Tìm hiểu hệ sinh sản của đà điểu
là loài động vật sinh sản theo mùa, chúng chỉ sinh sản trong các mùa riêng trong năm. Mùa sinh sản của đà điểu hay mùa giao phối của chúng kéo dài từ 6 tới 8 tháng mỗi năm. Tuy nhiên, thời điểm và khoảng thời gian trong mùa sinh sản thay đổi tùy theo vùng khí hậu và độ cao so với mực nước biển. Ở ...
là loài động vật sinh sản theo mùa, chúng chỉ sinh sản trong các mùa riêng trong năm. Mùa sinh sản của đà điểu hay mùa giao phối của chúng kéo dài từ 6 tới 8 tháng mỗi năm. Tuy nhiên, thời điểm và khoảng thời gian trong mùa sinh sản thay đổi tùy theo vùng khí hậu và độ cao so với mực nước biển. Ở Bắc bán cầu, mùa sinh sản bắt đầu vào tháng ba và kết thúc vào khoảng tháng tám, tháng chín. Ở Nam bán cầu, mùa sinh sản bắt đầu vào khoảng tháng bảy, tháng tám và kết thúc vào cuối tháng ba.
Các đặc điểm về giới tính
Đà điểu hoang dã trưởng thành về mặt sinh sản vào lúc chúng khoảng bốn tới năm năm tuổi, trong khi đó đà điểu đã thuần hóa lại trưởng thành khi được hai tới ba năm tuổi. Các con cái trưởng thành sớm hơn con đực một chút. Một số giống đà điểu nuôi có thể bắt đầu mùa sinh sản đầu tiên sớm khi mới được 18 tháng tuổi.
Con đực có bộ lông màu đen và trang khi trưởng thành. Những con cái và con non thì có bộ lông màu nâu xám, trông xỉn hơn nhiều. Những con nhỡ thì có lộ lông xù lên, ở đầu nhọn của lông có màu đen cho tới khi chúng được khoảng bốn tháng tuổi.
Trong suốt mùa sinh sản, bộ lông của con đực có màu sáng hơn. Da thường chuyển từ màu xanh nhạt thành màu đỏ tươi ở mỏ, trán và xung quanh mắt. Lớp vảy ở cẳng chán và ngón chân trở thành màu hồng.
Khi còn non, con đực và con cái rất giống nhau và chỉ có thể biết được chúng là con đực hay con cái bằng cách xem cơ quan sinh dục của chúng. Việc này rất khó vì dương vật của con đực vẫn còn rất nhỏ và rất dễ nhầm với âm vật của con cái. Khoảng từ bảy tới tám tháng tuổi, có thể xác định được giới tính của chúng khi chúng đái hoặc ỉa, vì lúc đó dương vật của con đà điểu đực nhô ra. Không giống hầu hết các loài chim; con đà điểu đực có một dương vật và lỗ đái, ỉa riêng (mặc dù việc đái và ỉa gần như là đồng thời). Khi được khoảng hai năm tuổi thì con đực và con cái khác nhau hoàn toàn. Lông cánh của con đực màu trắng tinh, còn lông của con cái to có đốm màu xanh hoặc đen. Lông đuôi của con đực có trắng, hoặc nâu vàng còn lông đuôi của con cái có đốm màu nhạt và xám xẫm.
Cần biết rằng, màu đỏ da cam ở đỉnh đầu và da của con đực phụ thuộc vào sự có mặt của tinh hoàn trưởng thành, còn bộ lông màu đen của nó lại do sự không tồn tại buồng trứng (đặc biệt là hocmon oestrogen) quyết định. Con đực đã thiến thì không bao giờ có màu đỏ cam, nhưng bộ lông của chúng thì thường vẫn có màu đen đặc trưng cho con đực. Nếu bị thiến mất tinh hoàn sau khi đã trưởng thành về sinh dục thì cũng sẽ gây một chút ảnh hưởng tới bản năng sinh dục của đà điểu mặc dù nó sẽ vẫn tiếp tục đạp mái.
