23/05/2018, 15:15

Giới thiệu nghề nuôi cá sấu ở nước ta

Giới thiệu giống cá sấu Ở Việt Nam có hai loài cá sấu. Đó là cá sấu nước ngọt, còn gọi là cá sấu Xiêm ( Crocodylus siamensis ) và cá sấu nước lợ, còn gọi là cá sấu hoa cà ( crocodylus porosus ). Theo các chuyên gia, kể từ năm 1995, ở Viêt Nam đã không còn loài cá sấu nước ngọt (cá sấu Xiêm) ...

Giới thiệu giống cá sấu

Ở Việt Nam có hai loài cá sấu. Đó là cá sấu nước ngọt, còn gọi là cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) và cá sấu nước lợ, còn gọi là cá sấu hoa cà (crocodylus porosus).

Theo các chuyên gia, kể từ năm 1995, ở Viêt Nam đã không còn loài cá sấu nước ngọt (cá sấu Xiêm) ngoài tự nhiên. Đây cũng là loài cá sấu hiện đang được nuôi tại các trại ở Việt Nam và đã được CITES cấp phép cho xuất khẩu đối với một số trại đủ điều kiện (lý lịch sấu rõ ràng; sấu thương phẩm là sấu gây nuôi chớ không phải đánh bắt ngoài tự nhiên, chuồng trại hợp vệ sinh…). Riêng cá sấu Hoa Cà hiện đã vắng bóng tại Việt Nam, ngoại trừ một vài con được Thảo Cầm Viên Sài Gòn lưu giữ.

Nghề nuôi cá sấu đang phát triển nhanh tại TP.HCM và ĐBSCL, song ở miền Bắc đây còn là một nghe vô cùng mới mẻ. Trang trại cá sấu của Công ty 283 là nơi đầu tiên dám thử nghiệm nuôi giống động vật hoang dã này. Thành lập từ 9/5/2001, sau hơn 3 năm phát triển, số lượng cá sấu của trang trại hiện nay đã lên tới trên 400 con.

Cá sấu của trang trại được nhập về từ trung tâm gây giống ở phía Nam với trọng lượng 1,5 – 2kg/con. Cá sấu được cho vào lồng và vận chuyển ra Hải Phòng bằng máy bay hoặc ôtô. Trong giai đoạn từ 0,7 – 3kg cá sấu dễ mắc bệnh

Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2010 phát triểu đàn cá sấu khoảng 100.000 con.

Phát biểu tại Hội thảo chương trình phát triển cá sấu đến năm 2010, tổ chức ngày 25/1, tại Làng cá sấu Sài Gòn, Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực uỷ ban Nhân dân thành phố cho biết thành phố sẽ sớm thành lập Ban chỉ đạo để triển khai các chương trình nghiên cứu về nuôi, chế biến các sản phẩm từ da cá sấu, chọn mô hình điểm hiệu quả kinh tế cao nhân ra các nơi khác, đồng thời sẽ hỗ trợ cho các đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 và vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố có gần 50.000 con cá sấu, chiếm diện tích nuôi chưa tới 10ha và vốn đầu tư gần 41 tỷ đồng. Chỉ tính trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004, các trại nuôi cá sấu đã xuất bán được gần 13.000 con sấu trị giá hơn 16 tỷ đồng, lợi nhuận (sau khi trừ chi phí) gần 6,5 tỷ đồng.

Sản lượng sản phẩm da cá sấu bán nội địa và xuất khẩu lại chỗ của Làng cá sấu Sài Gòn là hơn 6.400 sản phẩm, trị giá 3,2 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đàn cá sấu tại các quận ven và huyện ngoại thành tăng rất nhanh, từ 10.000 con năm 2000 tăng lên 50.000 con năm 2004, nuôi cá sấu có thể thu lãi tới 500 triệu đồng/ha.

Tuy nghề nuôi, sản xuất, chế biến, kinh doanh cá sấu của thành phố còn mới mẻ, sản lượng chưa cao, nhưng các san phẩm từ cá sấu đều có lợi thế cạnh tranh trong khu vực vì chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, giá cá rẻ.

