Kỹ thuật trồng trà hoa bằng giâm hom
Trừ những loài dã sinh, còn các loài Trà đã được nuôi dưỡng có lẽ chưa noi nào có diện tích lớn nên rất hiếm khi thấy cây có quả, một số loài không có nhị (bạch trà không nhị) nên không có quả. Vì vậy phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, cấy mô). ...
Trừ những loài dã sinh, còn các loài Trà đã được nuôi dưỡng có lẽ chưa noi nào có diện tích lớn nên rất hiếm khi thấy cây có quả, một số loài không có nhị (bạch trà không nhị) nên không có quả. Vì vậy phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, cấy mô).
Trong các phương pháp này thì nuôi cấy mô đòi hỏi có thiết bị phức tạp, còn các phương pháp nhân giống vô tính khác đối với Trà cũng không khó khăn lắm. Dưới đây chủ yếu nói về kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom.
Giâm hom hiện nay là cách làm phổ biến nhất vì kỹ thuật không khó, lại có hệ số nhân cao hơn là chiết và ghép.
Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây đã ra hoa làm cây mẹ lấy giống. Cành cắt hom là cành bánh tẻ (cành đã hoá gỗ một phần), cành sinh trưởng tốt, không mang hoa và nụ, đối với cành dài có thể cắt làm 2 hom.
Nền giâm hom tốt nhất là cát sống được sàng bỏ sỏi, rác và tạp vật; sau đó phơi khô để diệt khuẩn và hạn chế sâu bệnh. Cát được cho vào khay hoặc chậu có lỗ thoát nước dưới đáy; nếu giâm nhiều có thể làm luống; và cắm hom trên luống đã chuẩn bị. Sau khi cho cát vào chậu hoặc vào luống thì xoa cho bằng, phun nước đủ ẩm rồi chuẩn bị cắm hom.
Hoá chất để kích thích hom ra rễ thường được dùng là IBA, NAA hoặc ABT của Trung Quốc.
Dùng kéo thật sắc để cắt hom, tránh giập vỏ, mỗi hom cắt dài 4 – 5 cm hoặc 6 – 7 cm, tối thiểu có 3 – 4 mắt. Hom sau khi cắt cần được xử lý ngay. Nếu vận chuyển đi xa thì phải để trong túi, trong làn, phun nước giữ ẩm và cũng phải cắm hom trong ngày là tốt nhất. Hom sau khi được cắt thì có thể bó 10 cái một (cho dễ đếm), sau đó đem ngâm vào dung dịch hoá chất 1 – 2 giờ hoặc có thể chấm gốc hom vào bột có pha hoá chất rồi đem giâm. Khi cắm hom dùng que nhỏ chọc lỗ, tay kia cắm hom, cắm xong dùng ngón tay ấn cát chật vào gốc hom. Hom có thể cắm sát nhau (cách 2 – 3 cm), cắm xong cần tưới nước giữ ẩm.
Thời vụ cắm hom: đông – xuân (tháng 1 – 2) và hè-thu (tháng 7 – 8).
Chăm sóc cần làm giàn che nắng cho hom, mùa hè cần che 100%, mùa đông che 80%. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hom ra rễ là 25 – 30°C. Hàng ngày cần tưới nước giữ ẩm. Sau khi hom ra rễ cần kịp thời cấy cây vào bầu đất. Bầu cấy xong cũng cần phải xếp dưới giàn che 80%, tưới nước ngày 1 lần (trừ trời mưa), nhổ cỏ khi cần thiết thường là 2 – 3 tuần 1 lần. Cây có thể được trồng ngoài vườn hoặc trong chậu vào vụ đông hoặc đông xuân.
Trà có thể giâm lá cũng ra rễ, song từ lúc ra rễ đến lúc lên ngọn non thời gian lâu; cho nên phổ biến vẫn là giâm cành, đạt kết quả rất tốt.
Trà là cây thường xanh, không có thời gian ngủ (ngừng sinh trưởng) rõ rệt. Trong một năm chia ra: thời kỳ sinh trưởng là xuân hạ (thường từ tháng 2 đến tháng 5), thời kỳ tích luỹ vật chất cho giai đoạn phát triển của nụ và quả là hạ thu (thường từ tháng 5 đến tháng 10), thời kỳ ra hoa vào cuối thu đến đầu xuân. Đây là nói chung cho chi Camellia như vậy. Các loài Trà hoa được gây trồng ở nước ta vì nhiều lý do khác nhau mà hiếm thấy ra quả!
Các giai đoạn phát triển trong năm của cây Trà đều cần được chăm sóc chu đáo. Trong thời kỳ sinh trưởng cần nhiều đạm và kali hơn; thời kỳ nụ và quả cần lân và kali nhiều hơn, nếu lúc này mà bón nhiều đạm thì sẽ mọc lên chổi mùa hạ (cành dinh dưỡng), ánh hưởng đến sự phát triển của nụ hoa và quả non.
+ Đất trồng
Trà có thể trồng ngoài vườn hoặc trồng trong chậu. Đất trồng cần tơi xốp, nhiều mùn, hơi chua (độ pH: 4,5 – 5,5), ẩm nhưng thoát nước.
+ Bón phân
Kinh nghiệm các cụ già vẫn dùng đất bùn ao phơi khô. Nếu không có đất bùn ao thì có thể dùng đất đồi + cát sống trộn lẫn với phân vi sinh hoặc trộn với phân chuồng hoai cũng tốt. Việc trộn phân vào đất đồng thời thay cho việc bón lót. Thông thường bón lót vào lúc ra ngôi, lúc thay chậu hoặc vào cuối đông đầu xuân (nếu trồng ngoài vườn). Tỷ lệ giữa phân và đất đồi + cát sông là 2 – 3 phần phân và 7 – 8 phần đất đồi + cát sông.
