Bộ phận tạo hình chậu cảnh cây xanh: Cành cây
Cành cây là xương cốt để tạo hình. Hình thân cho ta chiều hướng hình dáng, còn cành kết hợp với thân tạo thành bộ khung hình dáng, nó quyết định hình dáng cơ bản của chậu cảnh, cũng tức là quyết định đến cái đẹp của chậu cảnh. Bằng nhiều thủ pháp có thể là uốn, neo buộc, hoặc cắt tỉa để có các ...
Cành cây là xương cốt để tạo hình. Hình thân cho ta chiều hướng hình dáng, còn cành kết hợp với thân tạo thành bộ khung hình dáng, nó quyết định hình dáng cơ bản của chậu cảnh, cũng tức là quyết định đến cái đẹp của chậu cảnh.
Bằng nhiều thủ pháp có thể là uốn, neo buộc, hoặc cắt tỉa để có các kiểu cành khác nhau.
Cành bay nhảy
Cành chính hơi lượn hình chữ s và vươn ra và hơi chúc đầu xuống dưới, cành nhỏ hướng thiên; nhìn toàn cành thì thấy bay, thanh nhẹ.
Cành hồi đầu
Cành chính có thể chúc xuống, cành nhỏ mọc theo hướng tương phản, cho ta cảm giác hồi đầu.
Cành nhảy nghiêng
Cành chính như ở trên nhảy chéo nghiêng xuống, nhưng cành nhỏ theo quy luật tự nhiên lại mọc hướng lên trên tạo thành sự tương phản đầy sức sống.
Cành nằm ngang
Cành chính nằm ngang uốn lượn, cành nhỏ dầy xếp thành mặt phẳng có thế hơi lượn sóng, trong thanh tú.
Cành gió thổi (phong xuy)
Cắt tỉa hoặc uốn mà các cành đểu bay sang một phía như bị gió thối (còn gọi là bạt phong) làm lệch trọng tâm, tạo mĩ cảm.
Cái khó là tuy gia công nhưng nhìn vào ta hình dung được ngay là do gió thổi mà cành bạt về một phía.
Cành rủ
Một số loài cây có cành rủ tự nhiên như Liễu, Sơn liễu, Tràm bông đỏ. v.v… Cành chính hướng lên trên. cành nhỏ rù xuống theo chiều ngược lại.
Kết hợp với dáng thân xiên hoặc uốn vặn sẽ gây cho ta cảm giác yên tĩnh, nhu hoà.
Cành tự nhiên
Là cành sinh trưởng tương đối tự do, bàn tay can thiệp của con người không nhiều. Ở loại cành này, cành chính mọc tự nhiên vươn ra, các cành nhỏ mọc hai bên phải và trái tuần tự đến đầu cành, trông rất tự nhiên, không lộn xộn, biểu hiện sức sống thanh xuân tươi trẻ.
Ngoài ra, còn có thể uốn hoặc cắt tỉa những kiểu cành uốn lượn sóng, hoặc cắt thành kiểu cành gấp khúc; cành chính biểu thị “cương”, cành nhỏ biểu thị “nhu”, đạt được “cương nhu kết hợp”.