23/05/2018, 15:57

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho

Chuẩn bị đất trồng Đất trước khi trồng cần cày sâu, nhặt sạch cỏ dại. Đối với dạng đất thịt có tầng đế cày chứa nhiều sét nên dùng cày dạng lưỡi phá (cày ngầm) để phá sâu xuống tầng đất cái phía dưới với độ sâu 25 – 30cm. Làm như vậy để tạo điều kiện lưu thông không khí và nước, tránh hiện tượng ...

Chuẩn bị đất trồng

Đất trước khi trồng cần cày sâu, nhặt sạch cỏ dại. Đối với dạng đất thịt có tầng đế cày chứa nhiều sét nên dùng cày dạng lưỡi phá (cày ngầm) để phá sâu xuống tầng đất cái phía dưới với độ sâu 25 – 30cm. Làm như vậy để tạo điều kiện lưu thông không khí và nước, tránh hiện tượng ngẹt, thối rễ do úng thủy ngầm từ tầng “lòng chảo sét” tạo nên.

Đào hố kích thước 90 x 90 x 90 cm hoặc 120 x 120 x 120 cm tùy từng loại đất. Đối với đất tương đối xốp, phì nhiêu thì đào hố nhỏ, đất xấu có kết cấu không tốt thì đào hố lớn hơn. Còn có thể đào thành hầm 90 x 90 cm (rộng x sâu) hoặc 120 x 120 cm và chiều dài tùy lô đất cũng như tùy thuộc mức độ bằng phẳng của địa hình. Đất thịt pha cát trồng nhoĐất thịt pha cát trồng nho

Khoảng cách hố thay đổi tùy theo giống nho và phương pháp tạo hình. Đối với các giống nho có khả năng phát triền từ trung bình đến mạnh, với kiểu tạo hình theo hệ thống giàn lưới qua đầu thì nên áp dụng khoảng cách 2,5 – 3,0 x 1,5 – 2,0 m (hàng x cây). Đối với những giống khả năng phát triển yếu, tạo hình theo kiểu hàng rào, chữ T thì khoảng cách cần thu hẹp hơn. Tuy nhiên, trồng quá dày sẽ không có cành to và khỏe để có khả năng cho chùm lớn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Sau khi đào hố xong, trộn hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân lân, cát thô với đất mặt sao cho đủ lượng để lấp đầy hố. Lượng bón cho mỗi hố khoảng 70 – 100 kg phân chuồng, 30 – 50 kg cát và 1,0 – 1,5 kg lân. Sau khi bón xong tưới nước cho đủ thấm tới đáy hố. Bón phân lót là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm giúp cho cây nho sinh trưởng và phát triền tốt giai đoạn đầu, là tiền đề cho năng suất cao và kéo dài chu kỳ khai thác.

Tạo rãnh, luống

Đất sau khỉ được cày bừa kỹ được phân lô với khoảng cách từ 8 – 10 m dài, mỗi lô được bố trí 1 mương tưới. Trên mỗi lô được chia thành các luống với khoảng cách từ 2,7 – 3m và được tạo rãnh sâu 15 – 20 cm, rộng 10 – 15cm.

Hệ thống tiêu nước: Giữa hai lô và xung quanh ruộng nho cần bố trí một mương tiêu với kích thước sâu rộng 0,5 x 0, 5m, đảm bảo thoát nước tốt.

Thời vụ trồng

Do mỗi vùng có điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau nên thời vụ trồng nho khác nhau. Thời vụ trồng nho tốt nhất là cuối mùa mưa, đầu mùa khô, để cây con khi trồng xuống không bị úng thủy, có điều kiện bộ rễ phát triển tốt và kiến tạo nhanh chóng bộ khung cành.

Chăm sóc sau trồng

Tưới và tiêu nước: Giai đoạn từ lúc trồng đến khi nho bén rễ và đâm chồi (15 – 20 ngày sau trồng) cần tưới nước đủ ẩm cho cây, tránh tưới quá đẫm dễ gây thối rễ cây con. Tốt nhất nên tưới ít và chia thành nhiều lần (3 – 4 lần/tuần). Sau khi cây bén rễ và đâm chồi cỏ thề tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Tuyệt đối không để cây thiếu ẩm hoặc bị úng. Trong điều kiện trời mưa phải tìm mọi cách thoát nước nhanh, tránh bị úng thủy, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Cắm choái, vặt cành nách: Khi cây nho cao 25 – 30 cm, tiến hành cắm choái, choái dài 2,0 – 2,5 m, và buộc cây nho vào choái để đỡ cây. Cây con sau khi được trồng sẽ phát triển nhiều chồi nách, cần tiến hành tỉa bỏ những chồi phụ, yếu và chọn duy nhất một chồi khỏe nhất.

