23/05/2018, 15:39

Kĩ pháp chế tác cây cảnh nghệ thuật

Sau khi nắm được một số kiến thức cơ bản đã trình bày ở các bài trên, có thể tiến hành thử các kĩ pháp chế tác. Có thế từ những ý tưởng có sẵn trong dầu, hay nói cách khác là đã có thiết kế rồi đi tìm đá để chế tác hoặc chưa có dự định trong đầu, tuỳ theo vật liệu tại hiện trường mà chế tác. ...

Sau khi nắm được một số kiến thức cơ bản đã trình bày ở các bài trên, có thể tiến hành thử các kĩ pháp chế tác. Có thế từ những ý tưởng có sẵn trong dầu, hay nói cách khác là đã có thiết kế rồi đi tìm đá để chế tác hoặc chưa có dự định trong đầu, tuỳ theo vật liệu tại hiện trường mà chế tác. Chúng ta không nên câu nệ theo cách nào, bởi vì chế tác chậu cảnh non bộ khác với hội họa ở chỗ nó bị chi phối bởi không gian và vật liệu, không thể làm tuỳ ý được. Cho nên phần lớn trường hợp là phải tuỳ theo vật liệu mà chế tác. Như vậy vừa chọn đá phài vừa tưởng tượng, vừa hình thành chủ đề, vừa gia công chế tác, vừa liên tưởng và tưởng tượng cho đến khi tác phẩm hoàn thành.

Chọn đá

Có thể chia làm hai loại lớn là đá mềm và đá cứng.

+ Đá mềm thì dễ gia công, dễ đục đẽo, dễ thấm nước, trồng cây trên đó thuận tiện hơn vì rễ cây có thể hút ẩm dễ dàng. Tuy vậy, nếu đá quá mềm hoặc xốp nhẹ thì nhanh bị phong hoá, làm cho công trình không được bền lâu. Các loại đá mềm như đá vôi, phiến thạch, phấn sa, v.v… và một số loại đá thấm thuý, thạch nhũ.

+ Đá cứng tuy khó gia công đục đẽo hơn nhưng thường có vàn hoặc màu sắc đẹp và ít bị phong hoá hơn, vì thế tác phẩm tạo ra rất bền. Các loại đá cứng là đá hoa cương, quắc dít, thạch anh, v.v… và một số loại đá biến chất hoặc đá mắc ma khác. Một số loại vật liệu khác tuy không phải là đá nhưng về nguyên tắc có thể sử dụng làm non bộ được như san hô, than đá, đá ong, v.v… Dựa vào chủ đề khác nhau mà chọn đá khác nhau, nói chung có thể chọn đá có dáng mảnh mai, thanh thoát, có nhiều nếp nhăn, kì dị (kì thạch), tướng mạo đặc thù, hoặc tú lệ, hoặc thâm thuý. Khi chọn đá, cần xem kì tứ diện để lựa chọn dùng vào việc gì. Như vậy, rõ ràng cần phải có kinh nghiệm và có con mắt nghệ thuật tối thiểu. Những người có kinh nghiệm thường chú ý quan sát hình hài, màu sắc, hoa văn và nghe âm thanh của nó (nghe âm thanh để xem đá có bị gẫy ngầm ở bên trong không). Cuối cùng, xác định chỗ cần cưa cắt, vạch đường cắt rồi sau đó cưa cắt.

Cưa đá

Hiếm có hòn đá nào thoả mãn ngay một non bộ, vì thế cần phải cưa để chọn các đỉnh hoặc núi cho phù hợp với chủ đề non bộ. Với các hòn đá to, khó có thể cưa một bên (một mặt) xuyên qua được mà thường phải cưa 2 bên hoặc 3-4 bên xung quanh hòn đá mới xong. Vì vậy định mạch cưa cho phẳng là rất khó. Thường sau khi chọn được đính của hòn đá rồi, dưới chân cần cưa đi bao nhiêu cm thì người ta đặt hòn đá vào thùng (hoặc chậu) rổi đổ nước vào cho đến khi đúng bằng chiểu cao chân định cưa, sau đó nhắc ra dùng phấn vẽ theo ngấn nước; sau này căn cứ vào vạch phấn mà cưa. Với các hòn đá quá to thì cũng rất khó cưa cho thật bằng, có thể cưa chân núi lõm vào một ít chứ không nên để lồi ra sẽ làm cho núi đứng không vững chắc, rất khó sửa sau này.

