23/05/2018, 15:57

kỹ thuật nhân giống nho

Có thể nhân giống nho bằng nhiều phương pháp khác nhau như giâm hom, chiết và ghép. Ngoài ra cây nho có thể được trồng từ hạt sau khi đã để qua thời gian ngủ nghỉ. Tuy nhiên, cây mọc từ hạt thường sinh trưởng yếu, không giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ nên người ta chỉ dùng trong công tác ...

Có thể nhân giống nho bằng nhiều phương pháp khác nhau như giâm hom, chiết và ghép. Ngoài ra cây nho có thể được trồng từ hạt sau khi đã để qua thời gian ngủ nghỉ. Tuy nhiên, cây mọc từ hạt thường sinh trưởng yếu, không giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ nên người ta chỉ dùng trong công tác tạo giống. Phương pháp nhân giống dễ dàng và rẻ tiền nhất hiện nay đối với cây nho là phương pháp giâm cành sau đó ghép.

Nhân giống nho bằng cách giâm cành

Chọn những cành có đủ độ thành thục (đã hóa gỗ cứng) ở những gốc nho trẻ, khỏe, không bị bệnh. Cành cắt cành dài khoảng 20 – 25cm, đường kính 7 – 8mm (bằng cây bút chì), có 3 – 4 mắt. Đánh dấu đầu dưới và đầu trên cành để cho khỏi lẫn. Buộc cành thành từng bó nhỏ, chiều dài gần bàng nhau, cỏ chân cành phải cùng về một phía. Dùng giây ni lông buộc mùn cưa ẩm quanh chân cành rồi đặt vào một chỗ mát, có bóng râm nhẹ, một hay hai tuần lễ khi mô sẹo sẽ hình thành, mắt bắt đầu nở thì đem cắm vào bầu. Đất làm bầu gồm 1 phần cát, một phần phân mùn và 1 phần đất mặt. Tưới giữ ẩm, phun thuốc trừ sâu bệnh nếu cần. Khoảng sau một tháng có thể trồng vào vị trí cố định.

Nhân giống nho bằng cách chiết

Chọn cành to đường kính khoảng 12 mm, bóc đi một khoanh vỏ dài 2 – 3 cm, cạo cho hết tầng sinh gỗ rồi bó lại như thường lệ. Nho ra rễ nhanh, chỉ cần một tháng là có thể cắt, đem giâm vào bầu hoặc trồng thẳng.

Cắt chồi ghép trên giàn nhoCắt chồi ghép trên giàn nho

Nhân giống nho bằng cách ghép

Đối với cây nho có 2 phương pháp ghép thường được áp dụng đó là và ghép cành (ghép nêm). Cả 2 phương pháp ghép đều cho tỷ lệ sóng tương đương nhau. Tuy nhiên, ghép nêm thì khả năng liên kết giữa phần được ghép với gốc ghép tốt hơn, chồi nảy ra không bị sứt. Mục đích chính của việc ghép là để lọi dụng những đặc tính tốt của gốc ghép mà giống nho cần trồng không cỏ như bộ rễ khỏe, chịu được điều kiện bất thuận, kháng được tuyến trùng, kháng rệp rễ, những đối tượng dịch hại nguy hiểm.

Cách chọn cành ghép cũng tương tự như chọn cành giâm đã nêu ở trên. Chủ yếu là xác định được giống tốt để làm gốc ghép. Các giống gốc ghép hiện nay đang sử dụng ở vùng trồng nho Ninh Thuận là Anden, Couderc 1613, …

0