23/05/2018, 15:57

Những cây hoa nở trong dịp tết – cách chăm bón 2

Cúc vạn thọ lùn Xuất xứ ở Mêhicô, hiện được trồng ở nhiều nước; cây cao 30 – 50cm, mọc cụm, nhiều nhánh, lá nứt sâu, có răng cưa. Hoa dạng lưỡi màu vàng, vàng da cam, vàng tím và đỏ tím; hoa đơn tràng, hoặc trùng tràng một nửa. Cúc vạn thọ lùn ưa sáng, nhưng nửa bóng cũng có thể ra hoa, yêu cầu ...

Cúc vạn thọ lùn

Xuất xứ ở Mêhicô, hiện được trồng ở nhiều nước; cây cao 30 – 50cm, mọc cụm, nhiều nhánh, lá nứt sâu, có răng cưa. Hoa dạng lưỡi màu vàng, vàng da cam, vàng tím và đỏ tím; hoa đơn tràng, hoặc trùng tràng một nửa. Cúc vạn thọ lùn ưa sáng, nhưng nửa bóng cũng có thể ra hoa, yêu cầu nước và phân vừa phải, có thể trồng trong vườn. Cúc vạn thọ lùnCúc vạn thọ lùn

Nhân giống cây cúc vạn thọ lùn bằng gieo hạt và giâm cành. Gieo vào mùa xuân hoặc hè sau 2 tháng hoa nở, Nếu giâm cành cần cắt cành dài 7 – 10cm, cắm vào đất cát, để nơi khô mát, mỗi ngày phun 2 – 3 lần nước, khoảng 3 – 4 ngày có thể mọc 7 – 8 rễ dài 3 – 6cm và thành cây mới.

Có thể trồng cúc vạn thọ lùn vào chậu nhựa loại nhỏ hoặc chậu sành. Đất phải có lượng phân vừa phải. Sau khi trồng vào chậu, tưới đẫm nước để nơi khô mát 3 – 5 ngày rồi đưa vào nơi có ánh sáng tán xạ để chăm sóc; mùa hè che bóng. Đất không được quá khô và quá ẩm, cách 20 ngày bón phân 1 lần, dùng nước phân loãng hoặc phân hoá học. Vào mùa hoa nở không bón phân, chỉ cần lưới nước. Sau khi hoa nở cần cắt hoa tàn và cành cũ để cây ra cành mới, hàng tuần phải bón phân 1 lần và thường xuyên tưới nước, như vậy sẽ cho hoa lần nữa. Mùa đông cần giữ ấm để có hoa phục vụ Tết.

Cúc chuỗi

Tên gọi khác là chuỗi xanh, xuất xứ ở Nam Phi, là cây thân cỏ sống nhiều năm, lá biến đổi thành dạng cầu xanh, đường kính 1cm, bề mặt có vân, Hoa mọc nách là màu trắng. Cúc chuỗi ưa ẩm, ấm, ánh sáng tán xạ, chịu hạn, không chịu rét; yêu cầu đất tơi xốp thoát nước. Cúc chuỗiCúc chuỗi

Nhân giống cây cúc chuỗi bằng giâm cành. Mùa thu cắt cành có lá hình cầu, dài khoảng 7 – 8cm, vùi trong cát, giữ nhiệt độ 15 – 22°C, giữ ẩm, sau 20 ngày ra rễ. Sau đó, có thể trồng cây vào chậu, mỗi chậu 3 – 5 cây con. Đất trồng là đất vườn, đất lá mục hoặc than bùn và cát. Mỗi năm thường thay chậu vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Cúc chuỗi có lá dày, tròn như chuỗi hạt, trông rất lạ, có thể trồng vào chậu hoặc treo tạo nên đẹp.

Cúc sương

Tên gọi khác là cúc mốc. Thân cao 30 – 60cm, thẳng, nhiều nhánh, cả cây được phủ lớp lông trắng, khi còn non lá gốc cuốn, lá mọc lệch, có nhiều xẻ thuỳ; không có cuống lá, hoa nhỏ màu vàng, hoa cái có thể kết trái. Cây cúc sương ưa nửa bóng, ấm; đất tơi xốp thoát nước.

Nhân giống cúc sương bằng giâm cành. Mùa mưa, cắt cành khoẻ cắm vào đất, che bóng, giữ ẩm, rất dễ ra rễ. Mùa xuân có thể gieo hạt vào chậu, khi cây con mọc 3 – 4 lá, đem cấy vào bầu cao 10cm trồng vào chậu. Đất chậu là đất vườn, đất cát, thêm một ít lá mục hoặc than bùn.

Cúc sươngCúc sương

Khi có cây con cần chiếu sáng nhưng không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Mỗi năm thay chậu 1 lần, có thể trồng trong vườn để cắt hoa tươi, nhất là trong dịp tết.

Cúc khổng lồ và cúc tháp

Cúc khổng lồ và cúc tháp là cây cúc cao to, thông thường cao 1 – 1,5m, nhiều nhánh, đường kính tán rộng trên 1m, có cây rộng đến 4m, số hoa có thể từ 100 đến 1000 bông. Trồng loại cây cúc này đòi hỏi mất nhiều thời gian.