Bón phân: Giai đoạn 15 – 20 ngày sau trồng, hoàn toàn không bón phân vì giai đoạn này hệ rễ cây con chưa phát triển hoàn chỉnh, đồng thời lượng dinh dưỡng trong đất cỏ được khi bón lót đủ cho cây phát triển. Sau giai đoạn 15 – 20 ngày, định kỳ hàng tháng bón phân NPK (16 – 16- 8) với liều lượng 100 – 150kg/ha/lần. Tốt nhất nên bón phân theo phương pháp bón lấp. Lưu ý trong giai đoạn cây con nên tăng cường phân đạm và lân đồng thời hạn chế kali. Ngoài ra, trong điều kiện cho phép có thể sử dụng bổ sung phân bón lá.

Làm cỏ, xới xáo: cỏ dại là đối tượng tranh chấp nước, ánh sáng và dinh dưỡng khoáng với cây nho. Việc quản lý tốt cỏ dại không những tránh lãng phí dinh dưỡng mà còn giúp cây nho sử dụng hiệu quả ánh sáng cần thiết, đặc biệt giai đoạn cây con. Ngoài ra, việc làm cỏ xới xáo có tác dụng làm đất tơi xốp, định kỳ làm cỏ 14 ngày/lần.

Bảo vệ thực vật: Song song với các biện pháp canh tác, yêu cầu bảo vệ thực vật rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây nho. Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nho giai đoạn cây con gồm: Sâu xanh da láng; Bọ trĩ; Rệp sáp; Bệnh mốc sương và một số khác

Tạo tán: sau khi chồi ghép đã vươn quá đỉnh giàn 20 – 30 cm, cần tiến hành tạo tán bằng cách bấm đầu ngọn tại mặt giàn. Sau 10 – 15 ngày, có nhiều chồi mầm phát triển, chúng ta chỉ chọn 2 chồi mầm khỏe nhất ngay sát mặt giàn. Đây được gọi là giai đoạn tạo cành cấp 1. Tiếp tục 30 – 40 ngày sau tạo cành cấp 1, tiến hành bấm ngọn tạo cành cấp 2 và sau 30 – 40 ngày lại tạo cành cấp 3. Sau 3 lần tạo cành, mỗi cây có được 7 – 8 cành. Lưu ý chiều dài cành cấp 1 và cấp 2 cắt tạo cành cấp 2 và 3 dài từ 30 – 40 cm, mỗi lần tạo chỉ lấy 2 mầm trên mỗi cành tạo đồng thời bố trí buộc cành cân đối xung quanh cây.

Làm giàn

Giàn nho có thể làm trước hoặc sau khi trồng nho, tốt nhất là làm đồng thời với việc trồng gốc ghép. Có nhiều kiểu giàn (giàn chữ T, dạng hàng rào, giàn lưới qua đầu) nhưng phổ biến nhất ở nước ta là kiểu giàn lưới qua đầu. Giàn kiểu lưới qua đầu được bố trí các trụ gỗ với khoảng cách 10 m x 2,7 m. Tốt nhất là các trụ gỗ được bố trí ngay trên hàng nho. Các dây thép đỡ giàn có đường kính từ 3 – 4mm với kích thước mỗi khung 2,7 – 3,0 x 2,7 – 3,0 m và đan mặt giàn bằng giây thép có đường kính 0,8 – 1,0 mm với kích thước 25 – 30 x 25 – 30 cm.

Chăm sóc vườn nho thời kỳ sản xuất kinh doanh

Giai đoạn kiến thiết cơ bản kết thúc sau 60 – 70 ngày từ khi tạo cành cấp 3, bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh (cắt cành thu quả vụ đầu tiên).

Bón phân: Trong hai năm đầu của giai đoạn sản xuất kinh doanh, lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/vụ bao gồm 20 tấn phân chuồng + 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 200 kg N (20% SA và 80% Urea) + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O (tương đương 200 kg SA + 350 kg Urea + 625 kg lân + 315 kg kali) và được bón theo phương pháp bón lấp. Các năm tiếp theo do số lượng đầu cành đã tăng nhiều, cần tăng lượng phân vô cơ gấp từ 1,5 đến 2,0 lần.

Bón lót: Trước khi cắt cành 10 – 15 ngày, tiến hành bón lót với liều lượng 100% phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + 35%N + 100%p205 + 35% K2O.

Bón thúc lần 1: Giai đoạn bông dâu (15 – 20 ngày sau cắt cành), bón 25% N+15% K2O.

Bón thúc lần 2: Giai đoạn trái bằng hạt tiêu (35 – 40 ngày sau cắt cành), bón 30% N + 15% K2O.

