23/05/2018, 15:06

Những việc quan trọng cần làm trong ấp trứng gia cầm công nghiệp

Trại giống -Chuồng trại phải được vệ sinh sát trùng trước khi nhận gà. -Vệ sinh chuồng trại là mặt bằng, trang thiết bị phải được rửa cẩn thận và sát trùng bằng loại thuốc thích hợp. -Chuồng trại phải được thông thoáng nhất là trong thời gian gia cầm đẻ trứng, tránh làm vấy bẩn nước, thức ăn ...

Trại giống

-Chuồng trại phải được vệ sinh sát trùng trước khi nhận gà.

-Vệ sinh chuồng trại là mặt bằng, trang thiết bị phải được rửa cẩn thận và sát trùng bằng loại thuốc thích hợp.

-Chuồng trại phải được thông thoáng nhất là trong thời gian gia cầm đẻ trứng, tránh làm vấy bẩn nước, thức ăn rơi vãi xuống nền, trang thiết bị cũng phải được vệ sinh cẩn thận.

-Các loại côn trùng bò sát cũng phải đuợc diệt triệt để, vì đó cũng là yếu tố gây mầm bệnh.

Nói chung, cần bảo đảm yếu tó thức ăn tốt, quản lý tốt để đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất trứng giống.

Tỷ lệ đậu phôi

Tỷ lệ đậu phôi tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố, thí dụ trong 1 chuồng, tình trạng con trống, điều kiện môi trường trong chuồng trại. Chế độ thức ăn dinh dưỡng cũng khác, ví dụ: gà trống cần 140 g/ngày, còn gà mái 174 g/ngày (mức cao nhất).

-Thường thì cuối thời gian đẻ trứng, tỷ lệ đậu phôi rất cao. Tỷ lệ đậu phôi có thể tăng cao do chế độ dinh duỡng của gà trống, vì vậy tránh cho gà trống ăn nhiều sẽ dễ lên cân.

-Chế độ dinh dưỡng tốt nhất là thiết kế hệ thống máng ăn riêng cho hai loại gà trống mái.

Thu hoạch trứng

-Để có chất lượng trứng ổn định: nên lượm trứng thường xuyên (5 lần/ngày).

-Để giảm thiểu trứng rơi trên sàn: nên trang bị đủ ô đẻ và cần vệ sinh ổ đẻ.

-Chất lượng trứng rất phụ thuộc công việc lượm, xếp trứng.

-Tránh làm trứng bị nứt dễ nhiễm vi khuẩn.

Trứng nên được làm mát từ nhiệt độ khoảng 40oc (thân nhiệt của gà mẹ) xuống còn 18-20°C ở kho lạnh, quá trình làm mát phải từ từ không nên nhanh hoặc chậm quá.

-Sử dụng loại ổ đẻ cũng rất cần thiết: ổ đẻ lót đệm giữ ấm cho trứng tốt hơn ổ đẻ tự động chuyển trứng ra ngoài (nhờ băng chuyền) do thay đổi nhiệt độ giữa trong và ngoài chuồng không tốt cho phôi trứng.

-Đối với ổ lót đệm cằn quan tâm tránh làm cho trứng lăn ra ngoài vì dễ nhiễm mầm bệnh.

-Nếu cần, nên sát trùng bằng formol nhiều lần trong ngày kể từ 1,5 giờ sau khi gà rớt trứng (đẻ) có nghĩa là trước khi trứng giảm nhiệt và nhiễm mầm bệnh qua vỏ trứng.

-Trứng ấp được xếp trên khay với đầu nhỏ quay xuống dưới, đầu to có buồng khí phải được đặt lên trên. Trong trường hợp trứng được xếp khác đi trong quá trình ấp thì tỷ lệ ấp nở sẽ thấp (theo các thí nghiêm ở Hà Lan cho thấy thì tỷ lệ giảm đi từ 10-30%).

-Cần loại bỏ các trứng có hình dạng khác thường hoặc dị dạng ở vỏ trứng,

Bảo quản trứng

-Phôi sẽ ngừng phát triển ở 24°c.

-Phôi phát triển 24 giờ sau khi đẻ trứng.

-Theo nguyên tắc chung, trứng phải được làm mát dưới 24c trong vòng 6 giờ sau khi gà đẻ,

-Trứng ấp phải được chuyển đến phòng lạnh càng sớm càng tốt.

-Cần quan tâm vệ sinh phòng trữ trứng, đây là yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng vệ sinh của trứng ấp.

-Tường và nền phòng trữ trứng có bề mặt láng nhẵn để dễ làm vệ sinh và sát trùng.

-Nền phòng phải có chỗ thoát nước nhanh chóng.