Các nhà khoa học cho rằng cần phải xây dựng trung tâm giống cá sấu tại Thành phố Hồ Chí Minh; định hướng phát triển làng nghề cá sấu Sài Gòn; xây dựng nhà máy thuộc da và chế biến da cá sấu; định hướng về tiếp thị du lịch sản phẩm cá sấu; đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ thịt cá sấu, xây dựng thương hiệu.

Phân bố

Theo thống kê từ Cục Kiểm lâm, hiện nay nước ta có 75 trại và hộ gia đình nuôi cá sấu nước ngọt sinh sản có đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương. Nhưng hầu hết các trại và hộ gia đình nuôi ở quy mô nhỏ, từ vài con đến vài chục con, một số rất ít nuôi với số lượng trên ngàn con.

Đặc điểm sinh học

ca sau

Loài bò sát không có thân nhiệt nhất định mà có thể tự điều tiết thay đổi phù hợp theo môi trường. Tuy nhiên đối với cá sấu sự thay đổi này có giới hạn, nhiệt độ thích hợp cho chúng từ 28 – 30 độ C. Vì vậy chúng trầm mình dưới nước là cách làm giảm thân nhiệt và nằm phơi nắng là để tăng thân nhiệt. Một hình ảnh quen thuộc của cá sấu là nằm bất động há rộng miệng bày đôi hàm răng kinh khiếp. Đây không phải là hình thức đe dọa mà chỉ vì da cá ra ngoài sấu rất dày, không có tuyến mồ hôi nên chúng phải há miệng để bài tiết hơi nóng ra ngoài. Nhìn hình dáng bên ngoài rất khó phân biệt sấu đực, cái nhất là lúc còn nhỏ. Cách hay nhất là khám bộ phận sinh dục bằng cách cột chặt và đặt sấu nằm ngửa. Cá Sấu nhỏ khi ấn tay dưới lỗ huyệt và đáy đuôi sấu cong lên, nếu con đực dương vật sẽ lộ ra ngoài. Đối với sấu lớn, ấn ngón lay vào trong lỗ huyệt và di động qua lại, nếu con đực ngón tay sẽ chạm chiều dài dương vật bên dưới da. Cá sấu là loại động vật hoang dã tuy nhiên sống trong môi trường chăn nuôi với số lượng lớn cũng có thể mắc một số bệnh như thấp khớp, tiêu chảy, nhất là bệnh do một loại ký sinh trùng gây ra. Các tuyến trùng này đục thành những đường ngầm ở bên trong lớp vảy bụng, sau đó bề mặt các  đường ngầm này bong ra tạo thành những đường lõm ngoằn ngoèo khiến bộ da mất hết  giá  trị. Do cá sấu là động vật cực kỳ hung dữ khó đến gần, nên việc chẩn và trị bệnh rất khó khăn. Chủ yếu phòng bệnh bằng cách cung cấp thức ăn không hư thối, giữ nước sạch, chuồng trại khô ráo đảm bảo vệ sinh. Hồ nước phải có điều kiện tháo và đưa nước vào dễ dàng. Mùa nắng thay nước 1 tuần/lần, mùa mưa 4 ngày/lần. Thỉnh thoảng rút cạn nước, phơi đáy hồ dưới ánh sáng mặt trời để diệt mầm bệnh. Sau mỗi lần cho sấu ăn, 3 người con trai lớn của ông Mười vào chuồng, 2 người cầm 2 cây sào dài có quán cao su ruột xe ở đầu dí cho sâu xuống hồ để 1 người thu dọn thức ăn thừa và phân.

Khả năng sản xuất của cá sấu

  • Khả năng sinh trưởng của cá sấu
  • Tuổi thành thục sinh dục: 35 – 40 năm tuổi
  • Số trứng/cái/năm: 35 – 40 quả
  • Nuôi thịt: Khối lượng cá đực: 50 ~ 60 kg
  • Khối lượng cá cái: 35 – 40 kg

Nuôi sau 19 tháng ở vùng nhiệt đới cá sấu nước lợ nuôi bằng cá (cá được cắt thành miếng nhỏ) dài trung hình 1,06m, nặng 4kg; sau 4 năm dài 2m, nặng 37kg. Cá sấu tăng trọng rất nhanh, có khả năng đạt trọng lượng trên 35 kg/con trong một chu kỳ nuôi từ 2,5 – 3 năm. Nếu trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi con lãi 3 triệu đồng. Theo Chị Phạm Thị Vân ở ấp 3, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, Bến tre.