Trong mùa sinh trưởng (tháng 3 – 5) có thể bón thúc bằng phân đạm, phân kali. Nguyên tắc của bón thúc là mỗi lần bón nên ít và loãng nhưng bón nhiều lần. Nếu bón vào đất (gốc cây) thì có thể bón 0,5 – 1% theo trọng lượng đất trong chậu. Nếu bón qua lá (tưới lên lá) thì hoà phân vào nước theo tỷ lệ 0,2 – 0,5%.
Vào mùa hạ, mùa thu khi cây đã có nụ thì bón thúc bằng phân lân, phân kali để giúp nụ, quá phát triển tốt. Bón phùn lân có thể với nồng độ 1 – 2%. Trong mùa sinh trưởng cần bón thúc 2 – 3 lần, mùa nuôi nụ, nuôi quá cần bón 1 – 2 lần.
Do có sự phát triển của khoa, học công nghệ, người ta đã nuôi cây trên giá thể không phải là đất (còn gọi là nuôi cây không đất). Thức ăn cho cây được hoà vào nước, định kỳ tưới vào gốc.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy ươm cây không đất với Trà hoa trong mùa hạ dùng N.P.K theo tỷ lệ 21.10.13 và vào mùa đông dùng N.P.K theo tỷ lệ 3.1 1.26, trộn với lượng nhỏ phân vi lượng. Hỗn hợp phân này đưực pha loãng thành nồng độ 0,2%, cách 10 – 20 ngày tưới một lần cho trà. Nó có tác dụng rất tốt, cây sinh trưởng xanh tươi, số hoa nhiều và cây giâm hom chỉ sang năm thứ 2 là có hoa.
Trung tâm khoa học mỹ thuật sinh vật cảnh của Hội sinh vật cảnh Việt Nam đã sản xuất thử loại phân nhả chậm, cũng rất tiện lợi dùng cho cây Trà và cây canh.
+ Tưới nước
Mùa hoa (từ tháng 10 tháng 11 đến xuân năm sau) nói chung không cần bón phân, song cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài cho thấy mỗi bông hoa cần 4 – 8 gam nước. Tưới nước đủ ẩm nhưng không được ướt, đất ướt lâu thì cây sẽ thối rễ và bị chết.
+ Phòng trừ sâu bệnh
Trà rất sợ giun phá hoại, vì vậy đất và phân trước khi trồng và bón cần phải tiêu độc hoặc phơi thật khô để làm sạch trứng giun. Giun rất thích bám và hút đầu rễ Trà, làm cho rễ không hấp thu được nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây bị chết.
Sâu bệnh Trà ở ta chưa thấy bị hại nặng nói chung nếu biết khử trùng cho đất, chăm sóc chu đáo, bón phân thật hoai thì hạn chế được rất nhiều sâu bệnh.
Các bệnh thường gặp với Trà là bệnh đốm than, bệnh thối nhũn lá và hoa. Có thể phun Topxin (hoặc Thyophalate) 0,1% hoặc dùng nước Bordeau (sunphát đồng và vôi) 1% để phòng trừ. Bệnh tuyến trùng rễ cũng rất nguy hiểm với Trà, làm cho lá vàng, cây chết. Phòng trừ tốt nhất là phơi đất thật ải, phân hoai, hoặc khử trùng cho đất bằng thuốc diệt tuyến trùng Nemagon (còn gọi là Fumazone. Nemafume) trộn với DDVP rồi tưới vào đất. Liều lượng dùng là 37,5 kg/ha (với lượng thuốc trên pha loãng 50 – 150 lần rồi tưới vào rãnh trồng Trà).
Về sâu hại, Trà thường có rệp sáp, sâu ăn ngọn non, lá non. Khi mới phát sinh (thường vào mùa xuân) thì hàng ngày có thể dùng tay để bắt vào sáng sớm. Với rệp sáp, có thể dùng Furadan pluin vào đất, thông qua nội hấp mà diệt sâu. Các loại sâu đục thân, đục ngọn có thể dùng tay mây mà bắt hoặc dùng Dipterex để phòng trừ.
+ Cắt tỉa
Mục đích cắt tỉa là để điều chỉnh tán cây, chiều cao của cây, khiến cho nó tròn, thưa, dày hợp lý. Nhìn chung, cành Trà của các cây non thường mọc ra hợp với thân một góc 30 – 45°, vì thế cần cắt tỉa mới có tán đẹp.
Mặt khác nhiều cành mọc vóng vượt lên quá cao cũng cần cắt tỉa. cắt tỉa nên tiến hành vào trước lúc cành xuân và cành hạ mọc ra (trước lúc đâm chồi xuân, chồi hạ).
+ Tỉa bỏ nụ hoa
Trên một cành nhỏ, có nhiều nụ, thậm chí ở đầu cành nhỏ có 2 – 3 nụ thì nên tỉa bỏ bớt, chí để lại một nụ ở đầu cành. Làm như vậy để cho hoa có đủ dinh dưỡng, hoa nở to. Việc tỉa bỏ nụ cần làm sớm, thường là vào tháng 8 – 9.
+ Che bóng
Trà chịu ánh sáng trực xạ kém, nhất là Trà bạch. Vì vậy cần đặt chậu Trà hoặc trồng Trà vào nơi bán âm, bán dương hoặc làm giàn che cho Trà. Trà hồng chịu nắng tốt hơn Trà bạch, Trà đỏ, vì vậy tuỳ theo loại Trà mà cần có giàn che bên trên từ 30 – 50%.