23/05/2018, 15:18

Lợi ích kinh tế của việc chăn nuôi đà điểu

Gần đây, một số nhà chăn nuôi bò thịt ở châu Âu, Mỹ và Canada đã chuyển sang chăn nuôi kinh doanh vì tiền quay vòng trong các dự án chăn nuôi đà điểu cao hơn và nhanh hơn. So với chăn nuôi các gia súc truyền thống thì tốc độ chăn nuôi đà điểu cao hơn. Một con bò thịt tốt nhất đẻ ra một con bê mà ...

Gần đây, một số nhà chăn nuôi bò thịt ở châu Âu, Mỹ và Canada đã chuyển sang chăn nuôi kinh doanh vì tiền quay vòng trong các dự án chăn nuôi đà điểu cao hơn và nhanh hơn. So với chăn nuôi các gia súc truyền thống thì tốc độ chăn nuôi đà điểu cao hơn. Một con bò thịt tốt nhất đẻ ra một con bê mà sau 645 ngày có thể đưa ra thị trường với sản lượng là 250 kg thịt. Trong khi đó một con đà điểu trưởng thành, mỗi năm sinh ra không dưới 40 con non và chỉ sau 407 ngày là có thể đưa ra thị trường (42 ngày ấp + 365 ngày nuôi để đạt được độ tuổi là một năm) với sản lượng là 1800 kg thịt, 50m2 da và 36 kg lông. Sự so sánh về sản lượng giữa trâu bò và đà điểuSự so sánh về sản lượng giữa trâu bò và đà điểu

Vì diện tích đất là một vấn đề quan trọng trong chăn nuôi động vật nên sự so sánh sẽ không toàn diện nếu không xét đến sản lượng thu hoạch được trên mỗi đơn vị diện tích đất. Với các hệ thống trang trại chăn nuôi công nghiệp (tăng năng suất), đà điểu chỉ cần một phần ba mẫu đất hay hơn 0,1 hecta đất cho mỗi nhóm sinh sản cặp ba (sáu con mái và ba con trống trên mỗi mẫu hay 0,4 hecta đất). Trong khi đó bò phải cần mỗi con trên một mẫu đất (hay 0,4 hecta). Hãy lưu ý những con số này khi tính sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích đất và vì đà điểu non phải được nuôi tách riêng, nên như vậy sẽ cần thêm hai mẫu đất (0,8 hecta). Một mẫu đất dùng để chăn nuôi đà điểu sẽ thu được tối thiểu 3600 kg thịt, 100m² da và 72 kg lông, trong khi đó, nếu sử dụng đất ấy để nuôi bò thịt thì chỉ thu được tối đa 250 kg thịt và 2,7m² da.

Mặt khác, khối lượng thịt tịnh của đà điểu chiếm khoảng 40 phần trăm khối lượng hơi của nó. Đây là một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các loại động khác như bò, cừu hoặc lợn. Hơn nữa, một con đà điểu mái có thể liên tục tạo ra mỗi năm một lượng sản phẩm như vậy trong vòng 40 năm. Do đó, với các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại và cách chăn nuôi phù hợp thì tổng số sản phẩm do một con đà điểu cái tạo ra trong suốt 40 năm ấy có thể lên tới 72 tấn thịt, 2000m² da và 1.450 kg lông. Mức sản phẩm này khiến công việc chăn nuôi đà điểu có tính khả thi và triển vọng kinh tế cao ở một số nước.

Các yếu tố đầu vào

Các yếu tố đầu vào hoặc các chi phí được đưa vào tính toán gồm các yếu tố đầu vào cố định (chi phí xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị) và các yếu tố đầu vào không cố định (thức ăn, nhân công, bảo dưỡng máy móc, nhiên liệu và các loại thuốc để chữa bệnh cho đà điểu). Các chi phí mua giống nuôi thường được tính là các chi phí không cố định. Nhưng vì đà điểu sống được khoảng 70 năm nên chi phi mua đà điểu giống được coi là các chi phí cố định đầu vào.