Khả năng sinh sản của cá sấu

Trung bình mỗi năm, mỗi con cá sấu mẹ đẻ 30 – 50 trứng, nở được 30 cá sấu con chăn nuôi, chăm sóc, thức ăn khá đầy đủ nên dàn cá sấu lớn rất nhanh.

Cá sấu là loài sinh sản vào mùa thu với tỷ lệ trứng là 20 – 40 quả/con. Cá sấu mẹ không đạt được tỷ lệ cao như mong muốn. Do vậy sau khi cá mẹ đẻ trứng phải chuyển sang một khu ấp trứng riêng biệt để theo dõi và kiểm tra.

Ấp trứng là 1 công đoạn khó, tỷ lệ đậu cao hay không phụ thuộc vào khả năng chăm sóc của các chuyên viên. Một trứng ấp thường từ 70 đến 80 ngày dưới tác dụng của nhiệt độ thích hợp thì trứng sẽ nở, cá sấu mới nở dài từ 250mm đến 280mm. Thời gian ấp trứng: Tuỳ loại cá sấu. Nếu cá sấu Việt Nam từ 75 – 80 ngày, sấu Cuba 85 – 90 ngày.

Tuổi trưởng thành sinh dục của cá sấu là lúc 5 tuổi.

Cá sấu sinh sản thường từ tháng 2 – 6 hàng năm. Khi sinh sản chúng bò lên bờ tìm nơi tạo ổ đẻ và ấp trứng.

Sấu đẻ mỗi năm 1 lần. Ở trứng cá sấu thường ở gần những hồ nước. Số lượng trứng năm đầu 15 – 25 trứng/con, tăng dần trong những năm sau cho đến 35 – 40 quả/con.

Giá trị kinh tế

Trên thế giới da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li… dành cho giới lắm tiền. Đặc biệt lớp da bụng là phấn giá trị nhất. Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Riêng cá sấu hoa cà Crocodine porosus ở nước ta đang trở nên rất hiếm. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ. Tuv nhiên đầu tư nuôi cá sấu, ban đầu đòi hỏi khá tốn kém. Giá mua 115 con giống là 178 triệu, chi phí xây dựng chuồng trại hơn 30 triệu, tổng cộng ông Mười Chơi đã bỏ vốn ra 208 triệu đồng chưa tính chi phí thức ăn. Theo anh Tám, có nhiều chủ trại cá sấu ở TP. HCM đến mua lựa những con từ 2 mét trở lên với giá 10 triệu đồng/con nhưng gia đình không bán. Ông Mười dự kiến khi cá sấu trưởng thành (4 – 5 năm tuổi) bắt cặp giao phối sẽ chuyển sang khu chuồng trại kế bên (diện tích khoảng 200 m²) để nuôi sinh sản. Theo chúng tôi được biết hiện nay Nhà nước chưa có văn bản qui định cho phép xuất khẩu da cá sấu. “Đầu ra” của chăn nuôi cá sấu hiện nay chỉ là bán con giống trong nước. nuoi ca saunuoi ca sau

Tỷ phú Trần Văn Rê

Thái Lan là nơi tôi “mở rộng tầm nhìn” khi đứng trước một trang trại nuôi cá sấu qui mô 45.000 con – Trần Văn Rê, ngụ tại ấp 6, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã nói như vậy. Vốn lớn lên từ một gia đình nông dân nghèo, cố theo đuổi học vấn nhưng tới lớp 11 phải nghỉ, thời điểm này chiến trường Tây Nam biến động,  anh gia nhập quân tình nguyện chiến đấu trên đất bạn… San 4 năm rưỡi làm tròn nghĩa vụ quân sự, anh rời quân ngũ trở về quê. Hành trang của người lính ấy là sự hiểu biết hai thứ tiếng Campuchia và tiếng Thái. Nhờ biết tiếng Thái nên anh học hỏi kinh nghiệm khá nhanh khi ở trang trại Cá sấu bên Thái Lan. Trở về Việt Xam, anh bỏ ra nhiều ngày tìm hiểu, tham quan những trại nuôi cá sấu ở khu vực ĐBSCL, TP.HCM, Trị An, La Ngà… Năm 2000, anh vào Đồng Tháp Mười mua 12 ha đất ruộng để xây dựng mô hình trồng sen và nuôi cá sấu…

