Phân biệt cút trống, cút mái
Nếu mục đích chăn nuôi cút để khai thác trứng thì bà con chỉ cần nuôi cút mái. Cút trống chỉ để nuôi bán thịt cho các nhà hàng, chỗ ăn uống. Trường hợp nuôi cút để sản xuất con giống thì cần cút trống. Tỉ lệ thích hợp là 1 con trống cho 2,5 – 3 con mái. Thả theo tỉ lệ này sẽ đạt khoảng 90% ...
Nếu mục đích chăn nuôi cút để khai thác trứng thì bà con chỉ cần nuôi cút mái. Cút trống chỉ để nuôi bán thịt cho các nhà hàng, chỗ ăn uống.
Trường hợp nuôi cút để sản xuất con giống thì cần cút trống. Tỉ lệ thích hợp là 1 con trống cho 2,5 – 3 con mái. Thả theo tỉ lệ này sẽ đạt khoảng 90% trứng là trứng có cồ (thụ tinh) và tỉ lệ trứng nở đạt khoảng 70%, vừa đạt yêu cầu kỹ thuật vừa đạt yêu cầu kinh tế. dung cu dat trong long um (tu 1-3 ngay) Dụng cụ đặt trong lồng úm (4 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi) Chuồng cút giò (sau 2 tuần) a. Lưới 6 góc hoặc nẹp gỗ b. Lưới 5mm
Lưới 1cm x 1cm ở đáy
Máng ăn, máng uống treo bên ngoài lòng
Chuồng nuôi cút giò có thể làm nhiều tầng cách nhau 20cm
Những đặc điểm để phân biệt cút trống mái như sau: (kể từ tuần lễ thứ ba).
Cút trống: toàn bộ lông ở phía dưới cổ và ức có màu đỏ verni.
Cút mái: lông ở phía dưới cổ và ức có lốm đốm đen như hạt cườm.
Ngoài ra có một số giống cút như cút nâu, không thể phân biệt được trống mái qua màu lông cổ và ức ở tuần tuổi thứ ba. Trường hợp này phải đợi đến lúc cút được 6 tuần tuổi, lúc đó con trống có bầu tinh phát triển rõ ở sau đuôi; nếu không có bầu tinh là con mái.
Đặc điểm của cút trống lúc trưởng thành (trên 6 tuần tuổi) là có bầu tinh rất lớn ở sau đuôi, bằng đầu ngón tay, màu đỏ và chứa đầy tinh dịch, đồng thời cút biết gáy.
Cách chọn cút giống
Trường hợp sản xuất giống, muốn có cút con tốt, cần phải chọn cút cha mẹ tốt.
Cút trống
Nên chọn những con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, lông mượt, da chân bóng, có thân hình gọn (không quá gầy hoặc quá mập), nhỏ nhắn hơn con cái; đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài.
Có bầu tinh no tròn, đỏ sẫm, co bóp thường xuyên. Khi bóp nhẹ, bầu tinh sẽ tiết ra nhiều tinh dịch trắng tinh như bọt xà bông.
Cút mái
Khi cầm trong tay có cảm giác êm, mịn. Khoảng cách giữa xương sống và xương ứng rộng. Xương chậu nở rất rộng và rất mềm. Hậu môn nở, mềm mại, đỏ tươi và mở rộng, không bết phân ở lỗ huyệt. Vóc dáng trung bình.
Cút con
Cút con đi đứng phải nhanh nhẹn, lông xốp bông đều, không hở rốn, khỏe mạnh.
Các con trống và mái đều phải khỏe mạnh, lanh lẹ, háu ăn, không tật nguyền.
Theo kinh nghiệm, cút trống phải được 3 tháng và cút mái phải trên 3 tháng mới nên cho phối giống. Điều này rất cần thiết vì nếu muốn tăng đàn nhanh bằng cách cho phối giống sớm quá, sẽ làm bầy cút sau này mau tàn.
Để có đàn cút trống giống, người nuôi cần phải lựa chọn cút từ nhỏ qua nhiều giai đoạn, đầu tiên ở giai đoạn cút giò (khoảng 5 tuần tuổi), sau đó cứ 2 tháng lọc lại một lần. Tổng cộng 3 lần theo những tiêu chuẩn kể trên. Còn cút mái cứ nuôi đẻ, chờ đủ tuổi sẽ chọn những con tốt đế làm giống.