Làm ổ
Con đực bắt đầu làm ổ tốt vào thời điểm trước khi đạp mái. Gọi là ổ thì hơi quá, nhất là khi so sánh với thời gian và công sức mà các loài chim khác bỏ ra để làm tổ cho mình. Ổ đà điểu chỉ là một bãi đất được bới sơ sài hoặc một cái hố đất nông rất đơn giản. Con đực chọn một chỗ và dùng chân bới một cách qua loa, sau đó nằm xuống và dùng mỏ mổ vào ổ, ít khi chúng bới đất bằng mỏ. Khi con đực bới đất làm ổ, con cái nằm ở bên cạnh và dùng chân để gãi. Con cái thể hiện sự chấp nhận cái ổ của mình bằng cách nằm xuống và vỗ cánh.
Đà điểu có thể làm ổ ở bất cứ chỗ nào trong bãi quây. Hầu hết là ở những chỗ đất thoáng mát, có tầm nhìn tốt, thường là ở rìa các đường thoát nước không có cây cối che phủ và ở khoảng giữa bãi nhốt hoặc khu vực quây rào, Vì trứng sẽ thường xuyên được thu gom và chuyển đi (trong trường hợp nhân tạo) nên vị trí làm ổ thực sự sẽ rất quan trọng. Người chăn nuôi có thể giúp con đực chọn chỗ lý tưởng để làm ổ bằng cách khoét những cái hố đất nông rồi dùng cát thô đổ đầy lên. Trong lòng và đáy ổ phải nhẵn để tránh cho trứng khỏi bị lăn và va đập vào thành ổ. Ngoài ra, còn phải làm một cái gờ nhở xung quanh ổ (phía bên ngoài) để tránh nước chảy vào ổ và làm ngập trứng trước khi thu gom. Tốt nhất là nâng ổ lên cao hơn mặt đất một chút bằng cách dùng cát thô trát ở phía dưới.
Có thể làm một cái chòi có mặt thoái, mái dốc để che ổ. Chòi này phải có kích thước khoảng 3 x 3 m, chiều cao 3 m với các mặt thoáng ở hướng Nam và Bắc. Tuy nhiên một số giống đà điểu không chấp nhận việc làm ổ sẵn này và thích những cái ổ đơn giản do chính chúng làm. Một cách làm ổ khác là có thể đổ cát vào những chỗ cần thiết trong khu vực sinh sản để dẫn dụ chúng tự chọn lấy một chỗ để làm ổ.
Một biện pháp đôi khi được dùng để kích thích con cái đẻ trứng vào một chỗ riêng là đặt những quả trứng bằng gỗ vào những cái ổ đã chọn để làm mồi.
Biện pháp này là một cách kích thích đẻ trứng hấp dẫn, đặc biệt là với những con cái chưa trưởng thành.
Giao phối
Đà điểu đực là những con vật đa thê và có thể giao phối với nhiều con cái. Trong cuộc sống hoang dã, con đực cùng lúc làm ổ với một, hai hay nhiều con cái. Những con đà điểu nuôi thì được nhốt thành từng cặp đôi (một con đực và một con cái) hoặc cặp ba (một con đực và hai con cái) trong mùa sinh sản. Cách ve vãn trước khi giao phối của đà điểu vừa phức tạp vừa hấp dẫn, Một con cái khi chịu cho giao cấu sẽ đến gần con đực, cúi thấp đầu xuống, cánh hơi xòe ra và đầu cánh rung lên nhè nhẹ. Con đực đáp lại bằng việc hạ thấp cánh và đuôi của mình, đầu và cổ ngẩng cao lên rồi lại hạ thấp xuống. Sau những cử chỉ này, con cái thường sẽ quay sang hướng khác và đi một cách chậm chạp. Khi ve vãn, con đà điểu đực còn có động tác thu mình lại. Nó cúi khom người xuống, nâng hai cánh về phía trước và phía sau, trong khi đó, đầu của nó đập vào phía hai bên sống lưng tạo ra tiếng động nghe như tiếng huỳnh huỵch. Khi bị nhốt, những con đực thường có cử chỉ ve vãn với những con cái đang đến gần rào chắn. Đà điểu thường im lặng nhưng trong mùa sinh sản, con đực phát ra tiếng kêu to vang dội bằng cách hít đầy không khí vào túi khí ở cổ. Con cái giữ cho hai cánh nằm ngang và vẫy vẫy đầu cánh. Đầu của nó hạ thấp, mở há ra rồi lại ngậm vào. Khi con cái khom người xuống, con đực đặt chân trái của nó ở gần con cái và dùng chân phải trèo lên lưng con cái và cắm dương vật vào âm vật của con cái. Sau khi cắm vào, con đực đu đưa từ bên nọ sang bên kia một cách đều đặn, hai cánh của nó rung rung. Quá trình giao phối con đực thường kèm theo tiếng kêu rên khe khẽ, mở luôn há ra ngậm vào và một phần của cổ phồng lên. Trong khi đó mở của con cái cũng há ra ngậm vào đầu của nó run rẩy. Khi xuất tinh, con đực phát ra một tiếng kêu trong cổ họng. Toàn bộ quá trình giao phối diễn ra trong khoảng một phút sau khi một hoặc cả hai con đứng dậy (thường là con đực đứng dậy trước). Dương vật của con đực bị nghẹt máu khi rút ra và có thể nhìn thấy rõ khi nó đứng.
