23/05/2018, 15:15

Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ tiết niệu của đà điểu

Hệ tuần hoàn Tim có bốn ngăn giống như các loài chim và động vật có vú khác. Do hay phải lấy mẫu máu hoặc tiêm ven cho đà điểu nên các nhân viên y tế phải được trang bị kỹ kiến thức về phần này. Tĩnh mạch cổ có một vị trí rất quan trọng. Cũng giống như các loài chim khác, tĩnh mạch cổ bên phải ...

Hệ tuần hoàn

Tim có bốn ngăn giống như các loài chim và động vật có vú khác. Do hay phải lấy mẫu máu hoặc tiêm ven cho đà điểu nên các nhân viên y tế phải được trang bị kỹ kiến thức về phần này.

Tĩnh mạch cổ có một vị trí rất quan trọng. Cũng giống như các loài chim khác, tĩnh mạch cổ bên phải của đà điểu to hơn nhiều so với bên trái, kích thước và vị trí của tĩnh mạch cổ bên trái có thể thay đổi. Ở một sốcon đà điểu, tĩnh mạch cổ bên trái nối với tĩnh mạch cổ bên phải, còn một số con khác thì nó lại nối với tĩnh mạch chủ ở đầu. Động mạch cảnh chung của đà điểu xuất phát từ vòm động mạch chủ chạy lên cổ, chạy dọc theo đường mép ở phía bụng của xương sống rồi đi xuống khối cơ ở cổ.

Khu vực khác có thể lấy máu là các ven ở cánh. Điều nên nhớ ở đây là mặc dù hệ thống tĩnh mạch ở cánh đà điểu chạy song song với động mạch nhưng cả động mạch và tĩnh mạch ở đà điểu đều khác nhiều so với các loài chim khác. Ví dụ, ở gà nuôi thì động mạch cánh brachial sâu (hoặc các nhánh của nó) và các động mạch phụ (radioal và ulnar) nối với nhau hoặc gần như nối khít nhau ở khuỷu cánh. Còn ở đà điểu thì các nhánh của động mạch brachial sâu và động mạch brachial không nối với nhau. Nhờ vị trí và kích thước tiện lợi nên các ven chính ở cánh đà điểu rất phù hợp đối với tiêm hoặc lấy máu trong khi tất cả các ven khác thì nằm quá sâu hoặc quá nhỏ. Chỗ tốt nhất để tiêm ven là động mạch brachial, động mạch này chạy qua vùng âu cánh trên tại phần giáp vối bụng, lấy ven ở vị trí này không gây tác hại tới bộ phận dễ bị tổn thương khác. Các ven chính của đà điểuCác ven chính của đà điểu

j. ven radialis; k-v.ulnaris; m-v. branchialis profunda (động mạch sâu); n-v. basilica; o-v. axillaris; l-v. branchialis

Đà điểu có hệ cửa thận (HCT) giống với hệ cửa thận của các loài chim khác và các loài bò sát. Mặc dù chức năng sinh học đặc biệt của hệ cửa thận vẫn chưa được biết tới nhưng riêng sự lưu thông máu tĩnh mạch qua thận đà điểu lại chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Do có Kệ thận nên các loại thuốc như thuốc kháng sinh aminoglycoside có thể thải qua thận với nồng độ cao khi dùng để điều trị hiệu quả các cơ cẳng chân đà điểu. Hơn nữa, các loại thuốc được đào thải qua thận như ketamin HCl có thể bị đào thải trước khi đi vào hệ tuần hoàn chung, do đó tránh được những tác động không mong muốn.

Hệ thần kinh của đà điểu

Hệ thần kinh của đà điểu không có đặc điểm nổi bật. Tuy nhiên, đà điểu không được coi là loài vật thông minh. Mặc dù các loài chim có thể nằm nghỉ trên xương ức cả ngày nhưng nếu đà điểu chỉ nằm nghiêng một bên trong một giờ cũng có thể dẫn tới bị liệt dây thần kinh gần xương mác. Sức nặng cơ thể chèn ép lên đoạn xương nối xương ống chân và xương mắt cá chân sẽ tạo ra một khối lồi và khối lượng của cả người con chim đè lên chỗ lồi này có thể gây sức ép trực tiếp lên dây thần kinh gần xương mác hoặc gây ra chứng phù nề. Do đó cần phải đệm lót nền đủ êm cho đà điểu khi trưởng thành bằng loại đệm không khí hoặc đệm bọt xốp.

Hệ tiết niệu

Thận và niệu quản của đà điểu cũng giống với các loài chim khác. Hệ cửa thận đã được trình bày trong phần hệ tuần hoàn. Thận đà điểu có màu nâu sôcôla, có cấu tạo hạt và nằm ở chỗ lõm trong khoang xương chậu của thành bụng. Nước tiểu được thải liên tục và đi qua các ống niệu quản tới chỗ chứa nước tiếu. Mặc dù không có bọng đái, nhưng đà điểu có một đoạn niệu quản phình rộng ra để chứa nước tiểu cho tối khi được thải ra ngoài.

Hàng ngày đà điểu uống tương đối nhiều nước cũng như thải một lượng nước tiểu loãng khá lớn. Khi thiếu hoặc không có nước uống thì nước tiểu thải ra rất đậm đặc và sau hai ngày thiếu nước thì lượng nước tiểu thải ra rất ít và đặc sền sệt. Sau khi được uống nước một giờ đồng hồ thì chức năng bài tiết của thận lại hoạt động như bình thường. Đà điểu uống rất nhiều nước và nhờ vào khả năng giữ nước của thận khi thiếu nước uống mà tồn tại.

0