-Nhiệt độ phòng trữ trứng cần được kiểm soát chính xác. Nên trữ trứng ở nhiệt độ từ 15-16°c trong vòng một tuần rồi hạ dần xuống 11-12°c nếu trữ trứng lâu hơn,

-Cần có dụng cụ đo nhiệt để có thể kiểm tra sự chênh lệch nhiệt độ phòng.

-Ẩm độ tương đối là 80%.

-Để đo độ ẩm chỉ cần một ẩm kế bình thường.

-Cả hai đụng cụ đo ẩm độ và nhiệt độ phải có vạch đo rõ ràng tiện cho việc kiểm tra thường xuyên.

-Trứng chứa một hàm lượng khí C02 rất cao tạo áp lực trong ống dẫn trứng đẩy trứng ra ngoài, khí này sẽ thoát ra sau khi đẻ trứng. Khi hàm luợng khí C02 giảm thì độ pH trong lòng trắng trứng sẽ bắt đầu tăng,

-Nếu độ pH tăng quá cao trong quá trình thoát khí CO2 sẽ hạn chế phát triển của phôi và dẫn đến tỷ lệ ấp nở giảm.

-Trường hợp xếp trứng vào khay ấp nên sử dụng thiết bị hút trứng chân không để tránh nứt hoặc vỡ trứng.

Trành dùng các phương tiện xếp trứng bằng cơ khí vì đây cũng là nguyên nhân gây nứt trứng, tốt nhất là phân loại bằng mắt và kinh nghiệm nên chọn trứng từ 51-75g đối với trứng gà, 65-85g đối với trứng vịt, ngan, ngỗng…

Sát trùng và vệ sinh trứng

-Nên khử trùng trong phòng thu trứng ở trại cũng như ở nhà ấp.

-Để có thể diệt khuẩn bấm trên vỏ trứng, nên khử trứng trong vòng 20 phút với thuốc có độ đậm đặc tối thiểu 600 mg/m3 ở nhiệt độ là 21°c và ẩm độ (RH) là 70% – kết quả khử trùng có thể đạt 99,85%.

– Trang thiết bị cần thiết cho phòng khử trùng ở nhà ấp: đĩa đựng thuốc khử, đồng hồ hẹn giờ, quạt đẩy, quạt hút, ống hút khí, hai của hai bên phòng phải được đóng kín và có đèn thông báo chấm dứt sát trùng gắn trên cửa.

-Nên tránh: có lẽ thoát khí trong phòng; sự hấp thụ của vách tường hoặc sử dụng khay bằng vật liệu có tính thẩm thấu (nên dùng khay nhựa).

-Sát trùng máy ấp rất dễ nguy hiểm, nên chỉ có thể thực hiện trước ngày thứ 3 hoặc sau ngày thứ 8. Nếu sát trùng trong thời gian nêu trên sẽ gây tỷ lệ phôi chết cao.

-Không nên sát trùng trong máy nở vì khí quản của gà con dễ bị nhiễm bệnh và khó chữa trị.

-Màu lông của gà sẽ vàng hơn và sẽ không phai trong vòng 4-5 ngày.

-Formolla một loại thuốc khử trùng được sử dụng rộng rãi ở các trạm ấp, nếu được sử dụng chính xác thỉ formol là một phưong tiện đê diệt các vi khuẩn cực nhỏ trong không khí. Liều lượng formol thích hợp là 3,5 mg formol 40% hoà tan với cùng dung tích nước cho mỗi mét khối không gian. Việc sát trùng nên được thực hiện sau giờ làm việc, khi không còn người ở lại trạm ấp.

-Không nên rửa trứng đã sát trùng, vì trứng này đã được phủ một màng thuốc mỏng có thể diệt các mầm bệnh không để xâm nhập vỏ trứng. Vì lý do trên, các trạm ấp được khuyến cáo không nên rủa trứng mà cần sát trùng trứng trước khi đưa trứng vào ấp. Trứng đã rửa xong cũng không nên khử trùng vì như vậy cũng làm giảm tỷ lệ ấp nở.

-Ở nhiều nơi không sử dụng formol để sát trùng vì các điều kiện bệnh lý mà sử dụng cấc loại thuốc khác.

Làm ấm trứng trước khi đưa vào máy ấp

Trứng ấp sau khi đưa ra khỏi phòng trữ phải được làm ấm lại trong vòng 4 – 8 giờ. Trứng đưa từ phòng trữ (kho) ra thường có nước ngưng tụ chung quanh trứng, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Quá trình làm ấm cho trứng được thực hiện trong phòng ấp bằng cách để các xe đẩy đã sát trùng trong phòng ấp (được làm ấm bằng lò sưởi ở nhiệt độ 37°C) trưốc khi đưa vào máy ấp. Việc tạo ấm cho trứng sẽ làm tăng tỷ lệ nở tập trung và ngăn chặn việc nở muộn làm ảnh hưởng đến chất lượng gà con.

0