Hiện nay trong nước chưa có một giống cút sản xuất trứng dạng bố mẹ nào được nhập vào nên việc chọn giống do từng cơ sở nuôi tự theo dõi, nhân giống.
Qua thực tế đã nuôi nhiều năm và nuôi với số lượng lớn chúng tôi thường chọn giống theo cách:
Tránh độ đồng huyết cao
Nuôi dòng bố, dòng mẹ tách riêng để chọn lọc. Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ dòng bố, dòng mẹ để khi sản xuất đàn cút con sẽ có được các tiêu chuẩn cao về năng suất, tỷ lệ nuôi sống và cả tỷ lệ trống mái nữa.
Cút mái đẻ như thế nào
Khi chọn được một đàn cút mái khỏe mạnh, đồng đều, chế độ dinh dường tốt chúng ta sẽ thu hoạch được kết quả tốt. Tỷ lệ cút mái đẻ thưc tế đạt được trên 95%.
Thời gian đẻ sớm muộn hiện nay với khoa học tiến bộ người ta có thể điều tiết được. Người ta đã chú ý đặc biệt đến việc chiếu sáng trên gia cầm. Ánh sáng tối đa có thể là 16 giờ (ngay khi bắt đầu sản xuất)
Nếu có giống tốt, dinh dưỡng tốt và các điều kiện khác được thỏa mãn, cút mái bắt đầu cho quả trứng đầu tiên vào ngày tuổi thứ 42 – 45. Tỉ lệ đẻ tăng dần theo thời gian, đạt đến cao điểm và bắt đầu giảm theo biểu đồ sau đây: Biểu đồ chỉ tỉ lệ sinh đẻ của cút mái
Khác với gà, trong ngày cút đẻ tập trung vào buổi chiều. Khoảng 75% tổng số trứng đẻ trong ngày tập trung từ 13 giờ đến 18 giờ.
Thời gian đẻ trứng có thể khai thác đến 60 tuần, sau đó tỉ lệ giảm. Thời gian này có thể sớm hơn hoặc trễ hơn tuỳ thuộc vào tỉ lệ đẻ thực tế do nuôi dưỡng và giá cả trứng.
Trứng cút
Bình thường trứng cút có trọng lượng bình quân 10g/quả. Màu sắc của vỏ trứng thay đổi tùy theo con giống như đã trình bày ở phần trước.
Đối với đa số cút nuôi hiện nay, vỏ trứng có màu trắng ngà đến màu vàng nâu lợt điểm những vết đen, kích thước lớn nhỏ khác nhau trên nền vỏ trứng. Độ phân phối đốm màu trên vỏ trứng theo giống rặt
Cút Anh, cút nâu: vỏ hơi ngà, đốm đậm to
Cút Pharaoh: vỏ trắng, đốm to, lợt
Cút Pháp: vỏ trắng, đốm nhỏ lợt.
Nếu trứng có biểu hiện khác thường, coi chừng có sự trục trặc về dinh dưỡng hoặc cút bị bệnh, cần phải tìm nguyên nhân để khắc phục tình trạng này.
Trứng có vỏ mềm
Do cút bị kích động, đẻ trứng có vỏ chưa kịp hóa vôi.
Do khẩu phần thiếu Calcium.
Cần lưu ý thời tiết nóng quá cút không hấp thụ được Calcium hoặc chất lượng của bột sò không tốt vì có nơi trộn chung đất sét trắng.
Vỏ trứng màu trắng
Thường do bệnh đi phân nước trắng. Nếu không điều trị kịp thời thì vỏ trứng sẽ đổi sang màu nâu và cùng mềm. Đây là dấu hiệu của bệnh dịch rất đáng ngại
Thành phần của trứng: Thành phần của trứng
Giữ trứng ăn bằng cách trải mỏng cho thoáng và đặt ở chỗ mát mẻ, có độ ẩm tương đối. Giữ như vậy lâu được 1 tuần.