Nhân giống loại cúc này bằng phương pháp giâm cành. Đầu mùa đông, cắt chồi gốc của cây cúc mẹ, nhiệt độ 15°C cây có thể sinh trưởng bình thường. Khi cây cao 20cm, bất đầu hái đọt, chỉ để 7 – 8 lá; về sau cành bên mọc cao được 20cm hái đọt lần hai, mỗi cành bên chỉ để 3 – 4 lá. Trong quá trình sinh trưởng, cứ 3 tuần hái đọt 1 lần để cho các nhánh bên luôn luôn hình thành.

Tháng 4 năm thứ 2 trồng cây xuống đất, không ngừng hái đọt, mở rộng tán cây. Đến tháng 7, tiến hành hái đọt lần cuối. Tháng 8 ta làm một giá tròn bằng tre, để cho các nhánh cố định trên khung tre. Tháng 9 khi cây cúc có nụ hoa phải không ngừng điều chỉnh hoa sau khi hoa nở làm thế nào cho hoa dựa vào nhau xếp theo hoa to hoa nhỏ xen kẽ nhau. Cúc khổng lồCúc khổng lồ

Dùng cây thanh hao làm cây ghép đối với cúc tháp, chồi cúc làm cành ghép; do cây thanh hao cao, nhiều nhánh, bộ rễ phát triển, sinh trường nhanh, tán cây có đến trên 4m, số hoa đến hàng ngàn bông.

Vào mùa đông, thu thập cây thanh hao đem về trồng, từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau bắt đầu ghép cành cúc, mỗi cành thanh hao ghép một chồi cúc. Đến tiết thanh minh trồng ra ngoài trời, cần chú ý dùng tấm polyethylen phủ để chống rét.

Muốn hoa cúc nở sớm hay muộn chỉ cần thông qua chiếu sáng nhân tạo là đạt được mục đích.

Cho hoa nở sớm. Cúc là loài cây cần ánh sáng ngắn, thời gian chiếu sáng vượt quá 10 giờ trong ngày là có thể nở.

Muốn hoa nở sớm phải khống chế thời gian chiếu sáng. Sau khí cúc sinh trưởng một thời gian, ở nhiệt độ 25 – 30°Cthời gian chiếu sáng chỉ 8 – 10 giờ 1 ngày, trong vòng 2 – 2,5 tháng nụ hoa nở. Hàng ngày thời gian che có thể buổi sáng hoặc buổi chiều.

Cho hoa nở muộn. Có thể tăng thời gian chiếu sáng để cho hoa nở muộn.

Vào ban đêm tăng giờ chiếu sáng khoảng 3 giờ, trong vòng 1 tháng thì ngừng chiếu sáng, như vậy đến trước Tết dương lịch hoa sẽ nở.

Mùa đông giá lạnh, cây cúc cần được nuôi trong điều kiện ấm 15 – 20°c.

Muốn hoa cúc qua đông phải căn cứ vào điều kiện cụ thể mà áp dụng những biện pháp khác nhau.

Những vùng ấm, cắt thân cây ở cao 15cm, tưới nước rồi dùng lá rụng, đất khô phủ lên, để đoạn thân lộ ra ngoài 3 – 5cm, như vậy có thể an toàn qua đông.

Cúc thường mắc các bệnh đốm lá, đốm nâu, gỉ sắt, vàng lá do virus, bệnh tuyến trùng, bệnh thối rễ, bệnh mốc sương.

Bệnh đốm lá phát sinh vào mùa mưa, khi thời tiết oi bức, không khí ẩm, điều kiện thoáng gió kém. Bệnh có thể làm cho lá rụng, cây chết khô.

Bệnh đốm nâu hay bệnh khô lá hình thành các đốm có hình dạng kích thước khác nhau. Bệnh nặng có thể thành từng đám, cây chết khô.

Đối với hai bệnh trên, có thể tiến hành phơi ải đất hoặc dùng Zineb khử trùng đất. Khi mới chớm bệnh cần phun Zibeb 0,1% hoặc Topsin 0,1% phun 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Đối với bệnh thối rễ cần xử lý đất bằng phơi ải hoặc dùng Formalin 1% hoặc PCNB khử trùng.

Bệnh vàng lá do virus chủ yếu do tiếp ghép và loài côn trùng chích hút lây lan bệnh. Cần chú ý chọn cây chống chịu bệnh khi tiếp ghép, phòng trừ các loài côn trùng chích hút như rệp ống, bọ trĩ, rận phấn bằng thuốc Rogor 0,1%.

Sâu hại thường gặp là rệp ống, nhện đỏ, rận phấn, sâu đo, sâu đục lá, tằm ăn lá cúc, xén tóc, bọ hung và sâu non của một số loài bướm.

Phương pháp phòng trừ sâu hại là cần khử trùng đất bằng phơi nắng đất, bón Furadan 3%; khi có sâu có thể dùng Sumithion 0,1% phun lên cây.

0