23/05/2018, 15:57

Phân loại lâm sản ngoài gỗ

Phân loại Lâm sản ngoài gỗ của một số tổ chức quốc tế Trên thế giới đã có một số khung phân loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG) khác nhau, có thể dựa vào dạng sống của các loài tạo ra sản phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dạng dây leo thân gỗ, dạng dây leo thân thảo, có thể dựa vào các sản ...

Phân loại Lâm sản ngoài gỗ của một số tổ chức quốc tế

Trên thế giới đã có một số khung phân loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG) khác nhau, có thể dựa vào dạng sống của các loài tạo ra sản phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dạng dây leo thân gỗ, dạng dây leo thân thảo, có thể dựa vào các sản phẩm được cung cấp hoặc khai thác…Tại Hội thảo các chuyên gia vùng về LSNG ở châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok vào tháng 11/1991 đã đưa ra được khung phân loại LSNG gồm 6 nhóm như sau:

– Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi bao gồm: các loài cây tre, trúc, song, mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ; Trồng tre làm lâm viênTrồng tre làm lâm viên

– Nhóm 2. Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;

– Nhóm 3. Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật;

– Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất gồm: gôm, nhựa, nhựa đầu, nhựa mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;

– Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm như: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ;

– Nhóm 6. Các sản phẩm khác như: lá Bidi (lá thị rừng dùng để gói thuốc lá ở Ấn Độ).

Meldelson (1992) cũng đã đưa ra 2 cách phân loại LSNG dựa vào mục đích sử dụng như sau:

– Cách 1. Căn cứ vào giá trị sử dụng chia làm 5 nhóm:

Nhóm các sản phẩm từ thực vật ăn được;

Nhóm các sản phẩm keo và nhựa;

Nhóm các sản phẩm thuốc nhuộm và ta nanh;

Nhóm cây có sợi;

Nhóm cây làm thuốc.

– Cách 2. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ chia làm 3 nhóm:

Nhóm các sản phẩm LSNG bán trên thị trường rộng;

Nhóm các sản phẩm LSNG bán tại địa phương;

Nhóm các sản phẩm LSNG được sử dụng trực tiếp bởi người khai thác.

Trong cách phân loại thứ 2 này, tác giả cho rằng nhóm thứ 3 là nhóm cung cấp những sản phẩm chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương có tỷ lệ lớn nhất.

Chandrasekharan (1995), chuyên gia LSNG của FAO lại đề xuất hệ thống phân loại LSNG gồm 4 nhóm chính sau đây:

Thực vật sống và các bộ phận của chúng;

Động vật và các sản phẩm của động vật;

Các sản phẩm được chế biến (gia vị, dầu nhựa thực vật…);

Các dịch vụ từ rừng.

Phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khung phân loại LSNG đầu tiên được chính thức thừa nhận bằng văn bản pháp qui là “Danh mục các loài đặc sản rừng được quản lý thông nhắt theo ngành”. Văn bản này được ban hành kèm theo Nghị định số 160 – HĐBT, ngày 10/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các đặc sản rừng. Đặc sản rùng được chia làm hai nhóm lớn là hệ thực vật và hệ động vật rừng, mỗi nhóm lớn lại được chia thành các nhóm phụ như sau:

Hệ thực vật rừng bao gồm các loại đặc sản được chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm cây rừng cho dầu, nhựa, ta nanh như: thông, quế, hồi, tràm, trám, bạch đàn…

Nhóm cây rừng cho dược liệu như: ba kích, sa nhân, thảo quả, thiên niên kiện, hà thủ ô, đẳng sâm, dó trầm, hoàng đằng…

Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và mỹ nghệ như: tre, trúc, song, mây, lá buông…

Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ các loài cây rừng như: shellac, dầu thông, tùng hương, dầu trong, chai cục…

– Hệ động vật rừng bao gồm các loài cho da, lông, xương ngà, thịt, xạ, mật; nhóm động vật cho các sản phẩm làm dược liệu như: voi, hổ, báo, gấu, trâu rừng, hươu, nai, trăn, rắn, kỳ đà, tắc kè, khỉ, vượn, nhún, ong rừng; các loài chim quí; các nhóm động vật rừng có tính đặc dụng khác… và các sản phẩm được chế biến từ các loài động vật rừng nói trên.

Theo Bách khoa toàn thư thì LSNG gồm có 9 nhóm như sau:

Các loại sản phâm tre, luông, nứa, giang,…

Các loại sản phẩm song, mây,…

Các loại đặc sản như cánh kiến, quế, hồi, sa nhân,…

Các sản phẩm cho thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Các loại dược liệu.

Các loại nhựa.

Các loại tinh dầu chiết suất từ các bộ phận của cây.

Các dịch vụ du lịch sinh thái rừng.

Các nghiên cứu khoa học.

Dựa vào khung phân loại LSNG đã được xác định tại Hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng châu Á – Thái Bình Dương hợp tại Bangkok – Thái Lan năm 1991, các chuyên gia thực hiện Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam – Pha II (giai đoạn 2002 – 2007) đã đưa ra khung phân loại LSNG dựa vào công dụng và nguồn gốc gồm 6 nhóm như sau:

Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi bao gồm: các loài cây tre, trúc, song, mây, các loại cây thân lá có sợi và cỏ;

Nhóm 2. Các sản phẩm làm thực phẩm (nhóm này lại chia làm 2 nhóm nhỏ theo nguồn gốc)

Những sản phẩm nguồn gốc thực vật như: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu và nấm có thể dùng làm thực phẩm;

Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loài côn trùng ăn được.

Nhóm 3. Dược liệu, chất thơm và cây có độc;

Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất gồm: các loại nhựa, ta nanh, chất màu, chất béo và tinh dầu;

Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như: các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ;

Nhóm 6. Những sản phẩm khác như: , lá để gói bánh,…

Đây là cách phân loại được xem là hoàn thiện nhất từ trước đến nay và đang được áp dụng trong các chương trình, dự án bảo tồn và phát triển LSNG ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, nhóm các loài tre trúc song mây phần lớn được đặt lên hàng đầu trong các hệ thống phân loại LSNG.

0