23/05/2018, 15:15

Vị trí và phân bố địa lý của đà điểu

Vị trí đà điểu trong hệ phân loại động vật Giống (Struthio) hiện đang tồn tại thuộc họ Struthionidae. Chúng là loài chim còn sống lớn nhất. Giống như hầu hết các loài chim không bay được khác. Chúng đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên mặt đất: cẳng chân chúng rất dài và khỏe kèm theo ...

Vị trí đà điểu trong hệ phân loại động vật

Giống (Struthio) hiện đang tồn tại thuộc họ Struthionidae. Chúng là loài chim còn sống lớn nhất. Giống như hầu hết các loài chim không bay được khác. Chúng đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên mặt đất: cẳng chân chúng rất dài và khỏe kèm theo cái cổ vươn cao, khiến cho chiều cao của con chim tăng lên rất nhiều. Lông ở trên mình con đực có màu đen, lông cánh thì giống lông chim còn lông đuôi thì có màu trắng. Những con cái nói chung nhỏ hơn, có bộ lông màu nâu xám. Cả con đực và con cái đều có cái đầu trông nhỏ hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể của chúng. Đà điểu có đôi mắt nằm ẩn sâu (đường kính mắt 50mm, thuộc loại lớn nhất trong một sổ loài động vật có xương sống trên cạn) lông mi thì đen và dài, một phần là từ lông ở đầu, riêng cái cổ thì hầu như không có lông chỉ phủ lưa thưa một ít lông trông cứng và mọc xuôi xuống, cẳng chân thì phần lớn là trơ trụi còn da ở cổ và cẳng chân thì có màu xám hoặc màu đỏ.

Chân đà điểu chỉ còn hai ngón, các ngón thứ ba và thứ tư thoái hóa. Bình thường ở đà điểu quá trình tiêu bốt dần 5 ngón chân là sự thích nghi tiến hóa để dễ đáp ứng khả năng đi và chạy vì điều đó sẽ làm cho bàn chân chúng khỏe và vững chắc hơn (ví dụ, ở chân ngựa các ngón cũng thoái hóa đi chỉ còn một ngón khỏe). Đà điểu có cái cổ dài và đôi mắt rất tinh nên chúng có thể nhìn được ở khoảng cách rất xa (12 tới 14km). Đôi chân khỏe mạnh làm chúng có thể chạy được với tốc độ 70km/h (từng bước dài 8m). Vì thế chúng có thể đuổi kịp hầu hết những gì chúng săn đuổi. Ngón chân bên trong của chúng to và ngón bên ngoài thì nhở hơn, có móng rất khỏe. Ngoài tác dụng để di chuyển ra, cẳng chân của chúng còn được dùng để đá kẻ thù và các loài thú ăn thịt nhỏ, dùng để bới đất và để gãi đầu. Vị trí phân loài của đà điểu trong giới động vật như sau: Vị trí phân loài của đà điểu trong giới động vậtVị trí phân loài của đà điểu trong giới động vật

Giống đà điểu Struthio camelus (theo phân loại của Linnaeus năm 1758) có nguồn gốc từ Hy Lạp và có tên La tinh là Struthocamelus. Riêng từ camelus có nguồn gốc dựa trên sự giống nhau của đà điểu và lạc đà: cẳng chân khỏe và dài, cổ dài, mắt to và lông mi đài, tầm vóc lớn và có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường sống hoang dã.

Đà điểu xuất hiện nhiều ở những nơi thoáng mát. Chúng trường tránh những vùng có nhiều cây to hoặc rậm rạp và rất hiếm khi tìm đến bóng râm, cả ngày chúng chỉ nằm nghỉ lúc hoàng hôn xuống và giữ nguyên tình trạng không hoạt động suốt đêm trừ phi bị quấy rầy, Chúng đứng hầu như suốt ngày trừ lúc tắm bụi (bới đất lên rồi nằm xuống), nghỉ ngơi và làm tổ. Những con non thì rất thích đi thành từng đàn (thường là các đàn nhập lại) còn những con lớn hơn thì không như vậy.

Đà điểu có nhiều tiếng kêu khác nhau nhưng thường là chúng im lặng. Trong suốt mùa sinh sản, những con đực hay gầm lên tiếng kêu Mohh-ooo-ooooo” với âm thanh nhỏ dần. Đế thu hút con cái và chống lại các con đực khác, tiếng kêu được phát ra chủ yếu vào ban ngày (đặc biệt là sáng sớm) nhưng thỉnh thoảng cũng có vào ban đêm và có thể ở cách 3 km cũng nghe thấy rõ. Những tiếng kêu khác nhau hoặc là những tiếng kêu phát ra thường đi cùng với những cử chỉ ve vãn háo hức và cuống cuồng của chúng. Cùng với những tiếng kêu khàn khàn rít lên trong cổ họng là tiếng kêu như gõ mõ, hoặc tiếng ù ù trong mề với vẻ đe dọa hoặc khiêu chiến. Những con non khi đang trong tâm trạng háo hức hoặc gặp nguy hiểm thì hoàn toàn khác, chúng phát ra những tiếng êm dịu “quirrr – quirrr”.da dieu con

Sự phân bố địa lý của các loài chim chạy

Có thể đà điểu và các loài chim lớn không biết bay khác đã biến mất trên phần lớn khu vực chúng từng sông cách đây một triệu năm. Nguyên nhân có thể là do đà điểu đã được dùng làm nguồn thực phẩm cho loài người và cuối cùng đã bị tiêu diệt hết do khai thác quá mức. Tuy nhiên, trên thực tế, những vùng còn sót lại số lượng đà điểu không nhiểu là miền Nam châu Âu, Ấn Độ hoặc Trung Quốc (những nơi đã tìm thấy các dấu tích hóa thạch của chúng). Hiện nay, số lượng đà điểu hoang dã còn rất ít ở các vùng khô cằn của châu Phi: từ miền Nam sa mạc Sahara tới vùng Cape, kéo dài tới miền Nam Marôc, miền Nam Suđăng và miền Nam Ai Cập. Sự phân bố tự nhiên của chúng giảm hẳn ở Trung Phi – trên dải Brachystegía Woodland miền Nam nước Cộng hòa Tanzania, Zambia và Mozambic.

Tuy nhiên, gần đây người ta đã công bố là các loài chim chạy có cùng tổ tiên với các loài chim bay.

0