23/05/2018, 15:57

Các giai đoạn phát triển của cây nho

Nho là cây lâu năm, mùa vụ phụ thuộc vào thời gian cắt cành (đối với vùng khí hậu nhiệt đới) và điều kiện thời tiết (đối với vùng ôn đới). Ở phía Nam nước ta, cây nho có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm và có nhiều vụ trong năm. Từ khi cắt cành đến chín được chia ra làm các giai đoạn như ...

Nho là cây lâu năm, mùa vụ phụ thuộc vào thời gian cắt cành (đối với vùng khí hậu nhiệt đới) và điều kiện thời tiết (đối với vùng ôn đới). Ở phía Nam nước ta, cây nho có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm và có nhiều vụ trong năm. Từ khi cắt cành đến chín được chia ra làm các giai đoạn như sau:

Cắt cành đến nở hoa

Tùy điều kiện thời tiết cũng như vị trí cắt mà cây nho có thể nảy chồi sau 12 – 18 ngày kể từ khi cắt cành. Thời gian từ khi cắt cành đến nở hoa khoảng 25 – 32 ngày tùy giống và điều kiện thời tiết. Trong giai đoạn này cây nho vươn cành khá nhanh. Các chùm hoa lớn dần, hoa sẽ được hoàn thiện và quá trình thu phấn được bắt đầu. Trên mỗi giàn, hoa nở và sự thụ phấn diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày.

Giai đoạn đậu quả

Sau khi thụ phấn xong, nhị rụng và bầu nhụy bắt đầu lớn. Trong vòng 7 – 10 ngày đầu có khá nhiều quả non rụng. Sự rụng quả trong thời kỳ này là hiện tượng sinh lý bình thường của cây nho. Tuy nhiên, mức độ rụng nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, sâu bệnh hại, môi trường,… Người ta thấy rằng, khi trên chùm có quả, dù chỉ tồn tại một quả thì cuống chùm vẫn tiếp tục sinh trưởng cả về chu vi và chiều dài. Hiện tượng có quá nhiều quả rụng và chùm quả bị chết hoặc tồn tại chỉ một vài quả, được gọi là “tuột quả”. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do giống bất thụ hoặc điều kiện dinh dưỡng (thiếu một số nguyên tố vi lượng cần thiết), môi trường hoặc tác nhân gây bệnh không phù hợp cho bầu nhụy hoặc hạt phấn thành thục.

Sự rối loạn trong quá trình đậu quả sẽ tạo thành rất nhiều quả nhỏ không hạt _ “quả đẹt”. Điều đó cũng liên quan tới yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường.

Giai đoạn quả lớn và chín

Từ khi đậu quả đến chín bói khoảng 30 – 40 ngày, sau đó quả cần thêm trên 20 – 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền của giống và điều kiện khí hậu. Sau giai đoạn rụng quả sinh lý sẽ đến giai đoạn quả lớn. Ở giai đoạn này có thể chia thành 3 pha: (1) thời kỳ quả lớn nhanh cho tới khi hạt đạt kích thước tối đa; (2) thời kỳ lớn chậm cho tới lúc quả chuyển màu (trắng quả); và (3) thời kỳ lớn nhanh về cuối, kết thúc khi quả chín, được thể hiện bằng màu sắc và tỷ lệ chất hòa tan/ axít. Thời gian và sự khác biệt của các pha khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và môi trường.

Giống nho ăn tươi NH01-48

Sự hình thành và phân hóa mầm hoa

Cây nho nếu để tự nhiên, không cắt cành thì ra hoa thất thường, số lượng chùm thấp và hầu như không có năng suất, do mầm ngủ ở những vị trí không có khả năng mang hoa không được hoạt động. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự hình thành và phân hoá mầm nho, cũng như ảnh hưởng của nó cho đến mùa vụ và năng suất của các giống nho. Ngoài ra người ta còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảiứi hưởng tới sinh lý ra hoa, từ đó tìm ra những biện pháp kỹ thuật tác động nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có của cây.

Thời gian bắt đầu hình thành các chùm hoa có sự khác nhau tùy giống. Đối với những giống nho có chu kỳ sinh trưởng dài (trên 100 ngày trong điều kiện khí hậu nhiệt đới) như: NHOI – 48, NHOI – 96, NHOI – 152, …các chùm hoa sơ khai có từ lúc 60 ngày sau cắt cành hoặc 32 – 48 ngày kể từ khi nảy chồi. Các chùm nho nguyên thủy tạm thời ngưng phát triển vào ngày thứ 100. Cho tới cắt cành vụ kế tiếp thì thấy các hoa đơn lẻ phân hoá đồng thòi với thời gian nứt mầm theo thứ tự đài, tràng, nhị và noãn. Trên giống nho có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn (<100 ngày trong điều kiện nhiệt đới) như Cardinal, NH02 – 90, … thì mầm hoa bắt đầu hình thành sớm hom, vào ngày thứ 25 sau khí nảy chồi. Trong những tháng nhiệt độ thấp thì thời gian bắt đầu hình thành mầm hoa muộn đi từ 5 – 10 ngày tùy giống.

0