23/05/2018, 15:06

Các bệnh không lây xuất hiện trên trâu bò

Bệnh chướng hơi dạ cỏ Nguyên nhân bệnh chướng hơi dạ cỏ -Do trâu, bò ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như: thức ăn xanh chứa nhiều nước, cây cỏ ho đậu, thân cây ngô non, cây lạc tơi…hoặc những thức ăn đang lên men như: cây cỏ, rơm rạ mục… -Do ăn phải những thức ăn chứa độc ...

 Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Nguyên nhân bệnh chướng hơi dạ cỏ

-Do trâu, bò ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như: thức ăn xanh chứa nhiều nước, cây cỏ ho đậu, thân cây ngô non, cây lạc tơi…hoặc những thức ăn đang lên men như: cây cỏ, rơm rạ mục…

-Do ăn phải những thức ăn chứa độc tố.

-Do kế phát từ các bệnh liêt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc …

Triệu chứng bệnh

-Trâu, bò khó thở tần số hô hấp tăng, dạng hai chân để thở, hoặc thè lưỡi để thở.

-Tĩnh mạch cổ phình to, tim đập nhanh 140 nhịp/phút, mạch yêu, huyêt áp giảm.

-Con vật khó chịu, đứng, nằm không yên, bụng phình to có biểu hiện đau bụng, vật ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân sau thu vào bụng . Vùng bụng trái bò chướng to, hõm hông trái căng phồng, cổ vươn để thởVùng bụng trái bò chướng to, hõm hông trái căng phồng, cổ vươn để thở

Chẩn đoán bệnh

-Dựa vào triệu trứng điển hình của bệnh như đã nêu trên.

-Phân biệt với bệnh tụ huyêt trùng: có sốt vùng hầu sưng…

Phòng và trị bệnh + Phòng bệnh

-Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật.

-Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật .

-Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất.

-Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc.

+ Trị bệnh

*Làm thoát hơi trong dạ cỏ:

-Xoa bóp vùng dạ cỏ nhiều lần mỗi lần cách nhau 10 – 15 phút.

-Cho trâu, bò đứng ở trạng thái đầu cao hơn mông.

-Đánh lưỡi cho con vật để kích thích ợ hơi. Chọc Troca dạ cỏ bò trong điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏChọc Troca dạ cỏ bò trong điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ

Dùng thuốc:

-Amoniac liều 15ml hoặc axit lactic liều 10 – 15ml pha vào 1000ml nước cho uống.

-Cồn 70o liều 100 – 200ml cho thêm 1 – 2 củ tỏi giã nhỏ, pha trong 500ml nước cho uống.

-Natri Sulfat hoặc Magie Sulfat liều 200 – 500g cho trâu, bò uống 1 lần.

-Thut rửa trực tràng cho con vật.

*Dùng phương pháp choc dạ cỏ để thoát hơi:

-Cắt lông sát trùng vùng lõm hông bên trái.

-Dùng troca chọc thủng da, tổ chức dưới da, thành dạ cỏ.

-Điều chỉnh cho hơi ra từ từ, tránh tháo hơi đột ngột.

-Dùng thuốc trợ tim Cafein 20% liều 10 – 15ml/con/1 lần, tiêm dưới da cho trâu, bò.

Bệnh nghẽn dạ lá sách

Nguyên nhân

-Do gia súc ăn thức ăn bôt khô, rơm, cỏ khô nhưng ít được uống nước, hoặc thức ăn có chứa chất đôc, lẫn bùn cát, thức ăn kém phẩm chất…

-Do thời tiết thay đổi đôt ngôt, thay đổi khẩu phần ăn, gia súc phải làm viêc quá sức gây ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa. Bò sốt, bỏ ăn, không nhai lạiBò sốt, bỏ ăn, không nhai lại

Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra chậm (sau ăn 5 – 7 ngày).

Giai đoạn đầu con vật giảm ăn, ít nhai lại, mệt mỏi, thỉnh thoảng bị bội thực hoặc chướng hơi nhẹ.

Sau đó gia súc sốt cao, bỏ ăn, không nhai lại, không ợ hơi, miệng có nhiều bưa trắng, mùi hôi. Luôn đau vùng dạ lá sách, ngoảnh đầu nhìn về phía bụng phải.

Bệnh kéo dài 7 – 10 ngày. Giai đoạn cuối cơ thể mất nước, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, viêm ruột, ỉa chảy và có thể nhiễm độc rồi chết.

