23/05/2018, 15:27

Cá Rồng châu Phi

(African Arowana) có tên khoa học là Heterotis Niloticus, thuộc họ cá Osteoglossdae, có vùng phân bố rộng ở hai vùng Tây và Nam châu Phi.. có thân mình tròn dẹt, kích thước tối đa tương đương với cá Thanh Long của châu Á, nghĩa là khoảng 90cm trở lại mà thôi. Loài cá Rồng này có cái đầu ...

(African Arowana) có tên khoa học là Heterotis Niloticus, thuộc họ cá Osteoglossdae, có vùng phân bố rộng ở hai vùng Tây và Nam châu Phi..

có thân mình tròn dẹt, kích thước tối đa tương đương với cá Thanh Long của châu Á, nghĩa là khoảng 90cm trở lại mà thôi.

Loài cá Rồng này có cái đầu tròn nhỏ, đôi mắt lớn, miệng to vừa phải. Đặc biệt miệng nó không hề có một sợi râu nào. Đó là sự khác biệt so với các loài cá Rồng khác mà chúng ta từng biết đến.

Chúng ta cũng biết bộ phận râu (thường là hai râu) đối với cá Rồng ngoài ý nghĩa tượng trưng cho quyền uy, cho sức mạnh của loài Rồng, còn có công dụng đặc biệt trong đời sống của nó. Râu được coi là cơ quan nhanh nhạy (vốn được đánh giá là cặp mắt thứ hai của cá Rồng) giúp cá định hướng được chính xác sự xuất hiện của con mồi đâu đó để vồ chụp mà ăn. Vì vậy, trong đời sống hoang dã bên ngoài, cá Rồng nào bị cụt mất râu thì cũng như con người bị cụt mất tay chân, hoặc khổ hơn là bị mù mắt.

Vậy, cá Rồng châu Phi tròi sinh không có râu thì thử hỏi chúng phải xoay xở cách sống ra sao cho khỏi đói?

Câu trả lời là một sự kỳ diệu nữa: chúng dùng khả năng kỳ diệu của cái mang để thay thế cho sự khiếm khuyết của đôi râu: Mang cá Rồng châu Phi vừa làm công việc hấp thu trực tiếp không khí ở trên mặt nước, lại vừa lọc giữ các sinh vật phù du trong môi trường sống của nó để làm thức ăn.

Nhưng, khả năng kỳ diệu của mang cá châu Phi không những có thế, nó còn có khả năng giúp cá tìm được mồi cả trong bóng tối không mấy khó khăn. Như vậy, chẳng lẽ mang cá cũng có “cơ quan đặc biệt” thăm dò được sự chuyển động của sóng nước trong môi trường sống của nó khi có con mồi xuất hiện?

Phải chăng vì có khả năng săn mồi trong bóng tối một cách dễ dàng nên giống cá Rồng này chỉ thích sống tại những vùng sông nước tối tăm, thiếu ánh sáng rọi tới?

Màu nền của cá Rồng châu Phi ra sao còn tùy thuộc vào môi trường sống của chúng chứ không đồng nhất: có con màu xám bạc, có con màu đồng, nhưng có con lại màu nâu…

Từ trước đến nay, người ta nuôi cá Rồng châu Phi với mục đích làm cảnh, chứ không ai nuôi cho sinh sản. Vì lẽ, loài cá này không chịu sinh sản tại môi trường nuôi nhốt. Mặt khác, cũng chưa ai có khả năng phân biệt được giới tính của loài cá này,vì trông dáng hình bên ngoài cá trống cá mái đều giống hệt nhau, không khác nhau.

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, chỉ đến mùa sinh sản cá trống và mái Rồng châu Phi mới tìm đến ve vãn bắt cặp với nhau, rồi rủ nhau đi tìm chỗ sông thích hợp để làm ổ đẻ. Đó là chỗ nước cạn, bên dưới có lớp bùn dày. Còn ổ thì có dạng hình tròn được kết lại bằng những đoạn cây và cỏ rác do hai vợ chồng cá thu nhặt được và làm nên. Ổ cá Rồng châu Phi không chìm hẳn dưới nước mà phần đầu nhô lên khỏi mặt nước độ gang tay.

Cá mái đẻ trứng vào thành ổ, sau đó cá trống thụ tinh cho trứng. Và từ đó cá trống mái thay phiên nhau canh giữ ổ trứng cho đến ngày cá con ra đời.

Đây là điểm khác biệt của cá Rồng châu Phi so với các loài cá Rồng

0