23/05/2018, 15:57

Nghề trồng nho trên thế giới và ở Việt Nam

Nghề trồng nho trên thế giới Cây nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng và có giá trị dinh dưỡng cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, diện tích trồng nho của toàn thế giới là 8.485.000 ha và đang có xu hướng gia tăng với tốc độ 2% mỗi năm, với sản lượng hàng năm đạt 60,473 triệu ...

Nghề trồng nho trên thế giới

Cây nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng và có giá trị dinh dưỡng cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, diện tích trồng nho của toàn thế giới là 8.485.000 ha và đang có xu hướng gia tăng với tốc độ 2% mỗi năm, với sản lượng hàng năm đạt 60,473 triệu tấn, chiếm 17,5% tổng sản lượng trái cây trên toàn thế giới. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng làm nguyên liệu cho chế biến rượu, 27% dùng ăn tươi và 2% sấy khô (nho không hạt).

Hiện nay, cây nho được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp. Các nước có diện tích nho đứng hàng đầu thế giới là Tây Ban Nha (1.175.000 ha), Nga, Italia, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha và Mỹ. Châu Âu chiếm trên 60% sản lượng nho thế giới. Tại châu Á, diện tích và sản lượng nho đã tăng lên trong những năm gần đây. Hiện nay tổng diện tích đạt khoảng 1,7 triệu ha. Các nước châu Á có diện tích nho đáng kể là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.

Theo hội thảo sản xuất nho ở các nước châu Á Thái Bình Dương gồm 8 nước tham gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam thì diện tích nho của các nước tham gia là 393.725 ha, sản lượng 5,432 triệu tấn, năng suất nho trung bình đạt 13,6 tấn/ha/năm. Năng suất nho của Việt Nam thấp hơn so với trung bình của khu vực, chỉ đạt 11,2 tấn/ha/năm. Giống nho Cardinal (nho đỏ)Giống nho Cardinal (nho đỏ)

Nghề trồng nho ở Việt Nam

Thông qua Trung tâm khảo cứu Nông nghiệp Ninh Thuận (trước giải phóng), cây nho đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 1971 với trên 70 giống cỏ nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Từ năm 1975 – 1994, do chưa có định hướng phát triển nên tập đoàn giống nho tại Nha Hố chỉ giữ lại 4 giống. Công tác nghiên cứu giống với mục tiêu tìm ra giống mới nhằm thay thế một phần giống nho đỏ (Cardinal) và làm phong phú cơ cấu giống chỉ mới thực sự bắt đầu từ việc xây dựng tập đoàn giống nho năm 1994 của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố). Từ những năm 1995 đến 2010 các giống nho liên tục được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Cho tới năm 2011, tập đoàn giống nho tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã có 176 giống mang nhiều tính trạng quý, bao gồm 56 giống nho ăn tươi, 44 giống nho dùng làm nguyên liệu chế biến rượu, 18 giống nho không hạt (có thề sử dụng sấy khô), 11 giống làm gốc ghép và 32 giống mại thu thập đang xác định đặc tính sử dụng.

Từ nguồn thực liệu hiện cỏ ừong tập đoàn, Viện đã chọn tạo ra một số giống nho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến rượu có năng suất và chất lượng cao đã được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống cho khảo nghiệm và giống tiến bộ kỹ thuật như NH01 – 48, NH01 – 93, NH01 – 96, NH02 – 90, …

Tại các tỉnh phía Bắc nước ta, việc nhập nội và thuần hóa giống cũng là một trong các hướng đi nhằm nhanh chóng tuyển chọn được một số giống nho phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Với định hướng đỏ, từ tập đoàn trên 50 giống nho, Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã chọn ra giống nho rượu Vilard noir và một số giống nho ăn tươi khác phù hợp với điều kiện miền Bắc. Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã tiến hành lai tạo một số tổ hợp lai bằng phương pháp lai hữu tính để phục vụ cho công tác phát triển nho tại miền Bắc.

Vùng Bắc Bình Thuận đến Nam Khánh Hòa, đặc biệt tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, gió nhiều, độ ẩm không khí thấp (trung bình từ 70 – 75%), lượng mưa thấp (< 800mm/năm), đây là điều kiện thuận lợi để cây nho có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhờ vậy, ở Ninh Thuận nho sớm trở thành cây sản xuất hàng hóa và cây đặc sản từ giữa thập niên 80 của thếkỷ trước. Nó có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.

Khi áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc nho cũng như chọn loại đất thích hợp, hiệu quả kinh tế thu được của cây nho cao hơn nhiều so với nhiều khác. Tại Ninh Thuận, cây nho có tiềm năng năng suất cao, năng suất có thể đạt 30 – 40 tấn/ha/năm; năng suất này có thể so sánh với các nước có năng suất cao trên thế giới. Tuy nhiên năng suất này không ổn định do chưa được đầu tư kỹ thuật mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc nho được trồng trên những loại đất thoát nước kém.

Trong thời gian qua, sản phẩm nho của nước ta chủ yếu dùng với mục đích ăn tươi. Một phần nhỏ (khoảng 5%) nho kém phẩm chất được sử dụng trong chế biến rượu và nước ngọt. Hiện nay, thị trường sấy khô và công nghệ chế biến rượu vang chưa được chú trọng.

0