Bệnh dịch tả vịt – Pastis antum
Nguyên nhân sinh bệnh dịch tả vịt Bệnh dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm gây ra bại huyết và xuất huyết ở vịt. Bệnh do virut thuộc nhóm hecpec gây ra. Bệnh dịch tả vịt lần đầu tiên tìm được phái hiện ở Hà Lan do Zanson. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện từ năm 1962. Nói chung vịt ở tất cả các ...
Nguyên nhân sinh bệnh dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm gây ra bại huyết và xuất huyết ở vịt. Bệnh do virut thuộc nhóm hecpec gây ra. Bệnh dịch tả vịt lần đầu tiên tìm được phái hiện ở Hà Lan do Zanson. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện từ năm 1962. Nói chung vịt ở tất cả các tỉnh từ Bắc đến Nam đều có thể mắc bệnh này.
Bệnh dịch tả vịt do virut gây nên, loại virut này có sức đề kháng kém với chất sát trùng thông thường (như xut 2%, ở 37°c virut chỉ sống được 12 giờ). Bệnh dịch tả vịt
Tất cả các giống vịt, ở các lứa tuổi và ở các mùa vụ đều dễ mắc bệnh này. Ngỗng, ngan nếu tiếp xúc với đàn vịt mắc bệnh đều cũng bị bệnh.
Trong cơ thể vịt, virut có ở trong máu, các cơ quan phủ tạng, nhiều nhất là ở gan, lách và óc. Vịt bệnh thải mầm bệnh ra ngoài theo phân, nước mắt, nước mũi, và làm ô nhiễm thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh.
Mặc dù mầm bệnh có sức đề kháng yếu nhưng vì nó có thể tồn tại được một thời gian nhất định cao nên nếu ta chăn vịt ở những nơi đã thả vịt bệnh là đàn vịt sẽ bị lây bệnh ngay.
Trong tự nhiên bệnh thường lây lan chủ yếu do gián tiếp, như bán chạy vịt ốm, mổ thịt vịt bệnh,
Triệu chứng bệnh dịch tả vịt
Thời gian nung bệnh vào khoảng 3-4 ngày. Ở đàn vịt bắt đầu mắc bệnh thường thấy nhiều con tự nhiên lờ đờ không thích vận động, không muốn xuống nước. Vịt lớn khi đi chăn thả, một số còn không đi theo kịp đàn. Nhiều con bị liệt chân, thân nhiệt lên cao 43-44°C. Ở đàn vịt đẻ, tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi vịt ngừng đẻ hẳn.
Vịt ốm thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân đầu rút vào cánh, nhiều con có tiếng kêu khàn đặc. Vịt ốm thường sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt làm ướt cả vùng lông dưới mi mắt. Sau đó nước mắt đặc lại, màu vàng đóng đầy khóe mắt, có khi hai mi mắt dính lại nhau.
Con vật ốm thở khò khè (khó thở), mũi chảy niêm dịch, lúc đầu trong, sau đặc lại và khô quánh ở quanh hốc mũi; Nhiều con đầu sưng to, sờ đầu thấy mềm như chuối chín, hầu và cổ cũng có khi bị sưng. Vịt mới mắc bệnh thường uống nước nhiều (khát nước do sốt). Sau đó sẽ ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và màu trắng xanh, hậu môn bẩn, dính bết đầy lông.
Bệnh kéo dài 5-6 ngày, vịt bệnh gầy rạc, bị liệt nằm một chỗ rủ cánh, giảm nhiệt độ và chết. Bệnh dịch tả vịt thường lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao
Bệnh dịch tả vịt thường lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao. Ở nơi chưa có bệnh nếu không can thiệp kịp thời thì có thể gây chết tới 90%. Những vùng hay có bệnh thường xuyên thì tỷ lệ chết tương đối thấp, dịch phát ra yếu nhưng bệnh kéo dài.
