23/05/2018, 15:15

Chữa một số bệnh thường gặp ở cá

Nấm thuỷ mi (nấm nước) Căn bệnh: Bệnh do nấm Sarppolegnia ký sinh. Nấm này có dạng các sợi nhỏ dài phân nhánh, đường kính rất nhỏ. Nấm thuỷ mi sống trong vùng nước ngọt, sinh trưởng phát triển nhiều trong vụ đông xuân và tập trung nhiều ở cá giống, trứng cá chép. Triệu chứng: Khi nấm mới ký ...

Nấm thuỷ mi (nấm nước)

Căn bệnh: Bệnh do nấm Sarppolegnia ký sinh. Nấm này có dạng các sợi nhỏ dài phân nhánh, đường kính rất nhỏ. Nấm thuỷ mi sống trong vùng nước ngọt, sinh trưởng phát triển nhiều trong vụ đông xuân và tập trung nhiều ở cá giống, trứng cá chép.

Triệu chứng: Khi nấm mới ký sinh vào cá thì mắt thường không nhìn thấy được, khi phát hiện thì nấm đã ăn sâu vào các vết thương của cá. Các sợi nấm cắm sâu vào thân cá rồi hướng ra ngoài. Sợi có màu trắng giống như một múi bông. Ban đầu, cá bơi lội lung tung, dần dần cơ bị thối, cá vận động chậm, không ăn và chết.

Phòng và trị bệnh: Để đề phòng, cần dùng nước sạch để nhất là trứng cá chép. Nên dùng vôi tẩy ao diệt mầm bệnh. Khi cá đã mắc bệnh, dùng dung dịch NaCl 3% hoặc KMn04 1/50.000 tắm cho cá 10-20 phút.

Bệnh nấm mang

Căn bệnh: Bệnh do nấm Brachiorayces ký sinh trên mang cá (mè, chép, trắm). Cơ thể nấm phân nhiều nhánh, sợi dài nhỏ chạy dọc theo mạch máu của phiến mang, tại đáy chúng sinh trưởng và phát triển. Nấm mang sinh trưởng và phát triển nhiều trong mùa hè (điều kiện nhiệt độ cao) và trong các ao bón nhiều phân xanh. Nấm ký sinh chủ yếu ở cá hương và cá giống của mè, trôi, trắm. cá bị nấm thủy micá bị nấm thủy mi

Triệu chứng

+ Cấp tính: Mang cá bị tụ và chảy máu, các sợi nấm trương lên và trắng như bông, mang cá chợt nhạt. Số cá chết chiếm tới 68%.

+ Mãn tính, một phần mang cá bị hỏng, lác đác có con màu trắng nhạt. Trạng thái mãn tính không gây thiệt hại nặng như ở cấp tính.

Phòng và trị bệnh: Tẩy dọn ao sạch sẽ trước khi thả cá. Bón phân đã ủ kĩ để hạn chế nấm gây bệnh. Nếu cá đã mắc bệnh có thể dùng thuốc trừ giống như trừ nấm thuỷ mi hoặc thay đổi môi trường sống của cá (chuyên cá từ ao này sang ao khác, bơm thêm nước mới).

Bệnh trùng bánh xe

Căn bệnh: Trùng bánh xe Trichodina có dạng hình chuông, có một vòng móc bám giống bánh xe đồng hồ để bám chặt vào cá. Trùng bánh xe ký sinh ở da và mang của nhiều loại cá nhất là cá hương, cá giống. Tỷ lệ cảm nhiễm có khi lên tới 100%.

Triệu chứng: Trên thân cá có nhiều chất nhớt có màu trắng đục. Cá bị bệnh thường nổi từng đàn lên mặt nước bơi lội không theo hướng nhất định. Sau bơi yếu dần tập trung vào bò và chỗ có nước chảy. Cá chậm lớn, gầy và chết nếu không được chữa kịp thời.

Chữa bệnh: Dùng nước muối 2% tắm cho cá từ 5 – 10 phút. DùngCuS04 + H20 với nồng độ 0,5 phần vạn phun trực tiếp xuống ao. Sau 3-4 ngày cá sẽ khỏi bệnh.

Bệnh trùng mỏ neo

Căn bệnh: Bệnh do trùng mỏ neo Lernaena ký sinh. Cơ the trùng dài từ 6 đến 12mm, đầu có dạng mỏ neo. Có rất nhiều loại trùng mỏ neo trong nước ngọt, ký sinh nhiều ở cá chép, cá mè giống. Nếu cá mắc bệnh trong thời gian dài sẽ bị chết, chỉ 4-5 con ký sinh cũng đủ làm cá gầy, sinh trưởng chậm và bị dị hình.

Triệu chứng: Ban đầu cá bơi lội lung tung, không thích ăn, dần dần cá bơi lội chậm chạp, gầy yếu, cơ thể cong queo, dị hình. Xung quanh chỗ ký sinh bị viêm đỏ hoặc loét, vết loét sẽ là nơi xâm nhập của vi trùng gây bệnh.

Phòng và chữa bệnh: Khi phát hiện bệnh, dùng phân ủ bón cho ao từ 2-3 tạ/300m2 (bón tăng 2 lần so vối bình thường). Dùng lá xoan tươi (đập dập bó thành bó) 0,2 – 0,3kg/m2 rồi dìm xuống ao. Tắm cho cá KMn04 nồng độ 0,5 phần vạn trong khoảng 30 phút.

0