23/05/2018, 15:27

Chơi và nuôi gà phượng hoàng

Giống gà phượng hoàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, đến Nhật Bản trước thời kì Edo (1603 – 1867). Sống ở vùng Tây Nam Nhật Bản (đảo Shikoku), chúng phát triển thông qua chọn giống và lai tạo để phù hợp sỏ thích người Nhật. Khi Nhật Bản mở cửa trở lại buôn bán với châu Âu vào cuối thời Edo, giống gà ...

Giống gà phượng hoàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, đến Nhật Bản trước thời kì Edo (1603 – 1867). Sống ở vùng Tây Nam Nhật Bản (đảo Shikoku), chúng phát triển thông qua chọn giống và lai tạo để phù hợp sỏ thích người Nhật. Khi Nhật Bản mở cửa trở lại buôn bán với châu Âu vào cuối thời Edo, giống gà đuôi dài được xuất khẩu sang phương Tây.

Gà phượng hoàng cái đuôi ít nhất cũng phải dài được 2m (nên được xem là giống gà đuôi dài). Kỉ lục đuôi của giống gà này được ghi nhận dài đến 14m. Giống gà chất lượng tốt mỗi năm lông đuôi dài thêm chừng 1m. Gà trống nặng khoảng 1800g, gà mái 1350g.

Lựa chọn gà và cách nuôi dưỡng

Gà phượng hoàng mái đẻ và giỏi nên có thể chăm con mà không gặp vấn đề gì, nhưng nếu nuôi số lượng lớn thì tốt nhất nên ấp nhân tạo và con trong chuồng ấm và khô. Điều quan trọng là tuyển chọn và tách nuôi những con gà trống chất lượng thật sớm. Quá trình tuyển chọn dựa vào tính tình (gà quá dữ sẽ tự cắn đuôi của chính mình, gà hiền lành và thuần dễ nuôi thành công hơn), số lượng lông đuôi (mỗi con gà trống phải có trên 40 lông đuôi, lông phụng) và lông mã. Những đặc điểm khác tùy thuộc vào tiêu chuẩn ở mỗi quốc gia bao gồm: mồng, tích, xương ức, cẳng và ngón.

Cần lưu ý rằng giống gà phượng hoàng, vốn phát triển trong vùng khí hậu ôn hòa, phù hợp với khí hậu không quá nóng hoặc lạnh. Nếu nuôi ở vùng lạnh hơn thì nên sưởi chuồng. Nếu nuôi ở vùng nóng hơn thì cần tạo bóng mát (cây cối…) và thông thoáng. Nếu gà đột nhiên bị căng thẳng, chẳng hạn như bị rượt đuổi (bởi chó, mèo hay trẻ con), chúng có thể phản ứng bằng cách gồng cứng lông rồi sau đó thay hết những lông này. Gà trống dùng đẻ lai tạo thường bị rụng 3/4 số lông không thay trước đó vì những hoạt động mạnh bạo khi bắt cặp.

Lông gà phượng hoàng rất mềm ở phần ngực, chẳng hạn, bạn có thể thổi vào đám lông và chúng sẽ nhúc nhích và dựng lên. Lông cứng là dấu hiệu của lai tạp.

Gà phượng hoàngGà phượng hoàng

Cần hết sức cẩn trọng khi chọn gà mái. Nguyên tắc tương tự như với gà trống là đuôi phải nhiều lông, lông phụng dài và lông mã dày.

Lồng nuôi gà phượng hoàng

Khác với những giống gà cảnh khác, với gà phượng hoàng, phải thiết kế những loại kệ cao riêng cho chúng nhằm ngăn ngừa hư hỏng bộ lông đẹp. Ngoài ra có khi phải được cuộn lại và giữ trong một túi vải nhẹ để bảo vệ bộ lông mềm mại hiếm có.

Có thể là những cái lồng điều chỉnh được độ cao tùy theo chiều dài của bộ lông đuôi gà, hay bệ đứng 3 chân cho vững chắc, có khi là cái tủ đặc biệt…

Điều đặc biệt vì để có được bộ lông đuôi dài, gà phượng hoàng phải là loại có gien không . Quả là khó khăn trong thời gian nuôi vì nếu gà bị căng thẳng khi trẻ con, chó, mèo,… rượt đuổi, chúng có thể gồng cứng lông rồi sau đó những lông này sẽ bị thay.

0