Bệnh tích : ở xác vịt chết nhổ lông thường thấy đầu, cổ sưng tụ máu, tím bầm, tổ chức liên kết dưới da thấm nước và keo nhầy. Da ở cổ, ngực, bụng đều thấy bị lấm tấm xuất huyết (như bị muỗi đốt). Niêm mạc ở hầu, họng và niêm mạc thực quản cũng bị xuất huyết. Dạ dày tuyến phù nhiều dịch nhớt màu trắng xám, niêm mạc cũng xuất huyết. Dạ dày cơ cũng bị xuất huyết nặng, khi bóc vỏ lớp sừng sẽ lộ ra những vệt máu màu đỏ sẫm. Niêm mạc ruột tụ máu, hoặc máu chảy thành vệt màu đỏ. Bệnh nặng cổ thấy vết loét hình tròn, hình bầu dục ở tá tràng. Niêm mạc hậu môn và trực tràng thường bị xuất huyết thành những vệt màu đỏ xen kẻ những vết loét màu vàng nâu.
Gan hơi bị sưng, tụ máu, túi mật căng to, lá lách cũng bị tụ máu và đôi khi thấy xuất huyết. Bao tim bị viêm, xoang bao tim tích nước vàng. Ngoại tâm mặc xuất huyết thành điểm, thành vệt. Phổi bị tụ máu. Mặt trong xương ức bị xuất huyết. Màng não bị viêm.
Ở vịt đẻ mạch máu buồng trứng căng phồng, có khi xuất huyết. Trứng non néo mó, xoang bụng chứa đầy lòng đỏ do trứng non bị vỡ.
Cùng với virut dịch tả vịt vi khuẩn salmonella thường kết hợp gây nên quá trình viêm hoại tử kế phát. Trong trường hợp này ở gan thấy có nhiều nốt hoại tử, lách sưng to và có hoại tử, ruột bị viêm và loét lan tràn.
Phòng bệnh: biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng bằng vacxin nhược độc dịch tả vịt. Vacxin này rất an toàn và có hiệu lực, nó được chế từ nước niệu phôi vịt. Virut được tiêm vào phôi vịt lúc 12 ngày. Sau đó 96-100 giờ thì thu lấy nước niệu (1ml nước niệu có thể phòng cho 500 vịt). Vì loại virut này rất dễ bị nhiệt tác động nên vacxin phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (- 20°). khi mang thuốc xuông địa phương phải luôn luôn giữ trong phích nước lạnh. Thời gian bảo quản từ 3-4 ngày. Vacxin đã pha rồi chỉ được dùng trong 12 giờ.
Vacxin này có tác dụng miễn dịch nhanh, sau khi tiêm 48 giờ thuốc đã có hiệu lực (do tính chất gây intecfêrogen của nó). Do đó khi thấy đàn vịt chớm mắc bệnh ta nên sử dụng kịp thời vacxin này để tiêm. Nếu kịp thời loại bỏ những con vịt đã có triệu chứng bệnh ra thì có thể cứu được đàn vịt từ 40-80%.
Sau đây là qui trình tiêm phòng vacxin dịch tả vịt:
+ Tiêm cho vịt mới nở : liều lượng 0,2ml vacxin cho một con tỷ lệ pha loãng 1/200, thời gian miễn dịch 30-45 ngày.
+ Tiêm bổ sung cho vịt lúc 1 tháng tuổi : 0,5ml vacxin cho 1 con, tỷ lệ pha loãng 1/200 – 1/500.
+ Tiêm cho vịt bố mẹ (vào lúc dập đẻ, ba vụ dập đẻ thì; tiêm 3 lần): 1ml vacxin cho 1 con, tỷ lệ pha loãng 1/200- 1/500. Nếu vệ sinh phòng bệnh bảo đảm đầy đủ thì đàn vịt sẽ không mắc dịch. Trường hợp bệnh dịch vẫn xảy ra (do có những thiếu xót) thì có thể áp dụng biện pháp tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch.
Để đề phòng bệnh khỏi lan rộng, vịt chết phải chôn, còn vịt ốm có thể ăn sau khi xử lý. Muốn vậy phải mổ vịt ở nơi qui định, thịt cần nấu chín kỹ, lông, lòng cùng nước làm thịt phải tiêu độc bằng thuốc sát trùng (như xút, vôi bột..).
Với những biện pháp trên đây nhiều địa phương ở miền Nam đã khống chế bệnh dịch tả góp phần làm cho nghề nuôi vịt chăn thả phát triển.