Đẻ trứng
Con cái bắt đầu đẻ những quả trứng có khả năng nở thành con sau khi giao phối không lâu. Quả trứng được thụ tinh đầu tiên sẽ được đẻ ra sau lần giao phối đầu tiên khoảng từ mười tới mười bốn ngày. Sau đó những quả tiếp theo sẽ được đẻ ra hàng ngày trong một lứa đẻ từ 20 đến 24 quả. Con cái ngừng đẻ trứng trong khoảng thời gian từ bảy tới mười ngày sau đó lại bắt đầu đẻ lứa trứng mới. Trong mùa sinh sản, những con cái có khả năng sinh sản cao có thể đẻ từ 80 tới 100 quả trứng và có thể tới 167 quả liên tục mà không có thời gian ngừng đẻ rõ rệt. Xem xét trong một vài mùa sinh sản thì thấy những con cái thường sinh sản sớm hơn con đực, do đó những quả trứng đẻ đầu tiên rất có thể sẽ không nở thành con đực.
Trứng được đẻ ra trong một cái ổ chung trên mặt đất. Con cái đầu tiên đẻ vào ổ thường là con sau đó sẽ có trách nhiệm canh giữ và ấp trứng. Con cái này được gọi là là “con cái chính”. Những con cái đẻ vào ổ của con khác thì được gọi là “con mái phụ” vì nó đóng vai trò thứ yếu. Những con mái phụ có thể đẻ trứng trong nhiều ổ còn những con mái chính sẽ chỉ đẻ vào trong một ổ. So với con mái phụ thì con mái chính sẽ mất tương đối nhiều thời gian cho cái ổ và sẽ chăm lo cho nó hàng ngày thậm chí cả những ngày nó tự đẻ trứng. Khi con mái phụ đến đẻ trứng, con mái chính thường đứng dậy một vài phút và đứng cách xa ổ từ 5 tới 20 mét chờ cho đến khi con mái phụ đẻ xong và đi ra khỏi ổ.
Con mái phụ sắp đẻ sẽ đứng trong ổ một vài phút và cái đầu của nó ngó lên ngó xuống những quả trứng. Sau đó nó cong đuôi lên và bất ngờ nằm xuống. Thời gian nó nằm đẻ trứng diễn ra trong một hoặc hai phút. Ngay khi đẻ xong, nó đứng dậy, ngoái đầu xuống những quả trứng rồi sau đó đi ra khỏi ổ. Những con mái chính có khả năng nhận ra những quả trứng do nó đẻ ra và nếu trong ổ có quá nhiều trứng thì nó sẽ đẩy những quả không phải của nó ra khỏi ổ.
Giống với chim cút, đà điểu thường đẻ trứng vào buổi chiều. Thời gian đẻ trứng thay đổi tùy theo vùng khí hậu và thường là trong khoảng 14 giờ tới 18 giờ. Một quả được đẻ sau 18 giờ.
Nếu trứng không được cất đi thì con cái sẽ ấp chúng cả ngày, tách khỏi con đực để ấp trứng từ tới cho đến sáng, việc tách khỏi con đực sẽ giúp che kín trứng suốt cả ngày đêm. Trong chăn nuôi đà điểu để kinh doanh, ít nhất mỗi ngày phải lấy trứng ra khỏi ổ hai lần. Nếu để con mái ấp trứng thì chúng sẽ ngừng đẻ cho tới khi các con non nở ra được từ bốn tới năm tuần và như vậy sẽ là một tổn thất lớn về tài chính.