Đục đẽo, chạm trổ

Căn cứ vào ý đồ sáng tác, trước tiên cần đục nhẹ, đục nông toàn bộ phác thảo trên núi. Nếu non bộ đặt giữa sân, vườn hoặc giữa phòng họp thì không được có mặt dẹp, mặt xấu mà phải tạo một không gian tứ vi hợp lý. Sau khi đã đục, chạm phác thảo ưng ý thì mới đục chạm chi tiết và khắc họa sâu hơn. Ngọn chính đục trước, ngọn thứ đục sau. Sau khi đã đục, đẽo hình thái tổng thế thì cần gia công thêm để tạo các vân đá hoặc nếp gấp. Những ngọn núi gần cần làm tỉ mỉ, nét khắc nên sâu, những ngọn núi xa thì không nên khắc sâu mà chỉ nên khắc mờ nhạt. Như vậy bức tranh sẽ có chiều sâu, sống động hơn,

Thường những người có tay nghề đục, chạm thành thạo thì cưa đá xong mới đục. Nhiều người chưa đục chạm quen tay lại thường đục xong phác thảo rồi mới cưa. Làm như vậy có lợi là nếu đục không hoàn toàn theo ý muốn thì còn có thể căn cứ nguyên cả khối đá mà tận dụng được. Ví dụ lỡ đục sứt mẻ, làm ngắn ngọn đá định lấy thì có thể cưa lùi xuống, vẫn đảm bảo độ cao của núi.

Với những non bộ đặt giữa sân, vườn hoặc đặt trước tiền sảnh có khi cao 3- 5m, chân đế 2-3m thì khó có tảng đá nào làm được. Lúc này phải thực hiện việc đắp non bộ. Để việc đắp cho nhanh chóng, thuận tiện, bên trong (lõi) dưới chân núi có thế xây bằng gạch, bên ngoài dùng đá đắp vào theo ý muốn của tác giả. Trong núi có thể sắp xếp chùa, tháp ẩn hiện hoặc cầu cống nối liền hai núi; cũng có thể và nên có một ống dẫn nước ngầm ở bên trong, rồi từng thang bậc nhất định cho chảy ra bên ngoài hình thành các thác nước sống động.

Khi đắp những non bộ cao to thì cần chọn cùng một chủng loại đá, hoặc nếu có khác loại thì chí ít tính chất đá phải gần giống nhau, đảm bảo độ cứng tương đồng. Không nên đắp sa thạch (cứng) lẫn phấn sa (mềm), về lâu dài phấn sa sẽ phong hoá trước mà làm mất đi vẻ đẹp của tổng thể tác phẩm.

Sắp xếp trên chậu

Non bộ có thể đặt trên chậu (bể) hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình bầu dục. Nói chung có thể có các cách sắp xếp như sau:

+ Xếp lệch một bên

Ở cách này nhìn chung là trọng tâm cảnh lệch một bên về các mặt như diện tích, thể tích, độ cao đều chiếm ưu thế và chủ đạo. Cách sắp xếp lệch một bên thường được dùng để làm các non bộ có dạng huyền nhai, song phong hoặc cảnh núi sông liền kề (giang hà thức), cảnh núi giáp biển, v.v…

Ngay cả khi chi có một núi (độc phong) thi cũng không nên xếp núi ở giữa chậu, mà nên lệch sang phải hoặc sang trái một chút. Song cũng không nên đặt sát mép chậu (với chậu tròn lại càng chú ý điều này) dễ gây cảm giác mất trọng tâm, không ổn định.

+ Xếp tam giác lệch (mặt bằng)

Nhìn mặt bằng của chậu thì 3 cụm núi nối thành một hình tam giác có các cạnh không bằng nhau. Người Trung Quốc gọi xếp theo kiểu này là kiểu khai hợp, khai là mở rộng ra, hợp là cụm lại. Cách xếp này so với cách xếp lệch một bên ở trên thì có thêm một lớp nữa, tức là có thêm cảnh xa, thấp ở phía sau. Cách xếp này có cả cận cảnh, trung cảnh và viền cảnh trên một chậu, nếu làm đúng tỉ lệ thì sẽ đạt được sự phong phú, tự nhiên.

+ Xếp tự do, linh hoạt

Cách xếp này có thể tạo ra cảnh sơn thanh thuỷ tú với nhiều hình hài đa dạng. Yêu cầu là núi thì phân tán nhưng không lộn xộn, vẫn phải có chủ thứ, nặng, nhẹ, cao thấp, v.v… với tiết tấu hài hoà. Kiểu sắp xếp này thường thích hợp để diễn tả cảnh sông hổ, sông núi liền kề, hoặc đảo trên sông, biển, v.v…

Ngoài ra còn có thể có rất nhiều cách sắp xếp với các tên gọi khác nhau, song dù cách nào thì yêu cầu chung vẫn phải đạt được là có tiết tấu, tầng thứ mà không lộn xộn.