Chẩn đoán

Căn cứ vào thời gian (mùa giá rét hay mắc), tình hình thức ăn, nước uống.

Điều trị

-Điều chỉnh lại khẩu phần thức ăn: giảm thức ăn khô, khó tiêu, tăng cường cho gia súc uống nhiều nước, nên pha một ít muối ăn vào nước trước khi cho uống.

-Cho gia súc vận động để kích thích co bóp dạ lá sách, vận động 3 lần/ngày, mỗi lẫn 30 phút. Dùng tay móc phân ở trưc tràng để kích thích đi tiểu.

-Dùng thuốc

+ Dùng thuốc tẩy ma nhê sun phát (100 – 300g) hòa nước cho uống hoặc tiêm thẳng vào dạ lá sách 1 lần.

+ Dùng thuốc tăng cường co bóp dạ lá sách: Pilocarpin, Strychnin, NaCl 10%

+ Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, tăng cường trợ sức, trợ lưc:

Bệnh viêm phổi

Nguyên nhân gây bệnh

-Do chăm sóc, nuôi dưỡng bê, nghé kém, sức đề kháng giảm khi thời tiết thay đổi, bệnh bội phát.

-Do con vật hít vào hơi độc, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản gây viêm phế quản phổi.

-Do con vật sặc thức ăn, sặc thuốc …là nguyên nhân gây bệnh.

-Do kế phát từ bệnh , dịch tả, giun phổi, ấu trùng giun đũa, bệnh tim, ứ huyết phổi … Triệu chứng bệnh viêm phổi ở bòTriệu chứng bệnh viêm phổi ở bò

Triệu chứng bệnh

-Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn.

-Sốt cao, thân nhiệt 40 – 41oC, sốt lên xuống.

-Bê, nghé ho. Lúc đầu ho khan, ho ngắn, con vật có cảm giác đau vùng ngưc, sau thời gian ho ướt kéo dài, đau giảm.

-Nước mũi ít, đặc màu xanh, dính vào hai bên mũi, khó thở, tần số hô hấp tăng (40 – 100 lần/phút).

Chẩn đoán bệnh

-Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu ở trên để phát hiện bệnh.

-Chẩn đoán phân biệt với bệnh , dịch tả, bệnh lao, bệnh giun phổi…

Phòng và trị bệnh + Phòng bệnh

-Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bê, nghé đúng quy trình kỹ thuật.

-Tiêm vác xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu, bò liều 0,­1ml/con; dịch tả trâu bò liều 1ml/con; lở mồm long móng 0,5 – 1ml/con…

+ Trị bệnh

*Dùng các loại kháng sinh sau:

-Penicilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Streptomycin liều 2gam/con/1 lần tiêm.

-Gentamycin liều 1g cùng với Lincosin liều 1g/con/1 lần.

Ampecilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Kanamycin liều 2g/con/1 lần tiêm.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng cho con vật -Dung dịch glucoza 20 – 40% liều 500ml.

-Cafein 20% liều 20ml.

-Urotropin 10% liều 15g.

-Vitamin C liều 3g.

-Caxi chlorua 10% liều 100ml.

Hoà đều tiêm tĩnh mạch ngày một lần.

-Dùng thuốc giảm ho long đờm Chlorua amon hoặc Bicarbonat Natri.

Bệnh trúng độc sắn

Nguyên nhân bệnh

-Do trâu, bò ăn nhiều lá sắn, hoặc củ sắn.

-Trong khẩu phần ăn có nhiều bột sắn nhưng chê biên không đúng quy trình.

-Do đói lâu ngày, đột ngột ăn nhiều lá sắn hoặc củ sắn. Sắn có nhiều chất độcSắn có nhiều chất độc

Triêu chứng bệnh

-Bệnh xảy ra nhanh sau 10 – 20 phút kể từ khi gia súc ăn sắn. Trâu, bò đứng nằm không yên, toàn thân run rẩy, đi loạng choạng.

-Mồm chảy dãi, nôn mửa, khó thở, tim đập nhanh, yếu có lúc loạn nhịp. Thân nhiêt thấp hoặc bình thường, bốn chân và gốc tai lạnh.

