23/05/2018, 15:39

Đặt tên cho tác phẩm chậu cảnh

Sau khi đã chế tác được một chậu cảnh thì việc đặt tên cho tác phẩm cũng rất quan trọng. Tên tác phẩm chậu cảnh không những phải lột tả được ý của chủ đề mà còn bắt người thưởng thức, người xem phải liên tưởng, suy tư, cùng tác phẩm thăng hoa để hiểu sâu sắc tác phẩm hơn. Có khi tên được hình ...

Sau khi đã chế tác được một chậu cảnh thì việc đặt tên cho tác phẩm cũng rất quan trọng. Tên tác phẩm chậu cảnh không những phải lột tả được ý của chủ đề mà còn bắt người thưởng thức, người xem phải liên tưởng, suy tư, cùng tác phẩm thăng hoa để hiểu sâu sắc tác phẩm hơn.

Có khi tên được hình thành trong khi chế tác, cũng có khi chế tác xong, nhìn ngắm tác phẩm rồi mới đặt tên. Dù là cách nào thì tên tác phẩm cũng phải diễn tả được nội dung mà nó có, không nên và đừng bao giờ lạm dụng từ ngữ, đặt tên sáo rỗng. Chỉ khi nào tác phẩm đạt được sự hàm xúc, cảnh đẹp, lại có tên phù hợp thì mới đánh thức được tâm hồn người xem.

Bên cạnh những tác phẩm có tên, có khi có tác phẩm nghệ thuật mà không một từ ngữ nào diễn tả phù hợp với nội dung phong phú của nó, thì có thể để là vô đề, lúc này vô đề lại là hữu đề (trong thơ, họa cũng đã có nhiều trường hợp như thế).

Có nhiều cách đặt tên, tuỳ theo tác phấm chậu cảnh mà vận dụng như:

+ Đặt tên theo hình chậu cảnh: đặt tên theo hình dáng thường được dùng cho chậu cảnh cây xanh như long thăng, long giáng, phượng vũ, long phi phượng vũ (rồng bay phượng múa), v.v…

+ Đặt tên theo ý cảnh, dựa theo lập ý mà đặt tên như chân trời góc bể, thâm sơn tàng cổ tự, trống mái, vọng phu, xuân quy (xuân về), mẫu tử tình thâm, gia đình hạnh phúc v.v…

+ Đặt tên theo văn thơ hay điển tích. như Tứ linh gồm Long ly quy phượng, Tứ quý gồm Mai lan cúc trúc hoặc Tùng mai cúc trúc, Đông hàn tam hữu: Tùng trúc mai, Lý ngư vượt vũ môn, Lão mai sinh quý tử, v.v…

+ Đặt tên theo cúc danh làm thắng cảnh: như vịnh Hạ Long, chùa Hương Tích, động Phong Nha, Ngũ hành sơn, v.v…

Tóm lại có thể cố rất nhiều cách đặt tên khác nhau, không chỉ giới hạn ở nliững cách kể trên. Tuỳ theo nội dung tác phẩm, hình thức thể hiện và lòng mong mỏi của tác giả mà có thể đặt rất nhiều tên gợi cảm, cách điệu phản ánh được tinh thần thời đại mà không kém hàm xúc.

Đặt tên làm tăng lên vẻ đẹp của tác phẩm, vì thế không nên coi nhẹ việc này nếu chỉ nhìn hình dáng mà đặt tên theo kiểu tượng hình như gọi con ngựa hoặc ngựa phi thì có lẽ không hay, không gợi cảm bằng cái tên Thiên lý mã, nó vừa tượng hình lại vừa cách điệu, gợi cho người xem nghĩ ngay đến sự gian nan, vất vả trên ngàn dặm đường trường. Mã Văn Kỳ (1995) kể câu chuyện ở Trung Quốc như sau: Một người làm chậu cảnh cây xanh, không lâu thì thân một cây bị khô chết, làm phá thế, mất vận. Ông ta đành phải lấy cành của cây đó nuôi thành thân. Sau một số năm, cành cây lớn dần thành thân chính, chậu cành lại hồi phục tư thế ban đầu của nó, và đặt tên là “tá thi hoàn hồn” ý nói mượn cành khác để phục hồi lại cảnh sắc ban đầu. Sau đó, người ta thấy cái tên này không nhã và đổi tên lại là “lực vãn xuân quy” ý nói dùng sức mà kéo xuân về. Như vậy, tên sau đẹp hơn, hàm xúc hơn, vừa đúng với thực tế của chậu cảnh ấy, lại vừa như nhắc nhở con người phải gìn giữ mùa xuân.

0