Hiện nay, anh đã đầu tư vào trang trại này hơn 3 tỷ đồng nuôi 4.000 con cá sấu hoa cà (mỗi chuồng 100 con). Giá cá sấu từ 160 – 170 ngàn đồng/ký đang khích lệ anh. “Với đà này, tôi sẽ nhân giống cá sấu và sẽ mở rộng qui mô nuôi cá sấu để xuất khẩu, hình thành và biến nơi này trở thành khu du lịch sinh thái – động vật hoang dã” – anh nói. Ý tưởng này là đòn bẩy cho cơ nghiệp của anh. Mặt nước được anh tận dụng triệt để, ao hầm nuôi cá rô đồng, cá diêu hồng, cá sặc rằn và nuôi baba “lấy ngắn nuôi dài”. Khu vực trồng sen (4,5 ha) dưới chân ruộng thả các loại cá sống tự nhiên…

Anh Rê cho tôi xem bảng ghi chép: Năm 2001 thu 2,7 tỷ; năm 2002 thu 3,5 tỷ và năm 2003 xuất chuồng 2.000 con cá sấu (loại 2 năm tuổi), mỗi con cân nặng từ 18 – 20 kg, bán giá 140.000 đ/kg (kém hơn năm 2002 là 30.000đ/kg/con),  thu vào 5,6 tỷ đồng. Chưa kể nguồn thu từ cá rô đồng, cá diêu hồng, cá sặc rằn, baba, gương sen trên 521,5 triệu đồng. Tổng thu năm 2003 là 6.121.500.000 đổng, trừ mọi chi phí anh còn lãi 5 tỷ đồng. Bài học mà Trần Văn Rê luôn tâm đắc là phải tìm ra thế của đòn bẩy để bật lên tiềm lực xung quanh mình.

Hiệu quả kinh tế lớn từ nuôi cá sấu

Trại nuôi cá sấu của Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn ở quận Thủ Đức hiện có tổng đàn sấu lên đến hơn 7.000 con với kỹ thuật ấp trứng hiện đại. Cá sản phẩm từ thịt và da cá sấu sẽ là cơ hội mới trong đầu tư kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao ở khu vực phía Nam…

Nuôi cá sấu ở khu vực phía Nam đang ngày càng phát triển mạnh trong dân bởi tính hiệu quả kinh tế. Với một ít vốn kỹ thuật do cán bộ kỹ thuật của Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, nhiều hộ đã nuôi cá sấu thành công và được công ty thu mua để xuất khẩu.

