09/06/2018, 22:44

Không khí quanh trái đất có bao giờ bị 'thổi' đi không? - Câu hỏi hay

Xung quanh trái đất có một lớp không khí bao bọc, nhưng tại sao khi hành tinh này chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục của nó thì lớp không khí không bị "văng ra" hoặc bị "thổi" đi? Cái gì giữ lớp không khí tiếp tục bao quanh trái đất? (Nguyễn Cao Vân) ...

Xung quanh trái đất có một lớp không khí bao bọc, nhưng tại sao khi hành tinh này chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục của nó thì lớp không khí không bị "văng ra" hoặc bị "thổi" đi? Cái gì giữ lớp không khí tiếp tục bao quanh trái đất? (Nguyễn Cao Vân)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Mấy bạn ở trên đều trả lời sai hết rồi, không khí tuy bị lực hấp dẫn của Trái Đất giữ lại, tuy nhiên, chất khí thì liên kết phân tử rất lỏng lẻo, cho nên tầng khí quyển rất dễ bị tổn thương nếu có "va chạm", đặc biệt là gió mặt trời (các bạn có thể wiki gió mặt trời là gì, đuôi của sao chổi chính là do gió mặt trời thổi bay các lớp vật chất bên ngoài của thiên thạch). Trái đất còn một lớp nữa bảo vệ không khí, đó là từ quyển, hay còn gọi là từ trường bao quanh trái đất (từ trường này làm cho kim nam châm luôn chỉ về một hướng), từ trường này làm chuyển hướng gió mặt trời, bảo vệ lớp không khí khỏi bị "thổi" bay. Nên nếu có so sánh trái đất như cơ thể thì lớp không khí là lớp da, còn từ trường bao quanh trái đất mời chính là cái áo. Có một giả thuyết nghiên cứu cho rằng trước đây trên sao hoả cũng có một lớp không khí dày như trái đất, nhưng vì một lý do nào đó mà hành tinh này bị mất từ trường, nên gió mặt trời đã thổi đi hầu hết không khí trên đó. - (Trí Nguyễn)

Lực hấp dẫn trái đất là cái đã giữ không khí ở lại. Cảm ơn cái lực "diệu kỳ " này - (Mr bean)

Ai cũng cho rằng không khí có trọng lượng nên không bay đi là do lực hấp dẫn, nhưng thực ra không khí giống như quần áo của Trái Đất vậy. Trái Đất cũng như một cơ thể sống nên phải giữ quần áo vì e thẹn. - (Nguyễn Duy Trí)

khí quyển trái đất có 4 tầng:
- tầng đối lưu: chứa không khí (thành phần chính là nito và oxi) từ tầng này trở xuống là nơi con ng có thể sống đuọc
- tầng bình lưu: không khí bắt đầu loãng hơn, ở đây có "tầng ozone" (như mọi người thường gọi, thực tế là 1 lớp) tập trung 1 lượng lớn ozone, có tác dụng hấp thu các tia tử ngoại...
- Tầng trung gian: chủ yếu là hơi nước
- Tầng ion: ko còn các phân tử khí nữa mà chỉ là các ion đơn lẻ, có điện tích
Ngoài ra còn có tầng ngoại quyển nhưng biên giới của nó với vũ trụ là không rõ ràng.
sự phân bố các hạt, phân tử như vậy cũng là do độ nặng, kích thước của chúng, chứng tỏ lực hút của trái đất đóng 1 vai trò lớn. Tầng ozone đóng vai trò quan trọng tạo lớp vỏ bọc giúp trái đất không bị "gió mặt trời" ảnh hưởng quá nhiều.
tốc độ di chuyển của Trái Đất cũng là 1 phần nguyên nhân. Các bạn có thể thấy sao chổi đi nhanh thế nào và nó bị đốt cháy ra sao, nó cũng ko có lớp ozone bảo vệ nên khi bay gần đến mặt trời thì 1 lượng lớn các khí và băng bị đốt cháy tạo đuôi hướng ra khỏi mặt trời
Không khí ở Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn di chuyển, lại 1 lần nữa tầng bình lưu giữ không khí lại. Trong tất cả chỉ có tầng bình lưu là không khí di chuyển ngang, do đó gió từ nơi áp cao thổi về nơi áp thấp, bay lên cao rồi bay ngang, sau đó bay xuống nơi có áp cao.

P/S: tầng ion (ngoại quyển) luôn trao đổi ion với vũ trụ, cho nên Trái Đất không bao giờ là 1 hệ kín hoàn toàn (thiên thạch, sao băng ... - (nguyenhuudanh9999)

Lực hấp dẫn. Lượng khí quanh mỗi hành tinh phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng hành tinh đó. Nếu khối lượng nhỏ thì nó không đủ sức giữ bầu khí quyển, ví như sao Thủy. Nếu khối lượng lớn hơn thì lượng khí sẽ rất dày, dày và áp suất khí quyển cực kỳ cao, như Sao Mộc, Sao Thổ.