Bón thúc lần 3: Giai đoạn chín bói (85 – 90 ngày sau cắt cành), bón 10% N + 35% K20.

Chú ý: Trên chân đất thịt nặng (đất ruộng lúa), đất cát pha cần tăng cường bón phân chuồng hoai mục (phân bò, dê, cừu…). Đối với đất nhiễm mặn cần sử dụng các xác bã thực vật (bã mía, rơm rạ, cùi bắp, bèo …)phủ thường xuyên trên mặt luống nhằm hạn chế bốc hơi nước, có tác dụng chống hạn, giảm độ mặn và tạo độ phì cho đất.

Cắt cành, xả lá: Tương tự cắt tạo cành, cắt cành ăn quả cỏ độ dài cành 30 – 40 cm tùy thuộc chất lượng mỗi cành cắt. Nơi cắt cần chọn mầm cỏ chất lượng tốt, không bị khuyết tật… Đối với vườn nho đã sản xuất kinh doanh nhiều vụ, số lượng đầu cành rất nhiều vì vậy cần tỉa bỏ bớt những cành yếu không cần thiết. Tỉa bỏ lá già sau khi cắt cành (chỉ thực hiện trên cành già) nhằm kích thích mầm nảy đồng đều và rút ngắn thời gian ngủ nghỉ của chồi mầm.

Buộc cành, tỉa chồi chét: Sau 10 – 15 ngày, cành cắt nảy rất nhiều chồi (chính, phụ) cần tỉa bỏ nhiều chồi chét và những mầm không cần thiết, chỉ để lại tối đa 2 chồi/cành.

Buộc cành đạt 1 vào thời gian sau cắt cành 20 – 25 ngày và đợt 2 vào lúc 35 – 45 ngày. Cành được vặt chồi nách, tua cuốn và buộc cành trải đều trên giàn sao cho chùm hoa hướng xuống đất và hoàn toàn không bị cọ sát.

Dũ chùm quét nhụy, tía quả

Sau khi hoa nở (33 – 40 ngày sau cắt cành), cần dũ chùm quét nhụy đảm bao chùm hoa sạch nhằm hạn chế bệnh, đặc biệt bệnh phấn trắng và loại đi những quả phát triển không hoàn chỉnh, quả không được thụ tinh (rất dễ rụng).

Tỉa quả: là biện pháp tạo độ đồng đều kích thước quả trong chùm, đồng thời duy trì số lượng quả vừa đủ trong chùm đảm bảo quả phát triển tối đa, chùm đạt khối lượng vả chất lượng cao nhất. Tỉa quả được tiến hành vào 2 lần, lần 1 sau khi nở 15 – 20 ngày (45 – 50 ngày sau cắt cành) chùm nho được tỉa thưa cần thiết và lần 2 vào lúc 65 – 70 ngày sau cắt cành, là lúc tỉa lại những chùm chưa tỉa trong đạt 1 và tỉa kiểm tra những chùm đã tỉa nhưng còn quá chặt (nhiều quả/chùm, quả bị chèn chặt).

Trong giai đoạn phát triển của cây, luôn duy trì độ ẩm thích hợp. Tránh tình trạng nước úng sau mỗi lần tưới. Tuỳ điều kiện thực tế của thời tiết có thể tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Sau mỗi cơn mưa cần thoát nước kịp thời.

Thu hoạch

Việc xác định thời điểm thu hoạch rất quan trọng, sao cho quả đạt đúng độ chín. Phương pháp đơn giản, dễ dàng cho người nông dân để xác định thời điểm thu hoạch nho ỉà dựa vào cảm quan. Khi thấy màu sắc quả đặc trưng cho giống, quả ngọt, hương vị thơm, cuống và hạt đã chuyển sang màu nâu, hạt cứng và quả thấy mọng nước thì có thể thu hoạch. Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nêu trên đôi khi cũng gặp khó khăn, vì vậy, cách tốt nhất là dựa vào thời gian sinh trưởng từ cắt cành đến thu hoạch để xác định thời gian chín.

Sau khi thu hoạch, nên xử lý chùm quả bằng cách ngâm trong dung dịch Anolyte từ 5 – 10 phút nhằm tẩy rửa vết bẩn và ngăn sâu bệnh bám trên vỏ quả, dùng quạt gió làm khô trước khi bỏ vào thùng hoặc vào các giỏ tre có lót giấy mềm, phải sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Tùy theo khoảng cách vận chuyển mà đóng và các giỏ có kích thước khác nhau, càng đi xa thì kích thước giỏ càng nhỏ và phải bọc kỹ bằng giấy mềm.

0