Hãy tự hào là cán bộ văn hóa tương lai
(ĐHVH)- Hơn mười năm giảng dạy tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cứ đến ngày 28 tháng 8 hàng năm, tôi và một số đồng nghiệp cứ thử tìm xem có cách “ăn mừng” ngày truyền thống ngành văn hóa thông tin nào của sinh viên trường mình không. Nhưng tìm mãi tôi vẫn chưa thấy. Trong khi đó cứ ...
(ĐHVH)- Hơn mười năm giảng dạy tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cứ đến ngày 28 tháng 8 hàng năm, tôi và một số đồng nghiệp cứ thử tìm xem có cách “ăn mừng” ngày truyền thống ngành văn hóa thông tin nào của sinh viên trường mình không. Nhưng tìm mãi tôi vẫn chưa thấy. Trong khi đó cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi lại thấy sinh viên Đại học Sư phạm rộn rã. Chỉ một bông hoa hay những chú thỏ nhồi bông tặng nhau thôi, tôi thấy sao họ vui và tự hào ngày ấy biết mấy. Ngay cả ngày truyền thống của ngành Y, sinh viên Đại học Y cũng có cách “ăn mừng” rất ý nghĩa, mặc dù họ mới chỉ là người thầy thuốc tương lai. Vậy mà đến ngày 28-8, nhiều sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng còn biết quá ít huống chi là có cách chào mừng.
Sinh viên tự hào Ngày Truyền thống ngành Văn hóa 28/8
Năm nay, ngày này đã thật ý nghĩa hơn ở mái trường thân yêu này khi có một tốp sinh viên đã có cách thể hiện niềm tự hào về ngành văn hóa của mình. Việc nhớ đến ngày truyền thống của ngành không phải là để tổ chức một cách rườm rà, tốn công, tốn phí mà đơn giản thôi, nó là sự tự hào, niềm vui ý nghĩa vì mình cũng sẽ sắp là cán bộ của ngành. Tự hào lắm các sinh viên trường Đại học Văn hóa ạ.
Trong những năm tháng đấu tranh, Đảng ta nhận định, lĩnh vực văn hóa-tư tưởng là một mặt trận quan trọng góp phần thắng lợi vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 25 tháng 2 năm 1943, Hội nghị lần thứ 8 Ban thường vụ Trung Ương Đảng nhận định: “Đảng cần phải có cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc…”. Và sau đó, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Thông tin-tuyên truyền được thành lập, sau đó đổi thành Bộ Tuyên truyền và cổ động (ngày 01 tháng 01 năm 1946). Ngày 28 tháng 8 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của ngành văn hóa - thông tin. Nhắc đến vai trò xung kích của công tác văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”.
Sinh viên Văn hóa xung kích trên mọi mặt trận
Nói như vậy có nghĩa là sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường phải biết vai trò của ngành, biết đến ý nghĩa quan trọng của công việc mà mình sắp gắn bó. Vì chỉ có niềm say mê, yêu nghề, chúng ta mới làm tốt được mọi công việc. Có thể vẫn còn các bạn sinh viên chưa hiểu được rõ về công việc của mình sau này khi ra trường, nhưng hãy yên tâm, bằng niềm tin vào bản thân và tin vào con đường mà mình đã lựa chọn, các bạn sẽ tự có cách để tìm được câu trả lời.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang chuẩn bị bước sang tuổi 55, trong nhiều năm ấy, trường vẫn luôn khẳng định là vị thế ngôi trường đứng đầu của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về đào tạo cử nhân văn hóa. Tại sao vậy? Một trong những lý do đó là các sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội ra trường phần lớn đều khẳng định được vai trò của mình trên nhiều vị trí công tác. Nhiều thế hệ các anh chị đã trưởng thành giờ đang giữ những chức vị quan trọng trong các tổ chức của Việt Nam. Đó là các giám đốc, phó giám đốc Sở Văn hóa; các giám đốc phó giám đốc trung tâm văn hóa tỉnh, quận huyện; các giám đốc, phó giám đốc các thư viện tỉnh. Đó là Phó Bí thư tỉnh Đoàn hay là các giám đốc các công ty xuất bản sách, các công ty tổ chức sự kiện...Nhiều lắm. Và cũng rất nhiều các nghệ sỹ, ca sỹ giờ đang đóng góp rất nhiều công sức cho nghệ thuật nước nhà. Các anh chị em đang công tác ở mọi vị trí khác nhau như Văn phòng quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Sở Nội vụ, các tổ chức xã hội, các tập đoàn kinh tế lớn... Tự hào lắm chứ!
Không có con đường nào trải sẵn hoa hồng. Để đạt được những thành công ấy, các thế hệ đi trước cũng đã phải cố gắng nỗ lực rất nhiều, cũng bắt đầu từ mái trường Văn hóa này như các em sinh viên hiện nay. Bằng sự cố gắng nỗ lực, tình yêu nghề các em sẽ trưởng thành trong nay mai. Yêu nghề, trước tiên hãy yêu mái trường của mình. Ngoài việc học tập và rèn luyện tốt, sinh viên chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc rất cụ thể và đơn giản đó là:
- Hãy đeo thẻ sinh viên đến trường để tự hào vì mình là sinh viên.
- Hãy để rác đúng nơi quy định, tạo nên môi trường học tập sạch đẹp để thấy trường chúng ta đẹp như thế nào.
- Hãy biết cách bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường bằng những việc rất nhỏ như không viết lên bàn ghế, tường, hay biết cách sử dụng vòi nước rửa tay trong nhà vệ sinh thôi cũng đã góp phần tiết kiệm cho nhà trường bao nhiêu chi phí không cần thiết.
Và có muôn vàn hành động nhỏ - ý nghĩa lớn.
Vậy nhé, chỉ đơn giản thôi, chúng ta đã chứng minh được mình yêu trường như thế nào. Từ tình yêu trường, yêu nghề, chúng ta mới có được những niềm vui, hạnh phúc thực sự với tuổi đời sinh viên và với bất cứ vị trí công tác nào sau này.
Bài và ảnh: TTTN
Admin 5
hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip