23/05/2018, 15:06

Phổ biến một số bệnh giun ở vịt

Bệnh giun ở vịt Physocephalosis Bệnh giun ở vịt có giai đoạn thành thục của loài giun này ký sinh ở trong dạ dày lợn và ký chủ trung gian là gà, vịt, ngỗng. Trứng có mang ấu trùng và thải theo phân lợn ra ngoài, ký chủ trung gian là bọ hung ăn phân nuốt phải trứng đó. Trong đường tiêu hóa của bọ ...

Bệnh giun ở vịt Physocephalosis

Bệnh giun ở vịt có giai đoạn thành thục của loài giun này ký sinh ở trong dạ dày lợn và ký chủ trung gian là gà, vịt, ngỗng. Trứng có mang ấu trùng và thải theo phân lợn ra ngoài, ký chủ trung gian là bọ hung ăn phân nuốt phải trứng đó. Trong đường tiêu hóa của bọ hung ấu trùng tra khỏi lớp vỏ, ở trong xoang thân bọ hung 35-40 ngày là có thể gây bệnh được. Lợn bị nhiễm là do ăn phải bọ hung có mang ấu trùng giun này. Nếu gà, vịt, ngỗng ăn phải bọ hung phân nhiễm trùng thì ấu trùng không phát triển được mà là nơi tàng trữ ấu trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa, gan, màng treo ruột.,

Gà có thể bị nhiễm giun này với tỷ lệ 97,2%, vịt: 25,2% và ngỗng : 5,5%. Trong có thể gia cầm bị nhiễm giun, sự hoạt động bình thường của mô gan, thận, tuyến tạng màng bao tim, dịch hoàn bị phá hủy.

Phòng bệnh : Không cho gà vịt tiếp xúc với lợn, khi chăn vịt không cho ở gần chuồng lợn. Không cho gà vịt ăn các cơ quan bên trong của lợn bị nhiễm giun.

Bệnh giun tóc Capillariidosis

Vịt có thể bị nhiễm trực tiếp giun này hoặc có sự tham gia của . Trứng của giun do gà vịt thải ra có thể phát triển trực tiếp (có loài phát triển qua giun đất) vịt ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh.

Giun này gây bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cường độ nhiễm bệnh. Khi nhiễm nặng thì vịt bị rối loạn tiêu hóa rõ rệt. Chỉ 12 ngày sau bị nhiễm phân loãng lẫn vết màu, vịt không theo kịp đàn, đứng lại một chỗ, lông xung quanh lỗ huyệt xù ra dính bết phân loãng, con vật gầy yếu và có thể chết.

Mổ xác vịt thấy đường ruột bị viêm cấp tính và mãn tính thành ruột sung phù thũng với nhiều điểm xuất huyết.

Phòng bệnh : rất khó khăn vì chu kỳ phát triển do nhiễm bệnh gây bệnh khác nhau nên diễn ra cũng rất khác nhau bằng con đường trực tiếp hoặc gián tiếp qua giun đất. Hàng ngày phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, tiêu độc, ủ phân cẩn thận.

Chữa bệnh : Tốt nhất là dùng fenontiazin, liều dùng 0,5- 1g cho 1kg thể trọng. Bệnh giun ở vịtBệnh giun ở vịt

Bệnh giun đầu gai polymorphus magnus

Giun này thường ký sinh trong một non của vịt nhà và vịt trời, ngỗng trời và các loài chim ười biết bơi lội. Con dực dài 9,5-1 lmm, con cái dài 12,4-14,7mm, phần trước thân giun mỡ rộng có nhiều gai.

Trứng của giun theo phân vịt ra ngoài, nếu trứng gặp vật chủ trung gian là loài giáp xác Gammarus liacustris thì mới phát triển, nếu không thì không phát triển. Trong ruột giáp xác qua 3 giai đoạn trứng phát triển trở thành ấu trùng gây bệnh, thời gian đó mất 54-60 ngày. Vịt ăn phải giáp xác bị nhiễm ấu trùng thì mắc bệnh và giun thành thục trong cơ thể vịt từ 27-30 ngày.

Trong cơ thể vịt mắc bệnh giun đầu gai cắm chặt vòi vào niêm mạc ruột nhờ nhiều chiếc gai làm phá huỷ nhiều mô, tăng các mô liên kết, hình thành các nốt cứng, những nốt này nhô ra ngoài bề mặt thanh mạc thành những u trắng. Bệnh nặng giun có thể phá huỷ chức năng co bóp của ruột, có thể gây viêm nhiễm trùng làm vịt chết.

Chữa bệnh : Dùng tetxaclorua cacbon 2ml cho 1kg thể trọng.

Phòng bệnh : Ao hồ bị nhiễm bệnh không nên nuôi vịt vì loài giáp xác sống không quá 2 năm, nên cứ 2 năm phải thay ao hồ một lần.

Bệnh giun đầu gai Filicollis anatis

Loại giun đầu gai này nhỏ, hình bầu dục, màu trắng vàng, con đực dài 6-8,6mm, con cái 20-26. Giun ký sinh trong ruột của vịt và cả vịt trời, thiên nga, chim bơi lội.

Trứng giun thải ra theo phân vịt nếu bị loài Asellusaquaticus nuốt thì phát triển thành ấu trùng qua các giai đoạn, trong khoảng 25-40 ngày là nó gây nhiễm cho vịt được.

Khi vịt nuổt phải Asellus aquticus có ấu trùng giun đầu gai ỗ giai đoạn gây nhiễm thì nó sẽ mắc bệnh giun này.

Giun gây bệnh nặng nhẹ cho vịt tùy thuộc vào cường độ cảm nhiễm, nó ký sinh ở ruột non của vịt, bám chặt vào thành một bằng các gai. (7 ngày sau giun cái nằm hẳn trong ruột).

Nó phát triển qua 3 giai đoạn ở thành ruột con vịt phá hủy hoạt động của ruột và có thể làm vịt chết.

Chữa bệnh có thể dùng tetraclorua cacbon 2ml cho Ikg thể trọng.

0