Chậu cảnh thuỷ hạn
Ở Trung Quốc, ngoài chậu cảnh cây xanh, chậu cảnh non bộ còn có chậu cảnh thuỷ hạn (có nước, có khô trong một chậu). Đây có thể xem là dạng trung gian giữa chậu cảnh cây xanh và chậu cảnh non bộ (giả sơn). Đặc điểm chủ yếu của nó là dùng đá chia chậu thành 2 phần: phần nước và phần khô, trong ...
Ở Trung Quốc, ngoài chậu cảnh cây xanh, chậu cảnh non bộ còn có chậu cảnh thuỷ hạn (có nước, có khô trong một chậu). Đây có thể xem là dạng trung gian giữa chậu cảnh cây xanh và chậu cảnh non bộ (giả sơn).
Đặc điểm chủ yếu của nó là dùng đá chia chậu thành 2 phần: phần nước và phần khô, trong một chậu vừa có thể xếp non bộ lại vừa có thể trồng cây ở phần khô. Loại chậu cảnh này có thế diễn tả nhiều đề tài, lại sinh động, tự nhiên.
Một chậu cảnh để trở thành tác phẩm nghệ thuật thì rất khó. Tuy vậy, ở chậu cảnh cây xanh, nếu cây đó chưa có dáng, thế đẹp, chưa phải là họa, là thơ thì vẫn dễ nhìn hơn, dễ chấp nhận hơn là chậu cảnh non bộ làm dở, làm tồi. Nói cách khác là làm chậu cảnh non bộ khó hơn làm chậu cảnh cây xanh rất nhiều.
Chậu cảnh cây xanh nếu chưa đẹp thì cây đó vẫn là sinh mệnh có sức sống tự nhiên. Còn ở chậu cảnh non bộ nếu làm không đẹp thì chỉ là cục đá vô tri vô giác. Có lẽ vì chậu cảnh thuỷ hạn một phần khắc phục được điều này cho nên được giới chậu cảnh Trung Quốc rất ái mộ (ngoài lý do là nó có phạm vi đề tài rộng lớn).
Chậu của chậu cảnh thuỷ hạn nên sâu hơn chậu cảnh non bộ, vì nếu chậu quá nông thì chứa được ít đất, công việc chăm sóc phức tạp hơn mà sinh trưởng kém hơn.
Phần bờ nước (phần khô tiếp giáp với nước) không nên làm thẳng mà phải làm uốn lượn cho tự nhiên. Bờ giáp nước cần làm bằng đá cứng gắn chặt vào đáy chậu bằng xi măng để cho nước không tràn qua. Chậu cảnh thủy hạn
Chú ý xi măng gắn ở phía trong đất rồi đổ đất lên trồng cây, phía ngoài giáp phần nước nên để đá xếp tự do, không có vết gắn. trong chậu cao hay thấp, thưa hay dày, và vị trí cây trồng trên chậu cần theo chủ đề, có cái nhìn toàn cục mà định.