Sau khi xác định vị trí của núi chủ, núi thứ, có khi chân núi chưa đẹp thì cần xếp chân sao cho có tầng thứ, cho đẹp. Vị trí xếp các hòn phụ làm chân nên hợp lý, nếu xếp chúng gần theo một hướng thẳng thì sẽ thiếu cảm mĩ.

Nếu có 3 hòn thì xếp hòn nhỡtrơổc hòn lớn lệch sang phái hoặc sang trái một ít khiến 2 hòn có bộ phận trùng lặp vào nhau; hòn nhỏ xếp vào phía trước giừa 2 hòn to và hòn nhỡ, che lấp một bộ phận chân của 2 hòn sau.

Gắn kết đá và cố định non bộ

Để tạo thành cảnh, các hòn đá được gắn kết với nhau bằng đóng đinh, buộc dây thép hoặc bằng xi măng, keo dính. Điều cần chú ý là không được đế lộ sự can thiệp của con người, phải làm sao cho thật tự nhiên, không để lộ dây thép buộc, đinh, các mạch gắn bằng xi măng hoặc bằng keo; đạt được mong muốn là tuy nhân tạo mà như thiên thành.

Những cột đá dài thì có thể đặt nằm ngang gắn chúng lại với nhau rồi dựng đứng sau. Cần xếp thử trước nhất là những non bộ loại lớn, xếp thử thấy ưng ý rồi thì mới gắn kết chắc vào nhau và gắn chắc vào chậu. Sau khi gắn kết, cần dùng bàn chải sắt để chải nhằm xoá các mạch xi măng hoặc mạch keo gắn giữa chúng, đồng thời để làm cho giữa các hòn đá tương đối giống nhau và để tạo vết hằn sâu trên đá khi cần thiết (với loại đá mềm). Một cách sắp xếp chân núiMột cách sắp xếp chân núi

Trồng cây và gắn vật trang trí

trên non bộ nên là những cây lá nhỏ như Bỏng nổ, cần thăng, Sơn liễu, Sam núi, v.v… Những cây chịu hạn, chịu cắt tỉa và lại chịu bóng thì càng tốt; nhũng đã định hình (bongai) thấp bé lại càng đẹp.

Đối với trong các hốc đá hoặc giữa các khe núi thì trồng xong nện chặt đất, cần thiết có thể phủ lớp rêu lên trên để giữ ẩm và làm đẹp thêm vách núi.

Các phối kiện (vật trang trí) như chùa tháp, cầu, thuyền, người, ngựa … có thể tuỳ theo chủ đề mà xếp đặt cho hợp lý. Các vật trang trí này nên nhỏ và phải đảm báo lỉ lộ hài hoà như trên đã nói, cần ít mà tinh (đúng cánh), nhỏ mà đẹp, diễn ta được chủ đề muốn nói.

Theo kinh nghiệm của một số người làm chậu cảnh Trung Quốc thì những điều sau đây nên tránh khi chế tác non bộ:

+ Chủ, thứ không phân minh.

+ Tỉ lệ không cân đối

+ Xa gần không rõ rệt.

+ Chỉ có lộ (rõ rệt) mà không có tàng (ẩn dấu).

+ Núi mà không có cây cỏ.

+ Núi không có chân, nước không uốn khúc.

+ Đường không có xuất, không có nhập.

Chăm sóc, bảo quản non bộ

Chăm sóc non bộ về cơ bàn tương tự như chăm sóc chậu cảnh cây xanh. Ngoài việc tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và cắt sửa khống chế hình dạng cho cây xanh trên non bộ, cần định kì rửa chậu để làm tăng hiệu quả thưởng thức. Bởi vì do để lâu ngày, bụi bẩn hoặc đất trên hốc cây trồng rơi xuống làm cho đáy chậu xấu, làm giảm đi tính thẩm mĩ.

Về tưới nước cho cây trồng trên non bộ, cần tưới nhẹ, cho nên những cây hè nắng nóng cần tưới nhiều lần; ngoài ra cũng cần phun nước giữ ấm cho rêu trên non bộ.

Do đất trồng cây trên non bộ ít nên cần định kì bón phân 2-3 tháng/lần và hàng năm có thể thay đất.

0