Bầu khí quyển của Trái Đất vẫn bị khuếch tán theo thời gian, nhưng tốc độ rất chậm và bạn có thể yên tâm rằng hàng tỷ năm nữa vẫn không hết không khí được. - (Nguyễn Minh Đức)

Có chứ bạn, nhưng chưa phải lúc này ! - (Sách Minh Thư)

Khí quyển được giữ lại bằng lực hấp dẫn và lực hướng tâm của Trái đất - (Bac hoc dau to)

Khí quyển trái đất không bị mất đi trong quấ trình trái đất chuyển động là do lực hấp dẫn của trái đất. Tất cả các vật chất không được chôn chặt vào trái đất (kể cả con người) không bị văng ra khỏi trái đất cũng nhờ có lực hấp dẫn. - (Dzư)

Tới giờ chỉ có mỗi Trí Nguyễn là trả lời đúng. Những ai cho rằng lực hấp dẫn giữ bầu khí quyền đều là xuất phát từ cảm tính, suy luận không dựa trên cơ sở khoa học.
Đúng là lực hấp dẫn tạo nên bầu khí quyền, nhưng duy trì được khí quyển lại là chuyện khác. Gió mặt trời là yếu tố đe dọa bầu khí quyển. Sao Kim (Venus) không có khí quyển, sao Hỏa (Mars) có khí quyển mỏng... là do gió mặt trời thổi mất. Ngược lại, các hành tinh khí như sao Thổ (Saturn), sao Mỗ (Jupiter)... ở xa mặt trời thì không bị ảnh hưởng mấy.
Sở dĩ trái đất duy trì được khí quyển là nhờ có từ trường. Từ trường trái đất sinh ra do sự quay của lõi kim loại của trái đất. Sao Hỏa từng có từ trường, nhưng do lõi sao Hỏa nguội đi, không quay được nữa, nên mất đi từ trường.
Sau vài tỷ năm nữa, lõi trái đất nguội dần, lõi không còn quay nữa và từ trường yếu đi thì trái đất cũng sẽ mất khí quyển. - (Tony)

Nếu không có từ trường bảo vệ Trái đất thì gió Mặt trời sẽ thổi khí quyển của Trái đất và Trái đất sẽ khô lạnh và sự sống dẽ lụi tàn. Từ trường Trái là đất tấm khiến bảo vệ bầu khí quyển và sự sống trên Trái đất. Bao giờ phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lóng Trái đất còn hoạt động thì núi lửa còn phun trào, động đất còn diễn ra..,. từ trường TRái đất còn tồn tại để bảo vệ sự sống... Nếu không có từ trường TRái đất chỉ là hành tinh chết. Sự sống của một hành tinh phụ thuộc vào nhân của nó. - (Tran Xuan Xanh)

Tai sao khong tao ra khi oxy tren cac hanh tinh khac nhi? - (Tuan Anh)

nếu nó bay đi được thì có rất nhiều người nhẩy cầu sẽ may mắn sống sót vì khi họ vưa rời cầu thì dòng sông đã rơi đi chỗ khác. - (ômhang ha)

Nhưng lực hấp dẫn là chưa đủ, bầu khí quyển trên trái đất có thể bị bão mặt trời thổi bay đi. Nhưng kỳ diệu là trái đất có từ trường bao bọc và cho đến thời điểm hiện tại thì chúng chỉ mới gây ra 1 số sự cố cho mạng điện của 1 số thành phố trên thế giới. Nhưng sau này, nếu 1 cơn bão từ khủng khiếp đến từ mặt trời, từ trường trái đất không bảo vệ nổi, mọi thứ sẽ chấm hết! - (tranle)

Bầu khí quyển (chứa không khí) được giữ lại bên trên bề mặt trái đất nhờ lực hấp dẫn của chính trái đất.
Tuy nhiên gió mặt trời có thể thổi nó bay đi sạch sẽ bất cứ lúc nào (như sao hỏa chẳng hạn).
Tuy nhiên bầu khí quyển ít bị gió mặt trời thổi đi vì từ trường của trái đất đã làm chệch hướng gió mặt trời (gió mặt trời mang nhiều tia nên có hiện tượng cực quang ở 2 từ cực địa lý trái đất). - (Thanh Sơn)

Theo những gì em còn nhớ ở vật lý lớp 12, lực hấp dẫn luôn xuất hiện giữa 2 hay nhiều vật thể (kể cả giữa 2 hat bụi nhưng chúng vô cùng bé) nó tỉ lệ thuận khối lượng và tỉ lệ nghịch khoảng cách. Vì không khí quá gần trái đất và trái đất cũng đủ lớn nên để đủ sức giữ kịt không khí lại, như mặt trăng bé hơn trái đất nhiều lần nên giữ được rất ít không khí. Trong khi đó mặt trời to hơn rất nhiều nhưng nó quá xa nên chỉ đủ tác động lực hấp dẫn với những vật thể đủ lớn như trái đất và các hành tinh khác, mà không "cướp" được những vật chất nhỏ như không khí của trái đất.
Ngoài ra, do trong không gian vũ trụ không có vật chất nên không khí của trái đất sẽ không có sự bào mòn mạnh như sao băng bay vào bầu khí quyển, vì vậy lớp không khí gần như không bị "văng ra" và cũng không có đủ vật chất ngoài không gian để tạo gió "thổi" bay không khí của trái đất. - (AndyAy)

