít.

– H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0.

Tính ưa ánh sáng và hướng quang của cua

– Đặc tính của cua là thích ánh sáng yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Cua trưởng thành có thể nhận biết đ ược tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định cua có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo.

Cơ chế lột xác của cua

– Mỗi lần lột xác cua tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 20 – 50% so với trước khi lột xác, vỏ cua cứng lại sau khi lột xác được 0,5 – 1 giờ. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 – 3 hoặc 3 – 5 ngày /lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần, đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng…Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỷ thuật nuôi cua lột.

Tập tính sống

Tính đào hang

Cua xanh thường trú ẩn, vùi mình ở đáy hoặc trong các hang hốc, mô đất. Cua đào hang rất giỏi, có hang dài đến 1m hoặc hơn nữa.

Hang cua có hình dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào kích thước cơ thể và điều kiện địa hình.

Hang thường được đào ở mép nước bờ đầm, ao, nơi có mặt đáy thoai thoải. Hang được đào chếch với đáy ao, bảo đảm hang luôn ẩm ướt. Hang cuaHang cua

Tính vượt vật cản

Cua có thể bò lên cạn, vượt qua bờ thậm chí bò qua các rào chắn để đến nơi cư trú mới phù hợp cho từng giai đoạn sống.

Vào thời kỳ thành thục sinh dục, cua cái tìm cách thoát ra khỏi ao, đầm nuôi, đi rất xa ra vùng biển thích hợp để giao vĩ, đẻ trứng.

Tính hung dữ và tự vệ

Tính hung dữ của cua có từ giai đoạn ấu trùng Megalops đến cua trưởng thành.

Khi thiếu thức ăn, cua lớn, khỏe thường tấn công cua nhỏ, yếu, cắn gãy càng, vỡ mai rồi ăn thịt.

Trong thời kỳ giao vĩ, cua đực thường đánh nhau để giành cua cái.

Cua có khả năng tự vệ tốt do có cơ thể lớn, vỏ cứng, càng sắc, to, khỏe, mắt quan sát nhanh và bơi lội giỏi. Cua tự vệ bằng cách dọa, tấn công kẻ thù hoặc bỏ trốn. Cua giương càng tự vệCua giương càng tự vệ

Trong trường hợp nguy cấp, cua có thể bỏ đi các phụ bộ (thí ngoe, càng) để thoát thân. Bộ phận bị mất được tái tạo lại trong thời gian ngắn, khi cua lột xác.

Địch hại của cua

Cua có nhiều địch hại như các loài cá dữ, chim ăn thịt, chuột, rắn… kể cả đồng loại. Trong mỗi giai đoạn phát triển, cua có những địch hại riêng. Địch hại của cuaĐịch hại của cua

Bọ cua ký sinh ở bụng cua, hút dịch cơ thể làm cua cái không lên gạch, cua đực gầy yếu.

Rệp cua thường bám vào vòm mang cua, tăng nhanh số lượng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cua.

0