Để kế hoạch chăn nuôi hoặc công việc kinh doanh được liên tục và thành công thì trong các chi phí không cố định và một phần chi phí cố định phải tính tới cả khoản tiền bán con non hoặc trứng trong mỗi lứa hoặc mỗi năm. Tổng lợi tức sẽ là số tiền chênh lệch giữa tiền thu được từ việc bán các sản phẩm của đà điểu và các chi phí không cố định. Còn lãi ròng là số tiền chênh lệch giữa tiền thu được do bán các sản phẩm và tổng cả chi phí cố định lẫn không cố định.

  • Lợi tức (hay mức lãi) = chênh lệch giữa số tiền thu nhập do bán các sản phẩm sau khi trừ đi các chi phí không cố định.
  • Lãi ròng = Chênh lệch số tiền thu nhập do bán sản phẩm sau khi trừ đi tổng chi phí cố định và không cố định.

Tiền khấu hao đối với nhà cửa, chuồng trại phải được tính trên mười năm và đối với trang thiết bị phải tính trên sáu năm. Một cách tính khác là khấu hao cả chuồng trại và trang thiết bị ở mức trên tám năm. Tiền khấu hao sau đó sẽ được cộng thêm vào chi phí không cố định trên mỗi con đà điểu.

Đối với các dự án chăn nuôi đà điểu kinh doanh, bảng thống kê các yếu tố đầu vào sau đây chỉ là một hướng dẫn sơ bộ các chi phí thay đổi tùy theo tầm cỡ của các cơ sở kinh doanh, tùy theo từng nước và theo mục đích kinh doanh (thành phẩm đem bán là thịt, trứng…).

Các chi phí cố định (tính theo giá cả năm 1995)

Chi phí mua đà điểu giống:

Đà điểu sinh sản (từ ba tới bốn tuổi): 6000 USD/con

– Các chỉ phí xây dựng chuồng trại:

Bãi nuôi và sinh sản: 2000 USD/con trưởng thành

Buồng : 80USD/quả

– Chi phí mua trang thiết bị:

Quạt, lò ấp, đèn chiếu sáng v, v…: 475 USD/con trưởng thành

Thiết bị ấp: 36 USDB/quả trứng

Thiết bị ấp và nở con: 150 USD/quả trứng

– Chi phí làm hàng rào

140m hàng rào cho mỗi con: 140 USD/con

– Chi phí cho các phương tiện giết mổ: 9600 USD/công suất mỗi con

 

Thiết bị toàn bộ gồm cả giết mổ, làm lạnh, đông lạnh và đóng gói (công suất dự tính tối thiểu 50 con/ngày).

– Các chi phí cố định khác: 230 USD/ con trưởng thành

Các chi phí không cố định (tính theo năm 1995)

– Tiền mua thức ăn (giá trung bình / tấn)

Đối với con trưởng thành (3kg/ ngày): 383USD/con/ năm

Đối với đà điểu nhỡ (300kg tới lúc được một năm tuổi): 105USD/con/ năm

– Chi phí thuê nhân công (khác nhau theo từng nước và từng nơi)

Nhân công lột da – USD/năm

Nhân công lao động phổ thông – USD/năm

– Tiền điện, tiền thù lao cho chuyên viên thú y vã thuốc thang

35 USD/ con trưởng thành/ tháng: 420 USD/con/ năm

– Khả năng tiêu thụ

18 USD/ con trưởng thành/ tháng: 216 USD/con/ năm

– Tiền quản lý, điều hành:

(kể cả tiếp thị và chào hàng): 600USD/con/năm

– Tiền bảo hiểm

Đối với những con trưởng thành

(Bảo hiểm mọi rủi ro) là 12%: 720 USD/con/ năm

Các yếu tố đầu ra

Các yếu tố đầu ra bao gồm các loại sản phẩm kể từ việc chăn nuôi đà điểu kinh doanh tùy theo tầm cỡ và địa điểm của các dự án, mức độ tiếp thị đến số lượng sản phẩm được bán tại địa phương hay trên thị trường quốc tế đều khác nhau.

Sau đây là danh mục các sản phẩm liên quan đến công việc kinh doanh đà điểu dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường quốc tế.

– Sản phẩm từ trứng đà điểu

Trứng đà điểu có khả năng nở: 75 USD/quả

Trứng đà điểu thường: 5 USD/quả

– Sản phẩm từ con đà điểu sống

Con non một ngày tuổi: 120 USD/con

Con non ba tháng tuổi: 220 USD/con

Con nhỡ sáu tháng tuổi:  300 USD/con

Những con một năm tuổi:  600 USD/con

Những giá cả trên chỉ được tính cho những con đà điểu nuôi để giết mổ. Trong vài năm tới, đặc biệt là khi đã hình thành một thị trường giết mổ thích hợp thì đà điểu sẽ được bán để giết mổ trên cơ sở khối lượng hơi của chúng (ví dụ có thể có giá là 4 USD/1kg hơi).