Câu hỏi : ngoài vũ trụ là khoảng chân không tuyệt đối hay chứa đầy vật chất hạ nguyên tử. Với sự tồn tại của các hạt proton bay trong vũ trụ va chạm vào vỏ tầu Vũ trụ di chuyển với tốc độ gần tốc độ ánh sáng sẽ sinh ra nhiệt độ là bao nhiêu? hàng tỷ độ C vỏ tầu Vũ trụ có chịu nổi sự va chạm và nhiệt độ trên?
Tầu vũ trụ vượt tốc độ ánh sáng là ảo tưởng hay thành hiên thực? - (Tran Xuan Xanh)

Chính xác là do trọng lực. Trái đất có bầu khí quyển là do Trái đất sinh ra các khí đủ nặng (Oxi, CO2, ...) để lực hấp dẫn của Trái đất giữ nó lại. Các hành tinh khác cũng có khí mà đa số là H và He (quá nhẹ) nên bị "thổi bay" đi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Trái Đất có sự sống. Nói chung nó là một sự may mắm đến khó tin của tạo hóa. - (Minh Tri Nguyen)

có ,có không khí trái đất bị thổi đi liên tục ,những lúc gió không khí va chạm vào tôi nghe Mát ,nhưng rồi không khí nơi khác lại ùa vào lấp khoảng trống đó ,và trọng lực giữ nó lại nếu không nó cũng thích Du Hành Vũ trụ và Muôn loài chúng Ta cũng Ngáp luôn ! - (xuandung335)

Theo mình nghĩ là do lực hấp dẫn. Nhưng mà do phân tử trong chất khí rất linh động nên không tránh khỏi thất thoát ra vũ trụ. Mặt trăng không có khí quyển cũng vì lực hấp dẫn quá yếu đấy thôi. Còn từ trường Trái Đất mình nghĩ không đóng vai trò gì cả. Nếu khí quyển làm từ bụi sắt thì may ra, chứ độ từ thẩm của không khí cực nhỏ, mà theo mình nhớ thì nó là chất phản từ nữa chứ, tức là sẽ bị từ trường đẩy, chứ không phải hút. - (Khoa)

không. Vì nếu bị thổi đi, bạn sẽ không có không khí để thở và sẽ bị chết trước khi đưa ra thắc mắc này. - (Lê Trí)

Ngoài lực hấp dẫn, còn có nguyên nhân cái sinh ra nó "không khí" liên tục, thường xuyên, đó là cây cối, vật chất trên trái đất. - (hainguyenvietnam)

Không đủ nhanh để văng ra chăng ??? Hà hà - (Nguyễn Vũ Hải)

Là lực hấp dẫn đó bạn! Chính lực này tạo nên các ngôi sao cũng như các hành tinh, và cũng chính nó khiến các hành tinh xoay xung quanh ngôi sao chủ! Tuy nhiên, khác với lực hấp dẫn đã tạo nên các vì sao và các hành tinh, lực hấp dẫn khiến cho không khí được giữ lại trên bề mặt trái đất là lực hấp dẫn mà trái đất tác động nên chính bản thân của nó (tất cả các vì sao, các hành tinh trong vũ trụ đều có lực này) mà chúng ta gọi là trọng lực. Thân! - (Đạo Dư)

Vì không khí yêu trái đất nên không muốn chia lìa ấy mà.. - (Luis Edi Vinh)

Có bạn ah, nhưng nó không bao giờ bị thổi đi quá xa, chỉ loanh quanh trong bầu khí quyển thôi (^_^) - (Anh Tuan)

do không khí yêu thương con người và động thực vật trên hành tin chúng ta nên nó không muốn rời xa. - (haunhnn)

no van phat tan nhung con lau moi het. cu yen tam ma cop tien de danh - (Tran duy quang)

vì ko có nước , nếu có nước thì các nhà khoa học đã phóng tàu để cấy tảo thực vật tạo ôxy cho các chu trình vài trăm năm - (loanthienha)

don gian la vi khong khi trong bau khi quyen cua ta co khoi luong nang hon cac loai khi khoai vu tru, vi vay khi trai dat quay quanh quy dao khong khi khong bi vang ra va chi tao thanh nhung luong gio do su di chuyen cua trai dat ! - (tuan anh)

Lớp khí quyển của Trái Đất sẽ bị thổi bay bởi gió Mặt Trời nếu TĐ không có từ trường, từ trường TĐ làm lệch đường đi của các hạt mang điện tích đến từ MT đẩy chúng ra ngoài không gian (trừ một số ít theo đường sức từ xuống hai cực TĐ gây ra hiện tượng cực quang)

- (Ma Tuan Anh)

mình nghĩ như thế này: câu hỏi có 2 vấn đề. 1 là cái gì làm lớp kk không bị văng ra, đó là nhờ trọng lực. 2 là cái gì làm cho lớp kk không bị thổi đi, đó là nhờ từ trường. nguyên nhân thì các bạn ở trên đã giải thích rồi - (Thạnh Đoàn)

0