Một số bệnh sán ở vịt thường gặp
Bệnh sán ở vịt là bệnh hết sức phổ biến, nhất là đối với vịt chăn thả. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm hiệu quả chăn nuôi giảm nghiêm trọng. Bệnh sán ở vịt (sán lá ruột – Echinostomatidosis) Bệnh sán ở vịt phổ biến là Sán lá các loài khác nhau thuộc họ Echinosyomatidae thường ký sinh ...
Bệnh sán ở vịt là bệnh hết sức phổ biến, nhất là đối với vịt chăn thả. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm hiệu quả chăn nuôi giảm nghiêm trọng.
Bệnh sán ở vịt (sán lá ruột – Echinostomatidosis)
Bệnh sán ở vịt phổ biến là Sán lá các loài khác nhau thuộc họ Echinosyomatidae thường ký sinh trong ruột của vịt, ngỗng và gà.
Đặc điểm chung của sán này là có cấu tạo đỉa gai đặc biệt với nhiều đỉa gai nhỏ.
Chu kỳ phát triển : Sán phát triển qua ký chủ trung gian và ký chủ phụ. Ký chủ trung gian là ốc nước ngọt limmaea ký chủ phụ có thể là ốc nước ngọt hoặc ếch, nòng nọc. Vịt mắc bệnh là do ăn phải ốc nước ngọt, nòng nọc hoặc ếch đã nhiễm nang ấu sán lá.
Vịt con thường dễ mắc bệnh và nặng hơn. Khi mắc bệnh con vật bỏ ăn, ỉa chảy gầy yếu. Vịt đã mắc bệnh cũng gầy yếu sức đẻ trứng giảm hẳn đi.
Khi mổ xác vịt chết thường thấy ruột non bị viêm chảy máu, quá trình viêm phát triển nhanh, manh tràng có chất vữa hóa, lòng ruột giãn. Nếu bệnh nặng vịt có thể viêm ruột chảy máu tỷ lệ chết cao.
Chữa bệnh : Dùng arecolin, liều lượng 0,002g cho 1 kg thể trọng hoặc có thể dùng tetraclorua cacbon 4ml/con.
Phòng bệnh : Chú ý tẩy sán theo kế hoạch định kỳ và tiêu độc phân bằng phương pháp ủ nóng sinh học.
Bệnh sán lá đường hô hấp vịt và ngỗng (Tracheophilosis)
Bệnh gây ra do loài sán lá Tracheophilosis ký sinh ở khí quản, phế quản và các túi khí của vịt và ngỗng. Sán này có hình bầu dục dài 6-11,5mm, không có giác miệng và giác bụng. Trứng của nó dài 0,122mm và rộng 0,063mm.
Chu kỳ phát triển: Trứng sán thải theo phân ra ngoài, bên trong trứng đã chứa mao ấu hoàn chĩnh. Khi ở trong nước dưới tác dụng của tia sáng mặt trời trứng trưởng thành nhanh. Ký chủ trung gian là các loại ốc. Vịt ăn thịt ốc có mang ấu trùng sẽ mắc bệnh sán lá này. Sán lá vào khí quản vịt phát triển 12 ngày sẽ thành sán trưởng thành.
Vịt nhiễm sán thấy khó thở, khi bệnh nặng có thể chết vì ngạt thở. Vịt đẻ mắc bệnh giảm tỷ lệ đẻ, vịt thịt tăng trọng chậm.
Chữa bệnh : tẩy sán lá đường hô hâp cho vịt bằng tiêm dung dịch iôt 1/1500 vào khí quản với liều lượng 0,5-1 ml cho 1 con hoặc dung dịch xalixilat natri cũng với liều lượng trên.
Bệnh sán lá trong mạch máu ở vịt (Bilharziellosis)
Sán lá BilharziellosÌs – polocica thường ký sinh trong các mạch máu, màng treo ruột, gan phổi, thận và các cơ quan khác của vịt và ngỗng.
Sán lá đực dài 4mm, con cái dài 2mm, Trứng sán hình cầu dài 0,38-0,50mm, rộng 0,l-14mm. Con cái đẻ trứng trong các tĩnh mạch lớn của vịt, sau đó trứng theo máu đi đến các cơ quan, xâm nhập vào các mạch máu nhỏ của ruột, xuyên vào lòng ruột và cuối cùng được thải ra ngoài theo phân. Ở trong nước trứng nổ rất nhanh, xâm nhập vào ốc nước ngọt, tiếp tục phát triển thành vĩ ấu rồi thoát ra bơi lội sát mặt nước hồ ao. Vĩ ấu xâm nhập vào da, thịt của vịt và vào cả mạch máu.
Vịt còn có thể bị nhiễm sán này qua đường tiêu hóa (niêm mạc thực quản) vào máu nó phát triển đến giai đoạn thành thục trong tĩnh mạch.