Từ những thành công trong cung cấp giống

Trại nuôi cá sấu của Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn rộng hơn 1,3 ha thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), khởi đầu nuôi chỉ có vài con do nước bạn Cuba tặng. Trong một thời gian dài, số lượng đàn cá sấu phát triển chậm bởi các nhân viên kỹ thuật chưa có kinh nghiệm phương pháp nuôi cá sấu sinh sản. Đến năm 2001, tổng đàn cá sấu đã phát triển được 600 con với 64 cá sấu bố mẹ. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu xuất khẩu cá sấu ngày càng có triển vọng, công ty quyết định đầu tư để thực hiện “chiến lược” tăng tốc phát triển đàn sấu. Công ty cho công nhân tham quan các trại sấu của Thái Lan – nơi có kỹ thuật nuôi sấu tiên tiến nhất trong khu vực, quan sát rất kỹ từng chi tiết về chuồng trại, thức ăn, điều kiện khí hậu, môi trường; tìm hiểu phương pháp ấp điện, kinh nghiệm nuôi dưỡng sấu con… Trở về, đội ngũ công nhân này bắt tay vào thiết kế phòng ấp điện thử nghiệm. Lần đầu, chỉ ấp thử vài trăm trứng. Giữa năm 2002, sau hơn hai tháng hồi hộp chờ đợi, lứa cá sấu đầu tiên ấp bằng phương pháp mới “chào đời”. Phương pháp mới giúp kiểm soát quá trình phát triển của phôi, điều khiển bằng giới tính theo ý muốn, tỷ lệ trứng nở đến 98%. Các thông số kỹ thuật trong quá trình ấp quyết định chất lượng sấu con vì nếu sai sót, dù nhỏ, sấu vẫn nở nhưng sẽ bị còi cọc, khó nuôi hoặc sẽ chết ngay khi mới nở. Bên cạnh đó, trại còn tìm rít phương pháp phối giống cá sấu, giúp tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 70%, trong khi Thái Lan chỉ đạt khoảng 50%. Nhờ phương pháp này, từ 2.500 con năm 2002, đến nay, tổng đàn sấu đã lên đến hơn 7.000 con.

Đến nuôi đại trà có hiệu quả

Nhu cầu các sản phẩm từ cá sấu của thị trường hiện nay rất lớn, nhất là xuất khẩu. Thử làm một phép tính, sấu thịt hiện được bán hơn 180.000 – 200.000 đồng/kg, cá sấu con một tháng tuổi có giá trị 1 triệu đồng/con. Cá sấu con nuôi 3 năm đạt 30 kg, chi phí trung bình mỗi năm chỉ khoảng 350.000 đồng/con cho thấy lợi nhuận từ nuôi cá sấu rất lớn. Ông Dương Đức Hoà – Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn cho biết: “Có đơn vị nước ngoài đặt hàng cung cấp 800 bộ da sấu mỗi tháng, thế nhưng công ty phải từ chối đơn hàng vì số lượng cá sấu chưa ổn định. Phát triển đàn cá sấu hiện nay vẫn là mục tiêu hàng đầu”. Dự kiến năm 2005, công ty mới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Hiện nay, quy mô đàn sấu phát triển, công ty đã xây thêm một trại sấu rộng 23 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Trong kế hoạch xây dựng trại nuôi sấu mô hình công nghiệp, công ty sẽ đầu tư xây dựng phân xưởng thuộc da và xưởng may, sẽ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Ước mơ về một làng cá sấu quy mô nhỏ phục vụ du lịch tương lai sẽ không còn xa. Giám đốc Dương Đức Hoà cho biết thêm, công ty được CITES (Tổ chức Công ước quốc tế về buôn bán các loài động – thực vật hoang dã) chứng nhận và cấp phép xuất khẩu các sản phẩm từ cá sấu (năm 2002). Do vậy, công ty khuyến khích phát triển nuôi cá sấu trong dân. Nhiều hộ dân quanh trại ở Thủ Đức, Bình Chánh đã đầu tư nuôi từ vài năm nay, giống do công ty cung cấp cá sấu con với giá thấp hơn thị trường và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Khi cá sấu lớn, công ty sẽ mua lại, bảo đảm đầu ra cho người nuôi.

Ngoài ra, để giới thiệu những món ăn đặc sản bổ dưỡng từ cá sấu, nhà hàng “Rừng Xanh” ra đời ngay tại trại sấu Thủ Đức. Ở đây có 30 món đặc sản cá sấu do những đầu bếp chuyên nghiệp từng “thi tài” tại Thái Lan, Lào… đảm trách như: chả giò, nướng, cari, lúc lắc, gỏi, chiên bơ, xốt chanh, xào lăn, lẩu, thịt tươi chấm mù tạt… Khách hàng còn có thể mua sắm những sản phẩm “trăm phần trăm” do cá sấu, “chất lượng… ngoại với giá nội địa”. Đây là một mô hình vừa kinh doanh với giới thiệu sản phẩm để người dân biết đến, và trong tương lai nhu cầu tiêu thụ thịt cá sấu của các nhà hàng, quán ăn cũng không nhỏ.

0