Sản phẩm từ con đà điểu

Thịt đà điểu (trung bình):12 USD/1kg

Da đà điểu (da đã thuộc): 25 USD/tấm da

Lông đà điểu (trung bình): 150 USD/1kg

Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công việc chăn nuôi đà điểu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lãi ròng của các hoạt động kinh doanh đà điểu. Sự lớn mạnh của thị trường quốc tế trong tương, lai có thể sẽ tạo ra áp lực về giá đà điểu và các sản phẩm của chúng. Tuy nhiên, hiệu quả chăn nuôi sẽ là vấn đề cốt lõi góp phần làm nên thành công hay thất bại của một cơ sở kinh doanh.

Các thông số vể chăn nuôi đà điểu trưởng thành:

+ Số lượng trứng do một con cái đẻ ra mỗi năm.

+ Số lượng trứng có khả năng nở do một con cái đẻ ra mỗi năm.

+ Số lượng con non sinh ra từ một con cái mỗi năm.

+ Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong khi sinh sản (số lượng thức ăn tiêu thụ để sinh ra mỗi quả trứng hoặc mỗi con non kể cả lượng thức ăn do con bố và con mẹ đã ăn).

Các thông số về chăn nuôi đà điểu non và nhỡ

+ Số lương con non còn sống được tới độ tuổi đưa ra thị trường do một con mái sinh ra mỗi năm.

+ Độ tuổi đưa ra thị trường (12 – 14 tháng)

+ Khối lượng của đà điểu lúc đưa ra thị trường (tốc độ tăng trưởng của chúng).

+ Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong thời kỳ tăng trưởng (lượng thức ăn tiêu thụ cho mỗi kg trọng lượng).

Các thông số về chăn nuôi đà điểu để giết mổ

(Nếu coi giết mổ và chế biến là một công đoạn trong hoạt động chăn nuôi đà điểu).

+ Chất lượng lông và da.

+ Chất lượng thịt (do ảnh hưởng của quá trình mổ và làm lạnh).

+ Chất lượng của các miếng thịt cắt ra và cách chế biến chúng.

Hình dưới là một sơ đồ các giai đoạn chính theo trình tự thời gian của công việc chăn nuôi đà điểu (sinh sản, ấp trứng nở thành con và tăng trưởng) trong thời gian năm năm.

Sơ đồ được lập dựa theo khoảng thời gian sinh sản đều đặn là sáu tháng trong một năm. Những chữ in hoa ở phía trên sơ đồ là các ký hiệu cho các mùa trong năm (xuân, hạ, thu và đông). Rõ ràng là lứa đà điểu đầu tiên có thể sẵn sàng đem bán (hoặc giết mổ) sau mùa sinh sản đầu tiên từ 58 – 59 tuần (chẳng hạn vào giữa mùa xuân năm sau). Sự quay vòng vốn đầu tư phải tính từ thời gian đó trở đi. Việc giết mổ những con đà diểu sinh ra trong mùa sinh sản đầu tiên sẽ diễn ra liên tục cho tới giữa mùa thu của năm thứ hai. Chu trình này được lặp lại vào những năm tiếp theo với một ngoại lệ là bắt đầu mùa sinh sản bảy tuần. Lúc này, trên trang trại sẽ đồng thời có hai loại đà điểu (một loại là những con nở ra sớm trong mùa sinh sản hiện tại và một loại là những con nở ra muộn trong mùa sinh sản trước). Do đó cần có đủ các phương tiện để nuôi các loại đà điểu ở độ tuổi khác nhau. Ngoài ra cần phải cung cấp thêm ánh sáng cho đà điểu để tăng tối đa lợi nhuận, đặc biệt là trong thời kỳ nở con từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Biểu đồ hoạt động tại trang trại chăn nuôi đà điểu (cho kế hoạch năm năm).Biểu đồ hoạt động tại trang trại chăn nuôi đà điểu (cho kế hoạch năm năm).

0