-Con vật hôn mê, đồng tử giãn rộng, co giật rồi chết…

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu ở trên để phát hiện bệnh. Bò trúng độc sắnBò trúng độc sắn

4. Phòng và trị bệnh + Phòng bệnh

-Nếu cho trâu, bò ăn sắn củ tươi phải loại bỏ vỏ, ngâm sắn củ vào nước trước khi nấu chín hoặc cho con vật ăn.

-Không cho trâu, bò ăn nhiều lá sắn, nếu sử dụng lá sắn thì sử dụng một lượng ít trong khẩu phần.

+ Trị bệnh

-Nhanh chóng loại bỏ sắn ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn, hoặc thụt rửa ruột cho con vật. Dùng Apomorphin liều 0,02 – 0,05g/con tiêm dưới da có tác dụng gây nôn.

-Dùng xanh methylen 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm dưới da cho con vật.

-Dùng Nitrit natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cho trâu, bò.

-Dùng Thyosulfat natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cổ cho trâu, bò.

-Cho con vật uống nước đường, mật hoặc tiêm glucoza 20 – 40% liều 500 – 100ml/con cùng với Cafein liều 10 – 15ml vào tĩnh mạch cổ cho trâu, bò.

Bệnh viêm tử cung

Nguyên nhân bệnh

-Do phối giống cho trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vệ sinh hoặc thao tác thô bạo, không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm.

-Do can thiệp trâu, bò đẻ khó gây tổn thương đường sinh dục là nguyên nhân dẫn tới viêm.

-Do bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm.

-Trâu, bò mẹ sốt nhẹ, mệt mỏi, chu kỳ động dục rối loạn, giảm lượng sữa -Đường sinh dục có dịch viêm màu trắng đục chảy ra, mùi hôi thối khó chịu,

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh viêm tử cungTriệu chứng bệnh viêm tử cung
  • Chẩn đoán bệnh

Dưa vào triêu chứng chính cùa bệnh như: đường sinh duc có dịch viêm màu trắng đuc chảy ra, mùi hôi thối khó chịu .

Phòng và trị bệnh + Phòng bệnh

-Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

-Phối giống cho trâu, bò cần thưc hiên vê sinh, sát trùng dung cu và phía sau cơ thể con vật.

-Thut rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml sau khi đẻ.

+ Trị bệnh

-Thut tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml – 1000ml ngày 1 lần, thụt rửa liên tục trong 7 ngày.

-Tiêm các thuốc Lincocin liều 4000 – 6000 UI/1kg trong lượng cơ thể vào bắp thịt cho trâu, bò 1 lần trong ngày, tiêm liên tuc 4 – 7 ngày.

Bệnh viêm vú

Nguyên nhân gây bệnh

-Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vết thương gây viêm. Thường gặp trong trường hợp trâu, bò vắt sữa không đúng kỹ thuật, hoặc do con vật bị va đập vào bầu vú…

-Do thay đổi thời tiết đột ngột Triệu chứng bệnh viêm vú của bòTriệu chứng bệnh viêm vú của bò

Triệu chứng bệnh

-Trâu, bò sốt, ăn uống kém, lượng sữa giảm hoặc mất. Con vật không cho con bú, tránh người vắt sữa, sữa loãng màu trắng, phớt vàng, mùi tanh, nếu viêm nặng sữa lẫn máu hoặc lẫn mù.

-Bầu vú sưng, đỏ, đau.

Vú bò sưng to, mất sữa

Chẩn đoán bệnh: Dựa vào triệu chứng lâm sàng như đã nêu ở trên để phát hiện bệnh.

Phòng và trị bệnh + Phòng bệnh

-Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

-Tránh các tác động cơ học vào bầu vú con vật băng cách tách con hoặc hạn chê cho con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

+ Trị bệnh

Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho trâu, bò ngày bốn lần mỗi lần cách nhau 2 giờ.

Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm xung quanh tổ chức vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.

Thụt vào bầu vú dung dịch thuốc sát trùng sau

-Dung dịch thuốc tím 0,1% liều 100 – 200ml để lưu trong bầu vú 2 – 4 giờ vắt kiệt.

-Dung dịch thuốc Rivanlol 0,1% liều 100 – 200ml để lưu trong bầu vú 2 – 4 giờ vắt kiệt.

-Dung dịch Lugol 1/300 liều 100 – 200ml để lưu trong bầu vú 2 – 4, giờ vắt kiệt.

-Tiêm vitamin B1 liều 5 – 7ml và Cafein liều 5 – 7ml/con tiêm bắp thịt cho trâu, bò.

0